Nguyên nhân của những hạn chế:

Một phần của tài liệu Năng lực cạnh tranh của Hà Nội những năm 2005-2010 và tầm nhìn 2020 (Trang 85)

Có thể chỉ ra một số nguyên nhân của các hạn chế trên là:

- Sau khi Hà Nội mở rộng địa giới hành chính, sát nhập Hà Tây và một số địa phương của tỉnh Vĩnh Phúc, Hòa Bình rất nhiều vấn đề đặt ra trong việc ổn định bộ máy quản lý cũng như xây dựng các cơ chế chung cho Hà Nội mới. Mặt khác, vấn đề chênh lệch về trình độ phát triển kinh tế, trình độ dân cư giữa các vùng của Hà Nội cũ và Hà Nội mới cũng đang đặt ra bức thiết sau sát nhập.

- Hệ thống cơ sở pháp lý chưa đầy đủ, rõ ràng gây khó khăn cho cả doanh nghiệp và cả cán bộ trực tiếp thụ lý.

- Sự hiểu biết của doanh nghiệp về luật pháp và các quy định của Nhà nước còn chưa đầy đủ.

- Những rào cản về một cơ chế, chính sách đặc thù cho Thủ đô đã khiến cho Hà Nội khó có những linh hoạt trong vận dụng những quy định của Trung ương để tạo điều kiện thuận lợi hơn cho doanh nghiệp.

- Những nỗ lực của Thành phố bước đầu đạt được những kết quả mang tính kỹ thuật như xây dựng Cổng giao tiếp điện tử, các trang web của các sở, ngành... , song việc duy trì, cập nhật liên tục, đầy đủ thông tin còn chưa tốt. Trong quá trình xây dựng kế hoạch, các văn bản pháp quy, các quy định..., các cơ quan Thành phố chưa thường xuyên tham khảo ý kiến doanh nghiệp hoặc tham khảo nhưng còn mang tính hình thức.

- Những đặc thù của một đô thị phát triển và đặc thù của một Thủ đô là lý do khiến cho vấn để tiếp cận đất đai của không chỉ riêng các doanh nghiệp trên địa bàn Hà Nội gặp khó khăn.

- Bộ máy hành chính còn cồng kềnh, thủ tục hành chính còn rườm rà gây khó khăn cho doanh nghiệp trong việc thực thi. Thái độ làm việc của các cán bộ trong các cơ quan hành chính Nhà nước chưa thực sự đúng mực theo tinh thần phục vụ doanh nghiệp. Điều này một mặt do môi trường làm việc mặt khác do cơ chế quản lý và ưu đãi chưa hợp lý. Việc phân quyền hạn và trách nhiệm không tương xứng và chế độ lương bổng không phù hợp là một trở ngại lớn đối với việc cải thiện thái độ làm việc của các cán bộ trong các cơ quan công quyền.

78

Chƣơng 3: CÁC QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP GÓP PHẦN NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA HÀ NỘI

TRONG GIAI ĐOẠN 2010-2015 VÀ TẦM NHÌN 2020 3.1.Bối cảnh mới:

* Bối cảnh quốc tế:

Trong giai đoạn tới, hoà bình, hợp tác và phát triển tiếp tục là xu thế chủ đạo của thế giới. Nguy cơ chiến tranh thế giới khó có khả năng xảy ra nhưng các cuộc chiến tranh cục bộ, xung đột về sắc tộc, tôn giáo, lãnh thổ, tranh giành tài nguyên, khủng bố có thể sẽ gia tăng.

Đồng thời, các quốc gia phải đối phó và tích cực phối hợp hành động, cùng nhau giải quyết các vấn đề toàn cầu như biến đổi khí hậu (tăng nhiệt độ, nước biển dâng, thiên tai...), đói nghèo, ô nhiễm môi trường, khan hiếm nước, các đại dịch và các thảm họa thiên nhiên khác.

