Sự hiểu biết, tác động của con người nên khu vực nghiên cứu

Một phần của tài liệu nghiên cứu tính đa dạng các loài thực vật quý hiếm tại khu bảo tồn loài và sinh cảnh nam xuân lạc - huyện chợ đồn, tỉnh bắc kạn nhằm đề xuất các biện pháp bảo tồn và phát triển loài (Trang 74)

4. Đóng góp mới của luận văn

3.1.7. Sự hiểu biết, tác động của con người nên khu vực nghiên cứu

* Mục đích sử dụng và hiểu biết của người dân về các loài thực vật quý hiếm tại khu vực nghiên cứu.

Để tìm hiểu rõ hơn về tình hình sử dụng cũng như sự hiểu biết của người dân về các loài thực vật quý hiếm tại Khu bảo tồn, chúng tôi đã tiến hành thu thập số liệu tại thực địa và phỏng vấn một số hộ dân thu được kết quả ở phụ lục 3:

Ta có thể thấy được mức độ sử dụng và tình hình sử dụng các loài thực vật quý hiếm của người dân trong Khu bảo tồn.

Theo người dân cung cấp thì có 60 loài cây quý hiếm hay được khai thác để phục vụ mục đích sử dụng trong gia đình và mua bán. Các loài cây hay được sử dụng, khai thác vào các mục đích là những loài cây tốt, mang lại giá trị sử dụng cũng như giá trị kinh tế cao. Các loài cây như: Nghiến, Trai lý, Rau sắng, Hồi nước, Lát

hoa,...được khai thác sử dụng nhiều trong gia đình và buôn bán gỗ. Các loài: Tắc kè đá, Đảng sâm,...được sử dụng làm dược liệu và bán rất nhiều trong khu vực. Một số loài khác như các loài Lan kim tuyến, được thu mua nhiều, với giá cao cho nên bị khai thác nghiêm trọng giờ còn lại rất ít, chỉ còn gặp lác đác.

Kết hợp kết quả phỏng vấn với việc đi thực địa chúng tôi quan sát thấy các hoạt động khai thác lâm sản ở KBT vẫn còn tồn tại. Theo cán bộ kiểm lâm cho biết thì do cuộc sống của người dân còn khó khăn cộng với nhận thức của người dân còn hạn chế nên dễ bị kẻ xấu xúi giục. Chỉ vì những lợi ích nhỏ họ sẵn sàng tàn phá rừng, khai thác lâm sản bán. Vì vậy mà công tác bảo tồn còn gặp phải nhiều khó khăn. Việc khai thác bừa bãi đã gây ra những ảnh hưởng lớn đến hệ sinh thái rừng và khả năng tái sinh tự nhiên của các loài cây quý hiếm nhất là các loài được người dân sử dụng nhiềuvà đặc biệt là những loài được khai thác toàn thân.

* Tác động của con người, vật nuôi nên khu vực nghiên cứu.

Kết quả điều tra cho thấy sự tác động của người dân địa phương đến tài nguyên rừng của Khu bảo tồn là rất lớn, điều đó đã ảnh hưởng xấu đến tính đa dạng sinh học, làm suy giảm tài nguyên rừng. Song song với việc điều tra các loài thực vật quý hiếm theo 7 tuyến, tôi đã tiến hành lập ra các OTC trên các tuyến điều tra để đánh giá sơ bộ mức độ tác động của con người và vật nuôi lên khu vực nghiên cứu, bằng cách quan sát các dấu hiệu của sự tác động do con người và vật nuôi để lại như: Số gốc cây bị chặt, dấu vết khai thác lâm sản, đốt, phát quang, dấu vết vật nuôi để lại (phân, dấu chân, vết ăn thức ăn, chỗ nằm),...và tiến hành đánh giá mức độ tác động bằng cách cho điểm: Không tác động (0 điểm), Tác động rất ít/ít (1 điểm), Tác động ở mức trung bình (2 điểm), Tác động nhiều/mạnh/thường xuyên (3 điểm). Sau khi đã đánh giá sơ bộ được mức độ tác động của con người và vật nuôi tại Khu bảo tồn, tôi tiến hành tính mức độ tác động trung bình của từng tuyến. Kết quả xử lý thu được mức độ tác động trung bình của từng tuyến cụ thể như sau:

