Các nhân tố ảnh hưởng và ý nghĩa của PCI đối với sự phát

Một phần của tài liệu Năng lực cạnh tranh của Hà Nội những năm 2005-2010 và tầm nhìn 2020 (Trang 32)

kinh tế - xã hội địa phương

a) Các nhân tố ảnh hưởng:

PCI là chỉ số đánh giá và xếp hạng chính quyền các tỉnh, thành của Việt Nam trong việc xây dựng môi trường kinh doanh thuận lợi cho việc phát triển doanh nghiệp dân doanh mà không tính đến các yếu tố thuộc về môi trường tự nhiên, văn hóa, xã hội, những lợi thế sẵn có của địa phương.

PCI được xây dựng trên cơ sở điều tra các doanh nghiệp dân doanh bằng cách mỗi năm, PCI gửi phiếu thống kê đến các doanh nghiệp trong các tỉnh thành và căn cứ theo phản hồi từ đây để xếp hạng. Ngoài ra PCI còn sử dụng thêm nguồn dữ liệu từ niêm giám thống kê, từ nguồn của bên thứ ba khác như Ngân hàng Nhà nước, các công ty kinh doanh bất động sản và các hiệp hội doanh nghiệp. Do đó có thể thấy được các nhân tố ảnh hưởng tới PCI gồm có:

* Nhân tố khách quan: nhân tố khách quan chủ yếu thuộc về phần kỹ thuật liên quan đến phương pháp tính toán chỉ số PCI, phương pháp điều tra, tính thời gian và tính chính xác, tin cậy của thông tin.

- Phương pháp tính toán chỉ số PCI. Mỗi phương pháp có những lợi thế và hạn chế của nó. Cách thức tính toán, sự lựa chọn phương pháp tính toán là một nhân tố rất quan trọng ảnh hưởng lớn tới kết quả của PCI. Phương pháp tính toán phải làm sao loại bỏ được những nhân tố ngẫu nhiên, sự chênh lệch vốn có thuộc về điều kiện tự nhiên, văn hóa – xã hội, kinh tế - chính trị giữa các tỉnh để có thế có một đánh giá khách quan về năng lực điều hành của chính quyền cấp tỉnh tại mỗi địa phương. Phương pháp tính toán cũng cần phải loại bỏ được những sai số do thống kê hay do tính toán để có thể đưa ra một kết quả tương đối chính xác, có ý nghĩa thực tế và ý nghĩa so sánh giữa các địa phương. Để loại bỏ tính ngẫu nhiên PCI sử dụng phương pháp tính toán có điều chỉnh theo trọng số, trong đó những chỉ số quan trọng sẽ được tính trọng số cao hơn, những chỉ số ít quan trọng hơn thì có trọng số thấp hơn.

25

- Phương pháp điều tra cũng là một nhân tố quan trọng ảnh hưởng tới kết quả và chất lượng của PCI. Những phương pháp điều tra khác nhau đem lại các kết quả khác nhau do tỷ lệ phản hồi và những thông tin mà các phương pháp điều tra mang lại. Tỷ lệ phản hồi trong nghiên cứu PCI là khá cao (năm 2009, 3.225 trong số 9.890 doanh nghiệp phản hồi điều tra ). Điều tra PCI là điều tra chọn mẫu, phân tầng theo cấp tỉnh. PCI có trọng số là mẫu điều tra PCI được gắn trọng số theo tỷ lệ số doanh nghiệp tại tỉnh để đảm bảo mẫu toàn quốc có tính đại diện.

- Tính thời gian cũng là một nhân tố ảnh hưởng tới kết quả PCI. Những thay đổi trong chính sách điều hành của địa phương, những thay đổi của bản thân các doanh nghiệp trên địa bàn hay những thay đổi về tình hình kinh tế trong nước và quốc tế những điều này ảnh hưởng rất lớn tới kết quả điều tra PCI. Việc tiến hành điều tra vào các thời điểm khác nhau trong năm, trước và sau mỗi biến động của tình hình trong và ngoài nước, của địa phương hay những thay đổi trong chính sách pháp luật đem lại những kết quả không giống nhau. Lựa chọn thời điểm điều tra phải đảm bảo tính ổn định của kết quả để có thể so sánh giữa các năm đối với một địa phương cũng như giữa các địa phương khác nhau trong một năm.