Toàn cầu hoá tiếp tục phát triển về quy mô, mức độ; tự do hoá kinh tế và tài chính tiếp tục gia tăng, nhiều hình thức liên kết kinh tế mới xuất hiện. Khoa học và công nghệ ngày càng trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp. Kinh tế tri thức phát triển mạnh và theo đó, chất lượng nguồn nhân lực đang trở thành lợi thế chủ yếu của mỗi quốc gia. Việc tham gia vào mạng sản xuất và chuỗi giá trị toàn cầu đã trở thành yêu cầu đối với các nền kinh tế. Các tập đoàn và công ty xuyên quốc gia có vai trò ngày càng lớn. Tương quan sức mạnh của các nền kinh tế và cục diện phát triển toàn cầu thay đổi nhanh. Sự tùy thuộc lẫn nhau, hội nhập, cạnh tranh và hợp tác giữa các nước đang trở thành phổ biến. Sau cuộc khủng hoảng tài chính – kinh tế toàn cầu, thế giới đã bước vào một giai đoạn phát triển mới. Quá trình tái cấu trúc các nền kinh tế và điều chỉnh các thể chế điều tiết kinh tế - tài chính toàn cầu sẽ diễn ra mạnh mẽ, gắn với những bước tiến mới về khoa học và công nghệ, sử dụng tiết kiệm năng lượng, tài nguyên; phát huy lợi thế cạnh tranh động và sự trỗi dậy của chủ nghĩa bảo hộ. Sau cuộc suy thoái kinh tế toàn cầu, thế giới sẽ bước vào giai đoạn phục hồi và lấy lại đà tăng trưởng.

Trong thế kỷ 21 các đô thị lớn quyết định trật tự kinh tế của thế giới, số lượng đô thị lớn tăng lên rất nhanh và tập trung nhiều ở khu vực Châu Á –

79

Thái Bình Dương. Theo số liệu dự báo của Liên hợp quốc, đến năm 2015 thế giới có khoảng 28 thành phố trên 10 triệu dân. Khu vực Châu Á – Thái Bình Dương trong danh sách các thành phố khổng lồ có các thành phố như: Bắc Kinh, Thượng Hải, Thiên Tân, Seoul, Tokyo, Osaka, Jakarta, Manila, Bangkok. Tiềm lực kinh tế chủ yếu tập trung ở các đô thị. Sự phát triển của các đô thị, đặc biệt là các ngành tạo thị (công nghiệp và dịch vụ) đã thúc đẩy quá trình tăng trưởng kinh tế. Theo ước tính của Ngân hàng Thế giới (WB), 80% thành tựu tăng trưởng kinh tế của các nước đang phát triển sẽ diễn ra tại các thành phố và các vùng đô thị lớn. Tại các đô thị lớn cũng là nơi có các công ty xuyên quốc gia đặt trụ sở. Các hiệp hội, diễn đàn đô thị được thành lập ở nhiều khu vực và trên phạm vi toàn cầu, cố tiếng nói ngày càng quan trọng trong việc giải quyết các vấn đề quốc tế.

* Bối cảnh khu vực:

- Khu vực Châu Á – Thái Bình Dương, ASEAN

Khu vực Châu Á – Thái Bình Dương tiếp tục phát triển năng động và đang hình thành nhiều hình thức liên kết, hợp tác đa dạng hơn.

Các nước ASEAN bước vào thời kỳ hợp tác mới, cùng nhau xây dựng Cộng đồng ASEAN dựa trên ba trụ cột: chính trị - an ninh; kinh tế; văn hóa – xã hội. Hợp tác ASEAN với các đối tác tiếp tục phát triển và đi vào chiều sâu. Các hiệp định thương mại tự do giữa ASEAN với các nước Trung Quốc, Ấn Độ, Australia... đã được ký kết và chuẩn bị đưa vào thực hiện.

- Hợp tác 2 hành lang kinh tế Việt Nam – Trung Quốc:

Hợp tác Tiểu vùng Mê Kông mở rộng (GMS) với các hành lang xuyên Á có xu thế phát triển từ hành lang giao thông thành hành lang kinh tế. Trong đó qua Hà Nội có các hành lang kinh tế Côn Minh – Lào Cai – Hà Nội – Hải Phòng và Nam Ninh – Lạng Sơn – Hà Nội – Hải Phòng. Thông qua việc hình thành các hành lang kinh tế sẽ mở rộng hơn hợp tác kinh tế Việt Nam – Trung Quốc trên cơ sở một mặt tận dụng những lợi thế so sánh đã có, mặt khác hình thành thêm các lợi thế so sánh, thúc đẩy nền kinh tế phát triển trên toàn tuyến hành lang.

