4. Đóng góp mới của luận văn
2.2.1. Nghiên cứu hiện trạng các loài cây quý hiếm trong khu bảo tồn
+ Danh lục và dạng sống của các loài thực vật quý hiếm tại khu bảo tồn + Tần suất xuất hiện của các loài cây quý hiếm
Để biết được loài cây xuất hiện nhiều hay ít, tôi đưa ra 3 mức khác nhau để đánh giá số lượng xuất hiện của loài cây: xuất hiện nhiều > 66%, xuất hiện trung bình >33- 66%, xuất hiện ít <33%.
+ Đa dạng bậc phân loại
+ Mức độ nguy cấp của các loài cây quý hiếm
+ Phân bố các loài cây quý hiếm theo tuyến, trạng thái rừng, độ cao + Khả năng tái sinh của các loài cây quý hiếm
2.2.2. Sự hiểu biết, tác động của con người và vật nuôi nên khu vực nghiên cứu 2.2.3. Nguyên nhân gây suy thoái ĐDSH tại khu vực nghiên cứu.
2.2.4. Đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển và bảo tồn các loài thực vật quý hiếm
2.3. Phƣơng pháp nghiên cứu
2.3.1. Công tác chuẩn bị
Để quá trình điều tra được thuận lợi tôi tiến hành chuẩn bị các nội dung sau:
Thu thập tài liệu, bản đồ khu vực nghiên cứu.
Chuẩn bị bảng biểu, dụng cụ, trang thiết bị cần thiết phục vụ điều tra, và xử lý mẫu: máy ảnh, thước đo, kẹp tiêu bản, giấy báo, cồn, túi nilon, etiket...
2.3.2. Phương pháp tiếp cận
Tìm hiểu, sưu tầm các thông tin, tài liệu có liên quan đến thảm thực vật, hệ thực vật đã có trong Khu bảo tồn thông qua các cá nhân và tổ chức (Chi cục kiểm lâm, Ban quản lý Khu bảo tồn, các cán bộ đã tham gia xây dựng Khu bảo tồn, người dân nhất là các cán bộ lâm nghiệp chuyên trách tại địa phương thuộc Khu bảo tồn…). Thực hiện điều tra thực địa để thu thập số liệu thực tế. Trên cơ sở các thong tin thu thập được, đánh giá hiện trạng thảm thực vật và tính đa dạng về thực vật tại Khu bảo tồn.
2.3.3. Phương pháp kế thừa tài liệu
Sử dụng phương pháp kế thừa: Thu thập, tổng hợp và phân tích tất cả các tài liệu có liên quan đến các nội dung nghiên cứu ĐDSH thực vật của Khu bảo tồn như:
Bản đồ hiện trạng, bản đồ phân bố của một số loài quý hiếm…
Các báo kết quả của các Dự án đầu tư, công trình nghiên cứu có liên quan khác tại Khu bảo tồn…
2.3.4. Phương pháp điều tra
* Phỏng vấn người dân
Để đánh giá và tìm hiểu sự hiểu biết và sử dụng các loài thực vật trong khu vực nghiên cứu, chúng tôi tiến hành chọn 40 đối tượng phỏng vấn. Tôi sử dụng công cụ RRA để đánh giá, những người được phỏng vấn gồm những người đã từng khai thác, sử dụng các loài thực vật trong khu vực để sử dụng, trao đổi và mua bán. Những người am hiểu các loài cây tại khu vực như các cụ già, các thầy thuốc, cán bộ Kiểm lâm trong khu bảo tồn,...Điều tra trong dân theo mẫu biểu thống nhất, khi phỏng vấn cho người dân xem cụ thể mẫu loài cây để thu thập các thông tin về giá trị sử dụng, phân bố...Theo bộ câu hỏi phỏng vấn (Phụ lục 1).
Thu thập số liệu ngoài thực địa được thực hiện theo phương pháp điều tra theo tuyến và ô tiêu chuẩn.
Tuyến điều tra: điều tra 7 tuyến, được thiết lập dựa trên các thông tin về thảm thực vật trong Khu bảo tồn (bản đồ hiện trạng rừng, bản đồ quy hoạch các phân khu chức năng), các thông tin từ Ban quản lý, cán bộ chuyên môn của Khu bảo tồn, người dân địa phương… Các tuyến điều tra đi qua tất cả các trạng thái rừng, các địa hình, đai độ cao, các trạng thái rừng bị phá hủy hay suy thái do tác động của con người. Các tuyến điều tra đã đi qua các điểm sau: Bình Trai - Đầu Cáp, Tam Sao, Lũng Lì, Nặm Thúng, Nặm Phiêng, Lũng Trang, Khuổi Nịa.
