Môi trường tự nhiên

Một phần của tài liệu Năng lực cạnh tranh của Hà Nội những năm 2005-2010 và tầm nhìn 2020 (Trang 55)

Vị trí địa lý: Hà Nội nằm ở đồng bằng Bắc bộ, tiếp giáp với các tỉnh: Thái Nguyên, Vĩnh Phúc ở phía bắc; phía nam giáp Hà Nam và Hoà Bình; phía đông giáp các tỉnh Bắc Giang, Bắc Ninh và Hưng Yên; phía tây giáp tỉnh Phú Thọ.

Hà Nội nằm ở phía hữu ngạn sông Đà và hai bên sông Hồng, vị trí và địa thế thuận lợi cho một trung tâm chính trị, kinh tế, vǎn hoá, khoa học và đầu mối giao thông quan trọng của Việt Nam.

Từ Hà Nội đi các thành phố, thị xã của Bắc bộ cũng như của Việt Nam rất dễ dàng bằng cả đường ô tô, đường sắt, đường thủy và đường hàng không. Hà Nội có 2 sân bay dân dụng, là đầu mối giao thông của 5 tuyến đường sắt (Hà Nội – Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội – Lạng Sơn, Hà Nội – Lào Cai, Hà Nội – Hải Phòng, Hà Nội – Thái Nguyên), 7 tuyến quốc lộ (QL) đi qua trung tâm (QL số 5, 18: Hà Nội – Hải Phòng, Quảng Ninh; tuyến 1A: Hà Nội – Lạng Sơn và đi phía Nam; tuyến 6: Hà Nội – Tây Bắc; tuyến số 32: Hà Nội – Sơn Tây; tuyến số 3: Hà Nội – Thái Nguyên; tuyến số 2: Hà Nội – Việt Trì). Đó là những yếu tố gắn bó chặt chẽ Hà Nội với các trung tâm trong cả nước và tạo điều kiện thuận lợi để Hà Nội phát triển mạnh giao lưu buôn bán với nước ngoài, tiếp nhận kịp thời các thông tin, thành tựu khoa học và kỹ thuật của thế giới, tham gia vào quá trình phân công lao động quốc tế, khu vực và cùng hội nhập vào quá trình phát triển năng động của khu vực Đông Á – Thái Bình Dương.

Tuy nhiên, hệ thống giao thông liên tỉnh (Quốc lộ) giữa Hà Nội và các tỉnh thành vẫn còn nhiều bất cập: ùn tắc giao thông, tình trạng xuống cấp của hệ thống đường bộ và đường sắt chưa được xử lý, từ Hà Nội chưa thể thực hiện được những chuyến bay thẳng tới hầu hết các quốc gia, khu vực trên thế giới.

48

Khí hậu: Khí hậu Hà Nội khá tiêu biểu cho kiểu khí hậu Bắc bộ với đặc điểm của khí hậu nhiệt đới gió mùa ấm, mùa hè nóng, mưa nhiều và mùa đông lạnh, mưa ít. Nằm trong vùng nhiệt đới, Hà Nội quanh nǎm tiếp nhận được lượng bức xạ mặt trời rất dồi dào và có nhiệt độ cao. Lượng bức xạ tổng cộng trung bình hàng nǎm ở Hà Nội là 122,8 kcal/cm2 và nhiệt độ không khí trung bình hàng nǎm là 23,6ºC. Do chịu ảnh hưởng của biển, Hà Nội có độ ẩm và lượng mưa khá lớn. Ðộ ẩm tương đối trung bình hàng nǎm là 79%. Lượng mưa trung bình hàng nǎm là 1.800mm và mỗi nǎm có khoảng 114 ngày mưa. Ðặc điểm khí hậu Hà Nội rõ nét nhất là sự thay đổi và khác biệt của hai mùa nóng, lạnh. Từ tháng 5 đến tháng 9 là mùa nóng và mưa. Nhiệt độ trung bình mùa này là 29,2ºC. Từ tháng 11 đến tháng 3 nǎm sau là mùa đông thời tiết khô ráo. Nhiệt độ trung bình mùa đông 15,2º, rất thuận lợi cho phát triển cây vụ Đông giá trị cao. Giữa hai mùa đó lại có hai thời kỳ chuyển tiếp (tháng 4 và tháng 10) cho nên Hà Nội có đủ bốn mùa Xuân, Hạ, Thu, Ðông. Bốn mùa thay đổi làm cho thời tiết Hà Nội mùa nào cũng có vẻ đẹp riêng. Mùa tham quan du lịch thích hợp nhất ở Hà Nội là mùa thu. Phần địa hình của Hà Tây (cũ) sáp nhập với Hà Nội, có những đặc điểm riêng nên hình thành những tiểu vùng khí hậu: vùng núi, vùng gò đồi và đồng bằng. Nhưng nói chung sự khác biệt thời tiết và chênh lệch về nhiệt độ giữa các địa phương của Hà Nội hiện nay không lớn.

