Nguyên nhân gây suy thoái ĐDSH tại khu vực nghiên cứu

Một phần của tài liệu nghiên cứu tính đa dạng các loài thực vật quý hiếm tại khu bảo tồn loài và sinh cảnh nam xuân lạc - huyện chợ đồn, tỉnh bắc kạn nhằm đề xuất các biện pháp bảo tồn và phát triển loài (Trang 77)

4. Đóng góp mới của luận văn

3.1.8. Nguyên nhân gây suy thoái ĐDSH tại khu vực nghiên cứu

Khu bảo tồn loài và sinh cảnh Nam Xuân Lạc thực sự tiêu biểu cho rừng kín thường xanh trên núi cao Đông Bắc Việt Nam. Rừng ở đây không những phong phú về hệ động thực vật mà còn có giá trị bảo tồn cao, bởi lưu giữ được nhiều loài động thực vật quý hiếm và thực sự là một kho dự trữ thiên nhiên cần được bảo vệ kịp thời.

Đây cũng là một khu vực có diện tích rừng tập trung khá lớn, đa dạng về các hệ sinh thái và sinh cảnh với điều kiện rừng có giá trị rất lớn về bảo tồn nguoồn gen à nghiên cứu khoa học, đồng thời rất phong phú về các mặt kinh tế.

Mặc dù tại một số khu vực vùng đệm của Khu bảo tồn, rừng đã được quản lý nghiêm ngặt nhưng vẫn bị người dân quanh vùng lén lút chặt rải rác và bị đốt để sản xuất nông nghiệp. Cụ thể:

+ Khai thác gỗ: Nhìn vào hình ảnh ở phần phụ lục 8 và theo số liệu thống kê trên bảng đánh giá sự tác động của con người và vật nuôi đến hệ thực vật rừng trong KBT loài và sinh cảnh Nam Xuân Lạc ta thấy:

- Mức độ khai thác chặt phá các loài cây gỗ là nhiều và thường xuyên, qua thực tế điều tra thì các loài cây quý hiếm như: Đinh vàng, Huỳnh đường còn lại rất ít. Trong tuyến điều tra rất nhiều cây gỗ to bị chặt đổ ngổn ngang trong rừng nhưng

không được sử dụng do bị rỗng lõi hoặc chỉ dùng những chỗ có giá trị còn bỏ lại những chỗ gỗ non, kém chất lượng. Nhìn vào sau mỗi cây gỗ to bị đổ theo sau đó là nhiều loài cây gỗ khác cũng bị ảnh hưởng theo. Với mức độ điểm tổng cộng 1,86 điểm xếp vào mức tác động mạnh nhưng chưa gây thiệt hại lớn.

- Lợi dụng vào việc được khai thác gỗ sử dụng trong gia đình để hợp thức hóa việc khai thác trái phép, trước khi thành lập Khu bảo tồn thì hoạt động khai thác diễn ra mạnh mẽ, họ khai thác các loại gỗ quý có giá trị kinh tế cao gây thiệt hại rất lớn tới tài nguyên rừng. Theo phỏng vấn một số hộ để làm một ngôi nhà hoàn chỉnh cần khoảng 40 m3 gỗ tròn. Trước đây cột kèo xà nhà thường làm bằng các loại gỗ quý như Đinh, Trai, Nghiến, còn ván bưng được xẻ từ cây gỗ lớn như Dổi, De, Chò. Một lượng gỗ lớn được khai thác làm chuồng trâu, chuồng bò, cọn nước. Hiện nay do đã có sự phối kết hợp của các lực lượng liên ngành, tình trạng khai thác vận chuyển lâm sản có giảm, nhưng do lợi nhuận thu được từ việc buôn bán lâm sản rất lớn mà đời sống người dân lại nghèo đói nên sẽ rất khó khăn trong công tác quản lý bảo vệ rừng một cách bền vững. Thời gian khai thác diễn ra quanh năm, nhưng tập trung nhiều vào những lúc nông nhàn.

Việc làm nhà bằng gỗ là một nét văn hoá truyền thống của cộng đồng các dân tộc địa phương, đặc biệt là đồng bào dân tộc Tày. Hiện nay do dân số tăng nhanh, diện tích rừng có thể khai thác gỗ được chủ yếu là trong rừng đặc dụng chính vì vậy nét văn hoá đặc trưng này lại có trở ngại là ảnh hưởng rất lớn tới nguồn tài nguyên rừng của Khu bảo tồn.

- Nhìn vào hình ảnh ở phần phụ lục 8 và bảng 3.11, ta thấy mức độ tác động chung của con người thông qua hoạt động khai thác LSNG cũng đến 1,06 điểm. Khai thác LSNG: Người dân khai thác các loài cây làm lương thực, thực phẩm, dược liệu...mục đích sử dụng chủ yếu làm thực phẩm, phục vụ cuộc sống hàng ngày hoặc để bán trên các chợ địa phương. Hoạt động này được diễn ra mạnh khi có các đợt thu mua của các lái buôn để bán sang Trung Quốc.