Ô tiêu chuẩn: tiến hành lập 31 OTC, ô tiêu chuẩn được bố trí dọc theo hai bên tuyến điều tra. Diện tích ô tiêu chuẩn là 1.000m2 (20mx50m). Trong ô tiêu chuẩn phân chia thành các ô dạng bản có kích thước là 25m2
(5mx5m). Ô dạng bản được bố trí ở 4 góc và hai đường chéo của ô tiêu chuẩn.
* Thu thập số liệu:
- Thu thập số liệu nghiên cứu về thành phần thực vật: Dọc theo tuyến điều tra, ghi chép tất cả các loài xuất hiện ở hai bên tuyến trong phạm vi 10m (đối với các loài cây gỗ), 4m (đối với các loài cây bụi, dây leo) và 1m đối với các loài thân thảo hay thực vật dưới tán. Các số liệu cần điều tra trên tuyến được thu thập theo mẫu biểu 01 (Phụ lục 2).
* Điều tra theo phương pháp lập ô tiêu chuẩn
Điều tra trên các ô tiêu chuẩn điển hình để xác định về tính đa dạng của thực vật nhất là đối với điều tra mật độ loài, mức độ thường gặp,...mà trong điều tra theo tuyến không thể hiện được các chỉ tiêu này.
Các OTC có diện tích 1.000m2 (20mx50m) chiều dài trải theo đường đồng mức của địa hình, OTC được chọn ngẫu nhiên và đại diện cho các khu vực khác nhau trong phạm vi nghiên cứu. Tại những nơi địa hình dốc, khó khăn trong chọn và điều tra tiến hành lập các OTC có diện tích nhỏ hơn (có thể 200 - 500m2) có cùng độ cao, gần nhau và lấy ngẫu nhiên có thể thay thế cho ô có diện tích lớn. Mỗi trạng thái rừng lập 1 đến 2 OTC sao cho có tính chất đại diện cho trạng thái. Trong OTC tiến hành điều tra các loài thực vật và lớp cây bụi thảm tươi nhằm tìm hiểu
được trạng thái mà các loài thực vật quý hiếm sinh sống. Khi điều tra chú ý trọng tâm là các loài thực vật quý hiếm.
* Phân chia trạng thái rừng theo Loeschau (1963)
- Nhóm I: Là nhóm chưa có rừng. Đây là nhóm không có rừng hoặc hiện tại chưa thành rừng, chỉ có cỏ, cây bụi hoặc thân gỗ, tre nứa mọc rải rác, có độ che phủ dưới 30%. Tùy theo hiện trạng mà nhóm này được chia thành: Kiểu IA, IB, IC
- Nhóm II: Rừng phục hồi cây tiên phong có đường kính nhỏ. Dựa vào hiện trạng và nguồn gốc nhóm này chia thành: Kiểu IIA, IIB
- Nhóm III: Kiểu rừng thứ sinh đã bị tác động. Bao gồm các quần thụ rừng bị khai thác bởi con người ở nhiều mức độ khác nhau khiến cho kết cấu rừng bị thay đổi. Trong nhóm bao gồm các kiểu: IIIA1, IIIA1, IIIA3
* Điều tra tầng cây cao
Trong các ÔTC mô tả các chỉ tiêu: Vị trí, độ dốc, độ cao, hướng phơi, xác định tên loài cây, các chỉ tiêu sinh trưởng.
- Đường kính ngang ngực (D1.3, cm) theo 2 hướng lấy trị số bình quân.
- Chiều cao vút ngọn (Hvn, m) của cây rừng được xác định từ gốc tới đỉnh sinh trưởng của cây.
Các chỉ tiêu điều tra tầng cây cao được thể hiện tại mẫu biểu 02 (Phụ lục 2). * Điều tra cây tái sinh
Đo đếm cây tái sinh nhằm mục đích đánh giá diễn biến tự nhiên của rừng. Trong tương lai, cây tái sinh được đo đếm trong các ô dạng bản (ODB) với số lượng 5 ODB trên một ô tiêu chuẩn (OTC). 4 ô bốn góc 1 ô ở giữa, diện tích mỗi ô 25m2 (5mx5m). Khi điều tra chú ý trọng tâm là các loài thực vật quý hiếm. Thống kê tất cả các cây tái sinh vào phiếu điều tra theo Mẫu biểu 03 (Phụ lục 2).
* Điều tra tầng cây bụi, thảm tươi và dây leo
+ Cây bụi: Theo các chỉ tiêu tên loài chủ yếu, số lượng khóm (bụi), chiều cao bình quân, độ che phủ trung bình của các loài cây bụi trên ODB.