- Tính chính xác, tin cậy của thông tin: Thông tin là nguồn đầu vào tối quan trọng và ảnh hưởng rất lớn đến kết quả thông qua một quy trình xử lý với hệ thống các phương pháp được sử dụng. Thông tin phải đảm bảo tính chính xác, kịp thời, đáng tin cậy để từ đó có thể đưa ra những nhận định (trong nghiên cứu, phân tích) hay những quyết định (trong quản lý) về vấn đề liên quan mà thông tin phản ánh. Hiện nay các thông tin về kinh tế - xã hội của Việt Nam chủ yếu do Tổng cục thống kê cung cấp thông qua Niên giám thống kê hàng năm. Tuy nhiên tính kịp thời của nguồn thông tin này không cao (thường nửa cuối năm sau mới có đầy đủ các thông tin chính thức – là ấn phẩm Niên giám thống kê – của năm trước). Mặt khác, trình độ phát triển của hệ thống thông tin của Việt Nam là không cao nên gây nhiều khó khăn trong việc tìm kiếm các thông tin.

26

- Nhân tố chủ quan trước hết thuộc về doanh nghiệp được sử dụng làm khách thể điều tra. Các doanh nghiệp tham gia vào điều tra PCI là rất đa dạng: thuộc các lĩnh vực, ngành nghề khác nhau (sản xuất/xây dựng, dịch vụ/thương mai, nông lâm thủy sản, tài nguyên thiên nhiên); theo các loại hình pháp lý (doanh nghiệp tư nhân, công ty TNHH, công ty cổ phần, công ty cổ phần được niêm yết trên thị trường chứng khoán, công ty hợp danh...); theo thời điểm thành lập doanh nghiệp (đăng ký trước khi Luật Doanh nghiệp ra đời, đăng ký sau khi Luật Doanh nghiệp ra đời); theo quy mô người lao động (dưới 5 người, từ 5-9 người, từ 10-49 người, từ 50-200 người, trên 200 người); theo quy mô hoạt động – giá trị tổng tài sản, tỷ VNĐ (dưới 0.5, từ 0.5-1, từ 1-5, từ 5-10, từ 10-50, trên 50); theo lịch sử công ty (khởi sự là doanh nghiệp tư nhân, khởi sự là hộ sản xuất kinh doanh cá thể, tiền thân là DNNN địa phương, tiền thân là DNNN Trung ương); theo trình độ học vấn của chủ doanh nghiệp (Cử nhân, bằng Thạc sỹ quản lý kinh doanh, lãnh đạo cơ quan nhà nước, quân nhân, trước là quản lý tại DNNN, trước là nhân viên tại DNNN – chưa từng quản lý); theo khách hàng chính (cá nhân và công ty Việt Nam, DNNN, cơ quan nhà nước, xuất khẩu trực tiếp hoặc gián tiếp, cá nhân hoặc công ty nước ngoài hoạt động tại Việt Nam). Những doanh nghiệp khác nhau sẽ có những ý kiến khác nhau về những vấn đề liên quan và quyết định kết quả của PCI.

- Nhân tố chủ quan thứ hai thuộc về bản thân chính quyền địa phương, bởi Chính quyền địa phương chính là đối tượng điều tra. Những chính quyền tốt sẽ có những ý kiến đánh giá tốt và thể hiện qua kết quả của PCI. Chính quyền của các tỉnh, thành phía Nam luôn được đánh giá cao hơn các tỉnh, thành phía Bắc và điều này đã phản ánh trong kết quả của PCI, khi các tỉnh, thành có điểm số PCI cao thuộc về các tỉnh, thành phía Nam.

b) Ý nghĩa của PCI đối với sự phát triển kinh tế - xã hội địa phương: Là một chỉ số đánh giá còn khá mới, nhưng PCI cũng đã có ý nghĩa nhất định trong đo lường năng lực thể chế đối với sự phát triển kinh tế - xã hội mỗi địa phương

Một là, PCI thúc đẩy cải thiện môi trường kinh doanh, tạo một môi trường cạnh tranh lành mạnh. Một môi trường cạnh tranh lành mạnh là một