Bảng 2.1: Khí hậu bình quân của Hà Nội Khí hậu bình quân của Hà Nội

Tháng 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Trung bình cao °C (°F) 19 (66) 19 (67) 22 (72) 27 (80) 31 (87) 32 (90) 32 (90) 32 (89) 31 (88) 28 (82) 24 (76) 22 (71) Trung bình thấp °C (°F) 14 (58) 16 (60) 18 (65) 22 (71) 25 (77) 27 (80) 27 (80) 27 (80) 26 (78) 23 (73) 19 (66) 16 (60) Lƣợng mƣa mm (inch) 20.1 (0.79) 30.5 (1.20) 40.6 (1.60) 80 (3.15) 195.6 (7.70) 240 (9.45) 320 (12.6) 340.4 (13.4) 254 (10.0) 100.3 (3.95) 40.6 (1.60) 20.3 (0.80)

Nguồn: The Weather Channel và Asia for Visitors 27 tháng 12 năm 2008.

Khí hậu Hà Nội cũng ghi nhận những biến đổi bất thường. Vào tháng 5 năm 1926, nhiệt độ tại thành phố được ghi lại ở mức kỷ lục 42,8°C. Tháng 1

49

năm 1955, nhiệt độ xuống mức thấp nhất, 2,7°C. Đầu tháng 11 năm 2008, một trận mưa kỷ lục đổ xuống các tỉnh miền Bắc và miền Trung khiến 18 cư dân Hà Nội thiệt mạng và gây thiệt hại cho thành phố khoảng 3.000 tỷ đồng.

Địa hình: Hà Nội có hai dạng địa hình chính là đồng bằng và đồi núi. Địa hình đồng bằng chủ yếu thuộc địa phận Hà Nội cũ và một số huyện phía đông của Hà Tây (cũ), chiếm khoảng 3/4 diện tích tự nhiên, nằm bên hữu ngạn sông Đà, hai bên sông Hồng và chi lưu các sông. Đây là một thuận lợi rất lớn cho phát triển nông nghiệp cũng như giải quyết vấn đề mặt cho sản xuất, kinh doanh. Phần lớn địa hình đồi núi thuộc địa phận các huyện Sóc Sơn, Ba Vì, Quốc Oai, Mỹ Đức. Một số đỉnh núi cao như: Ba Vì 1.281m; Gia Dê 707m; Chân Chim 462m; Thanh Lanh 427m; Thiên Trù 378m; Bà Tượng 334m; Sóc Sơn 308m; Núi Bộc 245m; Dục Linh 294m… Một số núi đá vôi ở phía Nam (Chương Mỹ, Mỹ Đức) với nhiều hang động đẹp rất thuận lợi cho phát triển ngành du lịch.

Tài nguyên nước: Hà Nội nằm cạnh hai con sông lớn ở miền Bắc: sông Đà và sông Hồng. Sông Hồng dài 1.183km từ Vân Nam (Trung Quốc) xuống. Ðoạn sông Hồng qua Hà Nội dài 163km (chiếm khoảng 1/3 chiều dài trên đất Việt Nam, khoảng 550km. Ngoài hai con sông lớn, trên địa phận Hà Nội còn có các sông: Đuống, Cầu, Cà Lồ, Đáy, Nhuệ, Tích, Tô Lịch, Kim Ngưu, Bùi. Trong đó, sông Đà hiện tại và trong tương lai có khả năng lớn về cấp nước cho Thành phố Hà Nội.

Hồ đầm ở địa bàn Hà Nội có nhiều. Những hồ nổi tiếng ở nội thành Hà Nội như hồ Tây, Trúc Bạch, Hoàn Kiếm, Thiền Quang, Bảy Mẫu. Hàng chục hồ đầm thuộc địa phận Hà Nội cũ: hồ Kim Liên, hồ Liên Đàm, đầm Vân Trì... và nhiều hồ lớn thuộc địa phận Hà Tây (cũ): Ngải Sơn - Đồng Mô, Suối Hai, Mèo Gù, Xuân Khanh, Tuy Lai, Quan Sơn... Các hồ không chỉ đóng vai trò điều hòa thủy văn, phục vụ sản xuất nông nghiệp và nuôi trồng thuỷ sản mà còn góp phần tạo môi trường cảnh quan trong xanh cho Thành phố.