80

Những thành tựu to lớn của gần 25 năm đổi mới đã làm cho sức mạnh tổng hợp của đất nước tăng lên đáng kể. Nhờ đó Việt Nam có thể chủ động trong việc thực hiện các mục tiêu và định hướng phát triển; chủ động lựa chọn được những phương án tối ưu phù hợp với tình hình và điều kiện của đất nước. Dự kiến tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm trong nước (GDP) bình quân giai đoạn 2011- 2020 khoảng 7,5-8%/năm. Đến năm 2020, GDP bình quân đầu người đạt trên 3.000USD, cơ cấu kinh tế hiện đại, hiệu quả; tỷ trọng nông nghiệp dưới 15% trong GDP, tỷ lệ lao động nông nghiệp còn khoảng 30-32%, tỷ lệ lao động qua đào tạo chiếm trên 60% tổng lao động xã hội. Giá trị sản phẩm công nghệ cao đạt khoảng 45-50% trong tổng GDP. Đến năm 2020, hầu hết dân cư thành thị và 85% dân cư ở nông thôn được sử dụng nước sạch và hợp vệ sinh; 100% cơ sở sản xuất, kinh doanh mới áp dụng công nghệ sạch hoặc trang bị các thiết bị giảm ô nhiễm, xử lý chất thải rắn; trên 80% các cơ sở sản xuất kinh doanh hiện có đạt tiêu chuẩn về môi trường; hầu hết các đô thị loại 4 trở lên và tất các các khu công nghiệp, khu chế xuất có hệ thống xử lý nước thải tập trung; 95% chất thải rắn thông thường, 85% chất thải nguy hại và 100% chất thải y tế được xử lý đạt tiêu chuẩn môi trường.

Đối với Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh, để tiếp tục phát huy vai trò là trung tâm kinh tế, văn hóa, khoa học và kỹ thuật của hai thành phố, Nhà nước tập trung nguồn lực đầu tư hạ tầng đô thị tại Thủ đô Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh.Nhanh chóng đầu tư xây dựng các tuyến đường sắt trên cao và tàu điện ngầm tại các thành phố để đạt tỷ lệ đảm nhận vận chuyển hành khách công cộng 35-45%. Kiểm soát sự phát triển của xe máy, xe ô tô cá nhân, đầu tư hoàn chỉnh các cảng hàng không quốc tế.

- Vùng Đồng bằng Sông Hồng và vùng Kinh tế trọng điểm Bắc Bộ: Trong giai đoạn tới, định hướng xây dựng vùng Đồng bằng Sông Hồng và vùng Kinh tế trọng điểm Bắc Bộ trở thành đầu tàu phát triển kinh tế, khoa học công nghệ, giáo dục, chăm sóc sức khỏe, lôi kéo các vùng khác cùng phát triển; đồng thời phải đi đầu trong lĩnh vực hợp tác quốc tế (cầu nối giữa khu vực ASEAN và khu vực Đông Bắc Á), thể hiện vai trò to lớn đối với sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và góp phần nâng cao vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế.

81

Hình thành được một số sản phẩm chủ lực, mang thương hiệu Việt Nam, tiêu biểu trong các lĩnh vực: tài chính – ngân hàng – bảo hiểm, du lịch – khách sạn – nhà hàng, vận tải, đào tạo và chăm sóc sức khỏe chất lượng cao, cơ khí chế tạo, điện tử, vật liệu, chế biến dược phẩm và thực phẩm, lúa gạo, sản phẩm thịt, trái cây...

Xây dựng một số đô thị hiện đại làm đầu tàu thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của toàn vùng, đạt các tiêu chuẩn hiện đại trên thế giới, trước hết là Thủ đô Hà Nội cùng các thành phố lớn trong vùng như Hải Phòng, Hạ Long, Bắc Ninh, Vĩnh Yên, Nam Định, Hải Dương...