27

môi trường trong đó các doanh nghiệp hoạt động một cách bình đằng trong khuôn khổ pháp luật, vừa cạnh tranh vừa hợp tác cùng phát triển và thúc đẩy sự phát triển của địa phương nơi doanh nghiệp hoạt động. PCI trở thành thước đo quan trọng để các địa phương tiếp tục cải thiện môi trường kinh doanh trong thời gian tới.Với PCI, địa phương khó giấu được khiếm khuyết trong điều hành kinh tế cấp tỉnh. Chỉ số PCI giúp khoanh vùng các khoảng trống để các địa phương tiếp tục cải cách. Ví dụ, nhìn vào các thông số PCI, hạ tầng cơ sở và công nghệ thông tin, các tỉnh sẽ tự lý giải được tại sao một số nơi PCI không cao nhưng vẫn có tốc độ tăng trưởng cao, sức hút mạnh với đầu tư trong và ngoài nước như Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh. Tuy nhiên, các tỉnh cũng thấy được thực tế, dù tỉnh mình có hạn chế về địa lý, về điều kiện tự nhiên để phát triển cơ sở hạ tầng, thì vẫn còn khoảng trống rất lớn để cải thiện năng lực cạnh tranh.

Hai là, nâng cao năng lực điều hành của chính quyền địa phương: PCI khuyến khích sự năng động sáng tạo của địa phương để hướng các thành phần dễ bị tổn thương nhất: các doanh nghiêp vừa và nhỏ. Đóng góp cụ thể nhất cho phát triển bền vững chính là lắng nghe họ, xem họ cần gì để phục vụ. Cạnh tranh trong PCI là sự cạnh tranh về sự hài lòng của doanh nghiệp với chất lượng dịch vụ công. Vấn đề không phải là thứ hạng cao thấp, mà vấn đề nằm ở mức độ thân thiện, làm hài lòng cộng đồng doanh nghiệp ở địa phương đó. Đó là sự cạnh tranh về nỗ lực hoàn thiện trong khuôn khổ quản trị của từng tỉnh, bằng sự chủ động, sáng tạo, tận tụy và thân thiện. Ở nhiều quốc gia, thay vì xem GDP/đầu người là bao nhiêu để đánh giá sự thành công của điều hành, quản lý, chỉ số hạnh phúc và hài lòng của dân chúng được đặt là ưu tiên hàng đầu. PCI chính là dạng chỉ số như vậy, đo sự hài lòng của doanh nghiệp với quản trị địa phương. PCI giúp địa phương có được phương pháp để "vượt qua chính mình", cung cấp năng lực nội sinh để địa phương cải cách, không chờ vào thúc ép cải cách từ trên xuống. Không có năng lực nội sinh này, mọi hỗ trợ, thúc ép trở thành vô nghĩa. PCI cũng góp phần thúc đẩy sự giao lưu, học tập kinh nghiệm lẫn nhau giữa các địa phương trong việc điều hành của chính quyền cấp tỉnh. PCI không chỉ tác động tới những người đứng đầu cấp tỉnh mà còn tác động tới các cấp chính quyền địa phương, đặc biệt là ở các sở,

28

ban ngành. Trong hoàn cảnh gần nhau, cùng gặp những vấn đề như nhau, các địa phương có thể học tập, trao đổi lẫn nhau. Các tỉnh Đồng bằng Sông Cửu Long là ví dụ điển hình. 3 năm trước, các tỉnh này nằm trong vị trí tốt rất ít, nhưng họ đã chuyển giao kinh nghiệm cho nhau rất nhanh, tạo hiện tượng lan tỏa PCI từ Cà Mau. Nhìn vào bước tiến của Đà Nẵng, các đô thị như Hà Nội, Tp.HCM có thể học tập để vươn lên. Tuy nhiên, không thể đem công thức đó, cách thức đó sao chép y nguyên giữa các địa phương, đề phòng xu hướng sao chép nội dung các chỉ đạo, nghị quyết của nhau. Nếu chỉ làm kiểu hình thức, ra nghị quyết mà không căn cứ thực chất để có một nghị quyết sát, đúng thì chỉ là hình thức, và làm nản lòng dân. Song song với nỗ lực cải cách của địa phương, PCI đã trở thành một công cụ giám sát quan trọng của cơ quan dân cử địa phương. Trong kỳ họp Hội đồng nhân dân tỉnh Đồng Nai tháng 12/2007, PCI trở thành một trong những vấn đề được các đại biểu đưa lên chất vấn Giám đốc Sở Kế hoạch - Đầu tư tỉnh, khi mà 5/10 chỉ số PCI của tỉnh này giảm điểm. PCI phản ánh chính xác những đánh giá của doanh nghiệp về từng chuyển động chính sách của chính quyền địa phương, do đó, trở thành công cụ quan trọng để Hội đồng nhân dân các địa phương sử dụng cho chất vấn chính quyền. Những chậm trễ về thủ tục hành chính gây phiền hà, làm giảm điểm gia nhập thị trường, những chi phí không chính thức còn cao, những bất cập trong vấn đề nhân lực. Cơ quan Đảng và cơ quan dân cử có thể cùng chính quyền bắt tay tìm hiểu từng chỉ số, nguyên nhân thành công, thất bại trong các nỗ lực cải cách, để khắc phục và đẩy mạnh tốt hơn, sử dụng nguồn lực đúng và hiệu quả hơn trong điều kiện nguồn lực của từng địa phương có giới hạn. PCI cho phép phân định tương đối rõ trách nhiệm với những câu hỏi khảo sát cụ thể. Những sự tăng giảm chỉ số cần được quy rõ trách nhiệm của người liên quan. Về chỉ số lao động, địa phương có thể thấy rõ: chỉ số thấp là do sở làm tốt chưa, trước hết là các trường đào tạo nghề của tỉnh; giáo dục phổ thông đã tạo được sự tin cậy của dân chưa, chính sách của Sở Lao động – Thương binh – Xã hội đã tạo điều kiện để doanh nghiệp tư nhân tham gia phát triển nhân lực như thế nào, đã có chính sách để thu hút nguồn lao động hấp dẫn ở bên ngoài thế nào.