- Các loài LSNG được người dân khai thác, sử dụng làm thực phẩm: Ngót rừng, Măng, rau Dớn, hoa Chuối, Bứa, Bò khai, …lượng rau khai thác phục vụ gia

đình không nhiều, chủ yếu là lấy măng. Măng được khai thác vào mùa xuân và mùa hè. Lượng măng vầu thu hái trung bình của một người lớn 5- 10kg/người/ngày (giá bán dao động 8.000-15.000đ/kg). Lượng khai thác măng nứa trung bình 15-20kg/người/ngày (giá bán 5.000- 12.000đ/kg). Vào mùa măng, trong các gia đình người nào có thời gian là đi lấy măng, từ khoảng 9 tuổi là trẻ em đã bắt đầu biết đi lấy măng (trẻ em lấy được khoảng 1-2 kg/người/ngày) và ngày nào cũng đi lấy. Măng khai thác dùng làm thức ăn hằng ngày của người dân và mang ra chợ bán. Hoạt động khai thác măng có ảnh hưởng mạnh tới tài nguyên rừng, với cường độ khai thác như vậy thì khả năng tái sinh của rừng không thể đáp ứng được, gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới khả năng phòng hộ của rừng. Đây là nguồn thực phẩm rất thiết thực đối với người dân ở đây, khi mà thói quen trồng rau trong vườn nhà chưa được phổ biến.

Khai thác cây cảnh: Việc thu các loại cây cảnh có giá trị cao tại Khu bảo tồn vẫn xẩy ra thường xuyên và chưa được giám sát chặt chẽ. Các loài cây cảnh được chú ý tới nhiều nhất phải kể đến là các loài lan, tại khu vực Khu bảo tồn có rất nhiều loài lan quý được người dân khai thác mang bán trên thị trường.

Thu hái cây thuốc: Người dân ở đây có nhiều kinh nghiệm trong việc khai thác, chế biến và sử dụng cây thuốc.

- Phát quang đốt rừng làm nương xảy ra ít chỉ 0,70 điểm, nhưng nó cũng ảnh hưởng rất lớn đến các loài cây dưới tán rừng và cũng ảnh hưởng đến tầng cây tái sinh.

- Săn bắt động vật hoang dã: với truyền thống đồng bào dân tộc trong Khu bảo tồn thường sử dụng các loại vũ khí tự chế và một số loại bẫy để ngăn các loài thú trước sự phá hoại mùa màng của chúng. Các công cụ này được chuyển sang mục đích khác như sử dụng để săn bắt những loài động vật hoang dã trong rừng đem bán cho các quán hàng ăn có nhu cầu tiêu thụ, một phần ít phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng hàng ngày của gia đình. Hiện nay, các hoạt động săn bắt động vật hoang dã đã được kiểm soát thông qua việc vận động người dân thu đổi các loại súng săn, súng tự chế, kiểm tra các tụ điểm buôn bán động vật hoang dã nhưng trong thực tế những hoạt động này vẫn còn tồn tại với các hình thức tinh vi, phức

tạp hơn, khó kiểm soát. Để lý giải cho điều này chúng ta nhận thấy: Do lợi nhuận thu được từ hoạt động này lớn, biện pháp xử lý chưa chặt chẽ và nghiêm minh, người dân chưa có ý thức bảo vệ các loại động vật hoang dã.

- Dấu vết các loài vật nuôi thường gặp phổ biến ở các tuyến đường mòn đi lại trong tuyến điều tra tác động với mức độ 1,16 điểm được xếp vào tác động trung bình. Các loài thường gặp và được chăn thả nhiều là Trâu, Lợn, Dê... Người dân chăn thả tự do, cả xóm chăn thả hằng ngày và rất thường xuyên. Tuyến đi Nặm phiêng gặp nhiều nhất do đường mòn dẫn vào khu vực trại chăn thả do người Dao sinh sống. Phát rừng làm nương rẫy thường gắn liền với hiện tượng cháy rừng, đa số nương rẫy của đồng bào dân tộc địa phương nằm ở chân các dãy núi đá gần khu dân cư thuộc đất của Khu bảo tồn, tuy ở các mức độ khác nhau nhưng còn phổ biến ở tất cả các khu vực có dân cư sinh sống. Đây là một trong những nguyên nhân trực tiếp gây ảnh hưởng lớn đến nguồn tài nguyên rừng của Khu bảo tồn. Khi phát rừng làm rẫy, người dân chưa biết hết được đâu là loài quý hiếm, bị đe dọa. Trong 7 tuyến điều tra thì 3 tuyến đi Nặm phiêng, Lũng lì, Bình trai là chịu tác động của con người nhiều nhất thông qua các hoạt động như chặt cưa cây, khai thác LSNG, đốt phát quang, dấu vật nuôi có điểm lớn hơn rất nhiều so 4 tuyến còn lại.

- Nhìn vào hình ảnh ở phụ lục 8 và bảng 3.11, ta thấy với mức điểm 1,16 tác động trung bình, đây là tập quán truyền thống của đồng bào dân tộc nơi đây, bên cạnh đó do chưa có quy hoạch cụ thể vùng chăn thả cũng là nguyên nhân dẫn đến các hoạt động thả rông gia súc tự do tại khu vực địa phương. Đây là nguyên nhân ảnh hưởng đến khả năng tái sinh của lớp cây con. Số lượng gia súc trong khu vực là rất lớn Mặt khác, đã từ lâu việc thả rông gia súc là việc làm bình thường của người dân nên việc thay đổi thói quen này cần có thời gian dài.

Một phần của tài liệu nghiên cứu tính đa dạng các loài thực vật quý hiếm tại khu bảo tồn loài và sinh cảnh nam xuân lạc - huyện chợ đồn, tỉnh bắc kạn nhằm đề xuất các biện pháp bảo tồn và phát triển loài (Trang 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)