Tuy nhiên, do quá trình đô thị hóa mạnh mẽ từ năm 1990 đến nay, phần lớn các sông hồ Hà Nội đều rơi vào tình trạng ô nhiễm nghiêm trọng. Sông Tô Lịch, trục tiêu thoát nước thải chính của thành phố, hàng ngày phải tiếp nhận khoảng 150.000 m³. Tương tự, sông Kim Ngưu nhận khoảng

50

125.000 m³ một ngày. Sông Lừ và sông Sét trung bình mỗi ngày cũng đổ vào sông Kim Ngưu khoảng 110.000 m³. Nguy hiểm hơn, lượng nước thải sinh hoạt và công nghiệp này đều có hàm lượng hóa chất độc hại cao. Ngoài ra, một phần rác thải của người dân,chất thải công nghiệp và từ những làng nghề thủ công cũng góp phần gây nên tình trạng ô nhiễm này.

Tài nguyên đất: Hà Nội hiện nay có 4 loại đất chính, đó là đất phù sa trong đê, đất phù sa ngoài đê, đất bạc màu và đất đồi núi. Nhóm đất bạc màu phát triển chủ yếu trên đất phù sa cổ tập trung nhiều ở hai huyện Đông Anh và Sóc Sơn là loại đất chua, nghèo dinh dưỡng, không kết cấu, thành phần cơ giới nhẹ, rời rạc khi khô hạn, kết dính khi ngập nước, cho nǎng suất cây trồng thấp. Nhóm đất đồi núi tập trung ở huyện Sóc Sơn, bị xói mòn nghiêm trọng do cây rừng bị chặt phá, tầng đất mỏng, nhiều nơi trơ sỏi sạn, tầng mùn dường như không còn, đất chua, độ pH thường dưới 4, nghèo chất dinh dưỡng. Đến năm 2009, diện tích đất nông nghiệp chiếm tỷ trọng khá lớn trong cơ cấu sử dụng đất của Thành phố, khoảng 56,5%, trong đó đất trồng lúa là 118,1 nghìn ha, chiếm 35,3% diện tích tự nhiên Thành phố. Đất lâm nghiệp chỉ có khoảng 24,05 nghìn ha, trong đó chủ yếu là đất rừng phòng hộ và rừng đặc dụng (14,43 nghìn ha). Diện tích đất chưa sử dụng là 10,51 nghìn ha, trong đó đất bằng chưa sử dụng còn khá nhiều (4,84 nghìn ha).

Bảng 2.2: Thực trạng sử dụng đất Thành phố Hà Nội

STT Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010

Diện tích (ha) Cơ cấu (%) Diện tích (ha) Cơ cấu (%) TỔNG DIỆN TÍCH ĐẤT TỰ NHIÊN 334.852,150 100,0 334.852,150 100,0 1 Đất nông nghiệp 189.092,480 56,470 172.837,470 51,616