+ Điều tra thảm tươi: Theo các chỉ tiêu loài chủ yếu, chiều cao bình quân, độ che phủ bình quân và tình hình sinh trưởng của thảm tươi trên ODB. Để xác định
độ che phủ của thảm tươi đề tài sử dụng thước dây đo theo đường chéo của ODB, đo từng đường chéo 1 và xác định những đoạn trên thước dây bị tán cây bụi hay thảm tươi che kín, chia đoạn này cho tổng độ dài đường chéo để tính độ che phủ. Cộng kết quả của 2 lần đo trên 2 đường chéo chia trung bình được độ che phủ của ODB. Thống kê tất cả các chỉ tiêu về cây bụi, thảm tươi và dây leo vào phiếu điều tra theo Mẫu biểu 04 (Phụ lục 2).
* Phương pháp thu hái xử lý mẫu:
Việc thu mẫu là nhiệm vụ quan trọng làm cơ sở để xác định tên loài, taxon và xây dựng bảng danh lục thực vật chính xác, đầy đủ.
Thu hái mẫu: Dùng túi nylon lớn để đựng mẫu, dùng cồn để bảo quản mẫu vật được lâu. Dùng bút chì ghi nhãn trước khi gắn vào mẫu, sổ tay ghi đầy đủ các đặc điểm loài cây, bao lô, kẹp tiêu bản. Mẫu thu thập phải chọn các mẫu điển hình (nên có đầy đủ hoa, quả) mỗi loài thu từ 4-6 mẫu.
* Đánh giá tác động của con người và vật nuôi đến hệ thực vật khu vực nghiên cứu
Để đánh giá được sự tác động của con người và vật nuôi như thế nào và ở mức độ ra sao đối với hệ thực vật khu vực nghiên cứu, ta cần tiến hành các bước cơ bản như sau:
- Trên các tuyến điều tra các loài thực vật quý hiếm, cứ khoảng 500m ta tiến hành lập một OTC với diện tích 400m2 để đo đếm liệt kê các tác động của con người và vật nuôi lên hệ thực vật trong khu vực nghiên cứu. Sau đó tiến hành quan sát, đo đếm, đánh giá sơ bộ các biểu hiện thể hiện sự tác động của con người và vật nuôi. Khi điều tra chú ý trọng tâm là các loài thực vật quý hiếm. Cụ thể là:
- Tác động của con người: Cưa, chặt cây, phát, đốt rừng, khai thác các loại gỗ và LSNG khác,...
- Tác động của động vật: Dấu vết động vật ăn lá cây, giẫm đạp, nằm hoặc cọ sát làm hư hỏng hoặc làm chết cây, phân động vật để lại,...
- Ngoài ra ta còn phải ghi lại các đặc điểm khác trong OTC, ngoài các đặc điểm đã được miêu tả nếu có.
Trong mỗi một trường hợp tác động, cần đánh giá mức độ tác động đó đến hệ thực vật trong khu vực nghiên cứu. Mức độ đánh giá tác động được cụ thể hóa theo thang điểm như sau:
Bảng 2.1: Thang điểm đánh giá mức tác động của con ngƣời và động vật
Mức độ tác động Điểm
Không tác động 0
Tác động rất ít/ít >0 - 1
Tác động ở mức trung bình >1 - 2
Tác động nhiều/mạnh/thường xuyên >2 - 3
Kết quả quan sát sự tác động của con người và động vật lên Khu bảo tồn được mô tả chi tiết thông qua Mẫu biểu 06 (Phụ lục 2). Dựa trên các số liệu thu được từ các tuyến đã điều tra được trong Mẫu biểu 06 (Phụ lục 2), đưa ra các nhận xét chung về sự tác động của con người và vật nuôi lên hệ thực vật nơi đây. Qua đó cần có những giải pháp gì để hạn chế các sự tác động đó để bảo vệ và phát triển hệ thực vật hiện nay trong khu vực.
Phân loại dạng sống được xác định theo Raukinier (Thái Văn Trừng, 2001).
2.3.5. Phương pháp xử lý số liệu
- Phương pháp xây dựng bảng danh lục thực vật.
+ Xử lý và trình bầy mẫu: Mẫu thực vật sau khi được xử lý trong phòng thí nghiệm, khâu đính trên giấy Croki và bảo quản trong thùng đựng.
+ Xác định tên khoa học: Các loài cây sau khi được định tên, sắp xếp theo thứ tự phân loại theo các ngành, họ, chi.
+ Kiểm tra lại tên khoa học: Sau khi đã xác định được các loài, tiến hành kiểm tra lại tên khoa học để hạn chế đến mức tối đa sự nhầm lẫn, sai sót. Điều chỉnh lại tên họ, chi, theo hệ thống Brummit (1992) và Luật danh pháp quốc tế về thực vật (Tokyo, 1994), điều chỉnh loài theo danh lục thực vật Việt Nam.
Xây dựng danh lục các loài thực vật quý hiếm có trong khu vực nghiên cứu theo Mẫu biểu 07 (Phụ lục 2).