Bảng 3.11: Bảng điều tra mức độ tác động trung bình của con ngƣời và vật nuôi đến hệ thực vật rừng trong KBT loài và sinh cảnh Nam Xuân Lạc

Tuyến đo Cự ly tuyến (km) Chặt/ cƣa cây Khai thác LSNG Đốt/ phát quang Dấu vật nuôi Đặc điểm khác Ghi chú 1 2,5 2,6 1.4 1.8 2 0.8 Dân tộc Dao và dân tộc Tày sống trong và sát vùng lõi KBT 2 4 1,88 1,38 0,75 1,25 1 3 6 1,5 0,83 0,75 0,83 0,33 4 4,5 1,56 0,56 0,00 0,44 0,44 5 3 2,67 1,50 1,33 2,00 0,67 6 10 2,65 1,75 1,2 1,95 0,9 7 4,5 1,67 0,56 0,00 0,78 0,44 TB 500 1,86 1,06 0,70 1,16 0,61

(Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra)

Từ kết quả xử lý mức độ tác động trung bình của con người và vật nuôi đến hệ thự c vật rừng trong KBT loài và sinh cảnh Nam Xuân Lạc trong bảng 3.11 và phụ lục 8 ta thấy người dân ở đây chủ yếu là các dân tộc thiểu số: Tày, Dao,... Họ sống ngay trong KBT và gần KBT. Nhận thức của họ còn hạn chế, cuộc sống lại gặp nhiều khó khăn, buộc họ phải sống dựa vào nguồn tài nguyên rừng vì vậy mức độ tác động của họ lên KBT loài và sinh cảnh Nam Xuân Lạc là rất lớn với mức độ thường xuyên và liên tục. Qua bảng 3.11 thì ta cũng thấy được hệ thực vật ở khu vực này bị tàn phá rất nghiêm trọng mà qua quan sát thực tế thì sự tàn phá đó chủ yếu là do con người... Nguyên nhân chủ yếu là do cuộc sống nghèo khó họ bất chấp tất cả để vào tàn phá rừng nhằm ổn định cuộc sống của mình bằng cách: Đốt nương làm rẫy ở các khu vực thung lũng trên khe suối để trồng các cây lương thực, cây ăn quả như: ngô, sắn, bí, na,...Họ khai thác các loài rau, củ quả từ rừng làm thức ăn. Họ khai thác các loài gỗ quý như: Nghiến (Excentrodendron tonkinense (Gagnep.) Chang & Miau), Lát hoa (Chukrasia tabularis A. Juss.), Đinh vàng (Fernandoa collignonii (Dop) Steen.), Trai lý (Garcinia fagraeoides A.Chev), Giổi lụa (Tsoongiodendron odorum Chun), Re hương (Cinnamomum parthenoxylon (Jack.) Meisn), Chò chỉ (Parashorea chinensis H.

Wang)...Để phục vụ mục đích làm nhà, để bán, để sử dụng trong gia đình, điều này dẫn tới việc các sinh cảnh bị tàn phá nặng. Các loài cây quý hiếm hiện nay còn lại rất ít, hầu như chỉ còn lại các cây nhỏ, cây tái sinh, thậm chí người dân còn đào cả gốc các cây: Đinh, Nghiến còn sót lại để khai thác. Bên cạnh đó, họ còn cần một lượng lớn củi đun hàng ngày, vì vậy việc khai thác củi của họ cũng gây ra những ảnh hưởng không nhỏ tới hệ sinh thái rừng và số lượng cây tái sinh. Cùng với việc khai thác các loài cây gỗ người dân còn khai thác các loại lâm sản ngoài gỗ như: Các loài cây thuốc, cây cảnh,...Để bán, làm cho một lượng lớn các loài cây quý hiếm bị giảm sút nghiêm trọng. Một tình trạng phổ biến ở khu vực này là việc khai thác vàng, quặng, công việc này không những ảnh hưởng tới hệ sinh thái rừng, suy giảm đa dạng sinh học mà còn gây ảnh hưởng lớn tới ô nhiễm môi trường đất, nước, không khí.

Một phần của tài liệu nghiên cứu tính đa dạng các loài thực vật quý hiếm tại khu bảo tồn loài và sinh cảnh nam xuân lạc - huyện chợ đồn, tỉnh bắc kạn nhằm đề xuất các biện pháp bảo tồn và phát triển loài (Trang 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)