Danh lục và dạng sống của các loài thực vật quý hiếm tại Khu bảo tồn

Một phần của tài liệu nghiên cứu tính đa dạng các loài thực vật quý hiếm tại khu bảo tồn loài và sinh cảnh nam xuân lạc - huyện chợ đồn, tỉnh bắc kạn nhằm đề xuất các biện pháp bảo tồn và phát triển loài (Trang 59)

4. Đóng góp mới của luận văn

3.1.1. Danh lục và dạng sống của các loài thực vật quý hiếm tại Khu bảo tồn

Với số liệu thu thập được từ các tuyến và các OTC, tôi đã thống kê được 73 loài thực vật quý hiếm tại Khu bảo tồn loài và sinh cảnh Nam Xuân Lạc ở Phụ lục 4.

Để đánh giá được sự đa dạng của các loài thực vật quý hiếm này nhằm đề ra các giải pháp bảo vệ có hiệu quả cao, tôi đã phân chia chúng thành các dạng sống để có thể thấy được các trạng thái mà chúng phân bố. Vì cơ sở của sự phân chia dạng sống là dựa vào chiều cao và khả năng chống chịu của thực vật.

Như chúng ta đã biết trong hệ thực vật thì có nhiều loài thực vật khác nhau, kích thước chiều cao của chúng cũng khác nhau, nhưng để biểu hiện chung cho tất cả các loài thực vật người ta biểu hiện qua phân chia dạng sống.

Dạng sống là biểu hiện tổng hợp kết quả thích ứng lâu dài của các loài thực vật với điều kiện sống, là biểu hiện bên ngoài phản ánh tính thống nhất giữa thực vật với hoàn cảnh sống ở mức độ nhất định, dạng sống nói lên bản chất sinh thái của loài. Mỗi hệ sinh thái là tổng hợp tương quan dạng sống của các loài thực vật với nhân tố sinh thái của nơi chúng sống. Dạng sống không phụ thuộc vào mối quan hệ thân thuộc bên trong phân loài, các loài thực vật ở các họ khác nhau có thể biểu hiện chung một dạng sống.

Qua đó, ta có thể thấy rằng cùng loài cây thì cũng có thể tham gia vào nhiều dạng sống khác nhau theo kích thước chiều cao của cây ở thời điểm điều tra đánh giá. Như vậy qua dạng sống các loài cây của một khu vực có thể phản ánh được cấu trúc và trạng thái rừng mà loài cây đó tham gia.

Căn cứ vào bảng số liệu điều tra các loài thực vật quý hiếm tại Khu bảo tồn ta có thể phân chia các loài thực vật quý hiếm thành các dạng sống theo RaunKier qua bảng:

Bảng 3.1: Các dạng sống

Dạng sống 1.1 1.2 1.3 1.4 1.5 1.8 3 4

Số loài (loài) 10 13 6 19 13 7 4 1

Tỉ lệ (%) 13,70 17,81 8,22 26,03 17,81 9,59 5,48 1,37

(Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra)

Hình 3.1: Biểu đồ phổ dạng sống các loài cây quý hiếm

Dựa vào bảng 3.1 và hình 3.1. ta thấy được sự phân bố của các loài cây ở các dạng sống khác nhau.

Trong đó:

Dạng sống 1.1: Cây chồi trên mặt đất gồm các loài cây gỗ có chiều cao lớn hơn 25 (m). Có 10 loài chiếm 13,70%.

Dạng sống 1.2: Cây chồi trên mặt đất gồm các loài cây gỗ nhỡ có chiều cao lớn hơn 8 – 25 (m). Có 13 loài chiếm 17,81%. Đây là dạng sống có số loài phong phú thứ ba.

Dạng sống 1.3: Cây chồi trên mặt đất gồm các loài cây có chiều cao lớn hơn 3 – 8 (m). Có 6 loài chiếm 8,22%.

Dạng sống 1.4: Cây chồi lùn trên mặt đất gồm những cây có chiều cao lớn hơn 0,3 – 3 (m) gồm có 19 loài chiếm 26,03%, đây là dạng sống có số loài thực vật quý hiếm phong phú nhất trong KBT.

Dạng sống 1.5: Dây leo gồm tất cả những loại dây leo hóa gỗ hoặc không hóa gỗ, có 13 loài chiếm 17,81% là dạng sống có số loài phong phú thứ hai.

Dạng sống 1.8: Cây kí sinh và bán kí sinh gồm tất cả các loài thực vật sống kí sinh và bán kí sinh. Có 7 loài chiếm 9,59%.

Cuối cùng là Dạng sống 3: Cây chồi nửa ẩn gồm tất cả các loài thực vật khi gặp mùa đông giá lạnh hay thời tiết quá khô hạn sẽ bị chết còn lại chồi sát mặt đất. Có 4 loài chiếm 5,48%.

Dạng sống 4: Chồi ẩn gồm tất cả các loài thực vật khi gặp điều kiện sống khắc nghiệt thì chết, chồi nằm hoàn toàn dưới mặt đất. Có 1 loài chiếm 1,37%.

Từ những kết quả trên ta có thể thấy rằng: các loài thực vật quý hiếm tại KBT loài và sinh cảnh Nam Xuân Lạc còn tương đối phong phú và các loài cây này còn tồn tại ở hầu hết các dạng sống, các trạng thái rừng. Tuy nhiên chúng tập trung nhiều ở một số dạng sống như: dạng sống 1.4; 1.5; 1.2; 1.1; dạng 3 và dạng 4. Điều đó cũng đồng nghĩa với việc rừng ở khu vực Khu bảo tồn còn tương đối phong phú về loài, nhưng số cá thể của một loài lại không nhiều. Vì vậy, cần có những biện pháp bảo vệ các trạng thái rừng mà chúng sinh sống, điều đó là hết sức cần thiết để có thể bảo tồn các loài thực vật quý hiếm này.

Một phần của tài liệu nghiên cứu tính đa dạng các loài thực vật quý hiếm tại khu bảo tồn loài và sinh cảnh nam xuân lạc - huyện chợ đồn, tỉnh bắc kạn nhằm đề xuất các biện pháp bảo tồn và phát triển loài (Trang 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)