- Phân chia các loài thực vật thành các dạng sống
Theo Raunkier phân chia thực vật bậc cao thành 5 dạng sống chính:
* Dạng 1: Cây chồi trên mặt đất gồm những cây gỗ có chiều cao từ 3m trở lên. Căn cứ vào chiều cao Raunkier lại chia dạng sống thành các dạng sống nhỏ hơn.
+ Dạng 1.1: Cây chồi trên mặt đất gồm các loài cây gỗ có chiều cao lớn hơn 25(m). + Dạng 1.2: Cây chồi trên mặt đất gồm các loài cây gỗ nhỡ có chiều cao lớn hơn 8 – 25 (m).
+ Dạng 1.3: Cây chồi trên mặt đất gồm các loài cây có chiều cao lớn hơn 3 – 8 (m). + Dạng 1.4: Cây chồi lùn trên mặt đất gồm những cây có chiều cao lớn hơn 0,3 – 3 (m).
+ Dạng 1.5: Dây leo gồm tất cả những loại dây leo hóa gỗ hoặc không hóa gỗ. + Dạng 1.6: Cây phị nước gồm tất cả những loài cây mà trong thân chứa tỷ lệ nước lớn.
+ Dạng 1.7: Cây bì sinh gồm tất cả những loài thực vật sống nhờ trên vỏ cây chủ. + Dạng 1.8: Cây kí sinh và bán kí sinh gồm tất cả các loài thực vật sống kí sinh và bán kí sinh.
* Dạng 2: Cây chồi mặt đất gồm tất cả các loài thực vật sẽ chết khi gặp mùa đông giá lạnh hoặc thời tiết khô lạnh.
* Dạng 3: Cây chồi nửa ẩn gồm tất cả các loài thực vật khi gặp mùa đông giá lạnh hay thời tiết quá khô hạn sẽ bị chết còn lại chồi sát mặt đất.
* Dạng 4: Chồi ẩn gồm tất cả các loài thực vật khi gặp điều kiện sống khắc nghiệt thì chết, chồi nằm hoàn toàn dưới mặt đất.
* Dạng 5: Cây một năm là những cây tái sinh, sinh trưởng phát triển ra hoa kết quả từ một vài tuần cho đến một năm rồi chết.
Cơ sở của phân chia dạng sống là dựa vào chiều cao và khả năng chống chịu của thực vật.
- Xác định mức độ nguy cấp của các loài thực vật quý hiếm: Trên cơ sở căn cứ vào tiêu chuẩn IUCN, Sách Đỏ Việt Nam (2007), Nghị định số 32/2006/NĐ-CP ngày 30/3/2006 của Chính phủ và Cites Việt Nam để lập danh lục mức độ nguy cấp của các loài quý hiếm ở vùng núi đá vôi Khu bảo tồn loài và sinh cảnh Nam Xuân Lạc. Theo Mẫu biểu 07 (Phụ lục 2).
Tên loài cây được xác định theo Phạm Hoàng Hộ (1990, tập I, II, III), tên cây rừng Việt Nam, Danh lục thực vật Việt Nam. Danh lục thực vật được sắp xếp theo ngành, lớp, họ. Trong họ xếp thứ tự ABC theo tên họ, chi và loài.
Các loài quý hiếm được xác định theo “Sách Đỏ Việt Nam, phần II - Thực vật” năm 2007, Danh lục Đỏ IUCN và Nghị định 32/CP/2006.
Chƣơng 3
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1. Hiện trạng các loài thực vật quý hiếm trong Khu bảo tồn
3.1.1. Danh lục và dạng sống của các loài thực vật quý hiếm tại Khu bảo tồn
Với số liệu thu thập được từ các tuyến và các OTC, tôi đã thống kê được 73 loài thực vật quý hiếm tại Khu bảo tồn loài và sinh cảnh Nam Xuân Lạc ở Phụ lục 4.
Để đánh giá được sự đa dạng của các loài thực vật quý hiếm này nhằm đề ra các giải pháp bảo vệ có hiệu quả cao, tôi đã phân chia chúng thành các dạng sống để có thể thấy được các trạng thái mà chúng phân bố. Vì cơ sở của sự phân chia dạng sống là dựa vào chiều cao và khả năng chống chịu của thực vật.
Như chúng ta đã biết trong hệ thực vật thì có nhiều loài thực vật khác nhau, kích thước chiều cao của chúng cũng khác nhau, nhưng để biểu hiện chung cho tất cả các loài thực vật người ta biểu hiện qua phân chia dạng sống.
Dạng sống là biểu hiện tổng hợp kết quả thích ứng lâu dài của các loài thực vật với điều kiện sống, là biểu hiện bên ngoài phản ánh tính thống nhất giữa thực vật với hoàn cảnh sống ở mức độ nhất định, dạng sống nói lên bản chất sinh thái của