1.1 Đất sản xuất nông nghiệp 153.513,010 45,845 133.680,250 39,922

1.1.1 Đất trồng cây hàng năm 138.907,380 41,483 116.139,560 34,684

1.1.1.1 Đất trồng lúa 118.126,550 35,277 96.428,500 28,797

1.1.1.2 Đất trồng cây hàng năm còn lại 20.138,990 6,014 19.711,060 5,886

1.1.2 Đất trồng cây lâu năm 14.605,630 4,362 17.540,690 5,238

1.2 Đất lâm nghiệp 24.501,920 7,183 23.342,790 6,971

1.2.1 Đất rừng sản xuất 9.618,440 2,872 8.511,780 2,542

1.2.2 Đất rừng phòng hộ 3.753,630 1,121 5.308,710 1,585

1.2.3 Đất rừng đặc dụng 10.679,850 3,189 9.522,300 2,844

51

1.4 Đất nông nghiệp khác 1.869,300 0,558 1.978,500 0,591

2 Đất phi nông nghiệp 135.245,150 40,390 153.611,560 45,874

2.1 Đất ở 33.493,540 10,002 36.998,080 11,049

2.1.1 Đất ở tại nông thôn 26.948,780 8,048 27.477,740 8,206

2.1.2 Đất ở tại đô thị 6.544,760 1,955 9.520,340 2,843

2.2 Đất chuyên dùng 70.002,820 20,906 94.622,240 28,258

2.2.1 Đất trụ sở cơ quan, công trình sự

nghiệp

2.265,540 0,677 2.386,250 0,713

2.2.2 Đất quốc phòng, an ninh 9.773,530 2,919 9.840,790 2,939

2.2.3 Đất an ninh

2.2.4 Đất sản xuất kinh doanh phi nông

nghiệp

11.837,750 3,535 20.432,620 6,102

2.2.5 Đất có mục đích công cộng 46.126,000 13,775 51.962,580 15,518

2.3 Đất tôn giáo, tín ngưỡng 788,480 0,235 792,810 0,237 2.4 Đất nghĩa trang, nghĩa địa 2.966,840 0,886 3.216,060 0,960 2.5 Đất sông suối và mặt nước

chuyên dùng

27.527,970 8,221 26.909,700 8,036 2.6 Đất phi nông nghiệp khác 465,500 0,139 1.072,670 0,320

3 Đất chƣa sử dụng 10.514,520 3,140 8.403,120 2,510

3.1 Đất bằng chưa sử dụng 4.840,050 1,445 3.456,120 1,035 3.2 Đất đồi núi chưa sử dụng 2.794,110 0,834 2.201,950 0,658 3.3 Núi đá không có rừng cây 2.880,360 0,860 2.736,050 0,817

Nguồn: Sở Tài nguyên và Môi trường

Tài nguyên sinh vật: Các loại thực vật tự nhiên chỉ còn ở dạng thứ sinh, tập trung ở huyện Sóc Sơn. Hiện nay ở đây còn khoảng hơn 6.700 ha đất lâm nghiệp đang được gấp rút trồng rừng, phủ xanh đất trống, đồi trọc để khôi phục thảm thực vật rừng, bảo vệ môi sinh. Do có rừng gần đây đã thấy xuất hiện trở lại nhiều loại chim ǎn ngũ cốc, các loài gậm nhấm và thú rừng (lợn rừng, chồn, sóc, trǎn, rắn...) vốn có rất nhiều trước đây. Giới động vật còn tương đối phong phú là động vật dưới nước như cá, tôm, cua, ốc, kể cả cá trong đồng và ngoài sông. Hà Nội vốn là vùng đất trù phú, có truyền thống sản xuất nông nghiệp từ lâu đời, đã cung cấp nhiều giống cây trồng, vật nuôi quí, có giá trị kinh tế và nổi tiếng trong cả nước. Đáng chú ý là các huyện ngoại thành đã hình thành các vành đai rau xanh, thực phẩm tươi sống (thịt, cá, sữa, trứng) phục vụ cho nhu cầu đô thị hoá ngày một cao của thủ đô Hà Nội và dành một phần để xuất khẩu.

52

Tài nguyên khoáng sản: Trữ lượng khoáng sản trên địa bàn Hà Nội: Than bùn: 35,1 triệu tấn; Vàng: 423,6 kg; Pyrit: 16,9 triệu tấn; Kaolin: 22,97 triệu tấn; Asbest: 89,8 nghìn tấn; Cát san lấp: 151,3 triệu m3; Cuội, sỏi: 1,3 triệu m3; Sét gạch ngói: 253,7 triệu m3; Bột màu: 1,3 triệu tấn; Puzolan: 27,5 triệu m3; Đá ong: 35,5 triệu m3; Đá Bazan: 60 triệu m3; Đá xi măng: 664,4 triệu m3; Đá xây dựng: 620 triệu m3. Trên địa bàn Hà Nội hiện nay có 27 đơn vị đang hoạt động khai thác khoáng sản, trong đó:

16 đơn vị khai thác đá. Các đơn vị khai thác đá tập trung chủ yếu trên địa bàn các huyện: Thạch Thất, Mỹ Đức, Chương Mỹ, Ba Vì, Quốc Oai. Phần lớn các đơn vị khai thác đá với công suất khai thác từ 100-300 nghìn m3

/ngày đêm, trữ lượng mỏ từ 1-5 triệu m3

.

07 đơn vị khai thác cát với công suất khai thác từ 45-100 nghìn m3/năm.

01 đơn vị khai thác nước khoáng với công suất 340 m3/ ngày đêm. 01 đơn vị khai thác Puzolan với công suất 80 nghìn m3/năm.

Một phần của tài liệu Năng lực cạnh tranh của Hà Nội những năm 2005-2010 và tầm nhìn 2020 (Trang 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)