29

Trong bối cảnh suy thoái kinh tế toàn cầu, vai trò điều hành kinh tế của chính quyền địa phương càng trở nên đặc biệt quan trọng đối với những quyết định đầu tư của doanh nghiệp. Việc bảo đảm các chính sách và quyết định rõ ràng, minh bạch và công bằng là hết sức cần thiết, giúp doanh nghiệp dự báo chính xác hơn về triển vọng kinh doanh trong dài hạn. Chỉ số PCI trở thành một trong những công cụ định hướng tốt giúp chính quyền địa phương khắc phục những điểm yếu, phát huy những điểm mạnh để giúp các doanh nghiệp vượt qua những giai đoạn khó khăn của thời kỳ khủng hoảng kinh tế.

Ba là, góp phần thúc đẩy kinh tế địa phương phát triển: PCI thúc đẩy sự cải thiện môi trường kinh doanh, tạo những điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của doanh nghiệp dân doanh. Khi môi trường kinh doanh được cải thiện một mặt thu hút các nhà đầu tư, thúc đẩy sự phát triển của khu vực kinh tế tư nhân, mặt khác khi khu vực kinh tế tư nhân phát triển sẽ thúc đẩy nền kinh tế của địa phương phát triển bởi đây là khu vực kinh tế năng động nhất, phát triển mạnh nhất và nó cũng là động lực của sự phát triển của nền kinh tế quốc gia nói chung cũng như nền kinh tế địa phương nói riêng. Theo Thống kê của các nhóm nghiên cứu PCI, việc tăng một điểm của chỉ số Tính minh bạch

trong PCI sẽ giúp tăng 13% số doanh nghiệp trên 1.000 dân, 17% đầu tư bình quân đầu người và 62 triệu đồng lợi nhuận trên mỗi doanh nghiệp. Cải thiện một điểm trong chỉ số Đào tạo lao động giúp tăng 30% số doanh nghiệp trên 1.000 dân, 47% đầu tư bình quân đầu người và 58 triệu đồng lợi nhuận trên mỗi doanh nghiệp.

Bốn là, thay đổi bộ mặt xã hội – đô thị của địa phương: những nỗ lực trong cải thiện điểm số PCI cũng là những nỗ lực trong phát triển kinh tế - xã hội của địa phương thông qua các hoạt động nâng cao chất lượng hệ thông hạ tầng cơ sở, nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo, nâng cao chất lượng dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp, dịch vụ xã hội. Sự phát triển của khu vực kinh tế tư nhân thông qua những nỗ lực nâng cao năng lực cạnh tranh của địa phương, nâng cao chỉ số PCI sẽ góp phần vào giải quyết vấn đề lao động việc làm của địa phương. Thu hút khu vực kinh tế tư nhân vào các chương trình mục tiêu của địa phương (phát triển hạ tầng cơ sở, giải quyết vấn đề lao động việc làm, an

30

sinh xã hội...) không chỉ là vì sự phát triển của khu vực này mà cũng là vì sự phát triển của chính địa phương.

Một phần của tài liệu Năng lực cạnh tranh của Hà Nội những năm 2005-2010 và tầm nhìn 2020 (Trang 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)