3.1.1. Những thuận lợi:

Tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế, hợp tác khu vực và các vùng trong quốc gia sẽ đem lại cho Hà Nội nhiều cơ hội phát triển kinh tế - xã hội nhanh hơn, toàn diện và hiệu quả cao:

- Hà Nội có thể tranh thủ tối đa các nguồn lực từ bên ngoài phục vụ cho quá trình phát triển kinh tế - xã hội của Thủ đô, đi tắt đón đầu, rút ngắn khoảng cách với các khu vực phát triển của thế giới như: nguồn vốn, nguồn nhân lực đặc biệt là nguồn nhân lực trình độ cao, có tay nghề, khoa học kỹ thuật hiện đại, nguồn tri thức (kinh nghiệm quản lý, tổ chức sản xuất....).

- Trên cơ sở tận dụng tốt những nguồn lực từ bên ngoài, Hà Nội có thể nâng cao vị thế của mình trong nước, khu vực cũng như trên thế giới thông quan những sự kiện lớn mang tính quốc tế và kỷ niệm 1000 năm Thăng Long – Hà Nội diễn ra trên địa bàn là những cơ hội tốt để nâng cao vị thế của Thủ đô và quảng bá môi trường đầu tư, môi trường kinh doanh.

- Phát huy vai trò thành viên trong các tổ chức lớn, Hà Nội không chỉ đóng góp tiếng nói, nâng cao vị thế mà còn góp phần vào giải quyết những vấn đề chung mang tính toàn cầu và khu vực (Hà Nội là thành viên của Diễn đàn các đô thị lớn Châu Á).

3.1.2. Những khó khăn

- Những nguy cơ của thế giới cũng sẽ trở thành nguy cơ của Việt Nam nói chung và Hà Nội nói riêng (nguy cơ chiến tranh cục bộ, xung đột về sắc tộc, tôn giáo, lãnh thổ, tranh giành tài nguyên, khủng bố...)

82

- Những vấn đề của thế giới cũng trở thành vấn đề của Hà Nội (thiên tai, dịch bệnh...)

- Nguy cơ tụt hậu. Cạnh tranh với hai mặt của nó, nếu biết phát huy lợi thế, tranh thủ điều kiện thuận lợi thì sẽ phát triển và ngược lại. Hiện nay, Hà Nội với cơ chế chính sách thiếu đồng bộ, nhất là cơ chế để phát huy vị thế đặc thù của Thủ đô cho phát triển và hội nhập, năng lực quản lý, điều hành của các cấp chính quyền Thành phố còn những mặt hạn chế; quy mô, trình độ lực lượng sản xuất còn thấp, đầu vào của sản xuất không ổn định, trình độ khoa học công nghệ, trình độ quản lý của doanh nghiệp chưa theo kịp yêu cầu phát triển thì nguy cơ tụt hậu là rất lớn.

- Sự cạnh tranh gay gắt của một nền kinh tế hội nhập, với các quy định khắt khe của luật pháp và thông lệ quốc tế là một nguyên nhân khiến cho xã hội phân cực và làm tăng lên các vấn đề xã hội (đói nghèo, thất nghiệp...)

Trong bối cảnh nêu trên, các quốc gia đều phải khẩn trương điều chỉnh chiến lược và chính sách phát triển của mình. Bối cảnh mới đặt ra cho Việt Nam nói chung và Thủ đô Hà Nội nói riêng nhiều thuận lợi nhưng cũng không ít khó khăn, thách thức đan xen vào nhau, rất phức tạp. Điều này đòi hỏi Hà Nội phải biết tận dụng tốt thời cơ, thuận lợi, phát huy lợi thế, hạn chế mặt còn yếu kém để đối mặt và vượt qua khó khăn, thách thức, huy động và sử dụng tốt nhất mọi nguồn lực, kết hợp tốt sức mạnh dân tộc và sức mạnh thời đại, phấn đấu đạt được những bước phát triển mới, nhanh và bền vững để rút ngắn khoảng cách phát triển với các nước.

3.1.3. Triển vọng về thứ hạng PCI của Hà Nội trong tương lai

Đối với việc cải thiện thứ hạng PCI của Hà Nội, bối cảnh mới cũng tạo ra những thuận lợi và khó khăn.

- Về mặt thuận lợi: Hà Nội có cơ hội giao lưu học hỏi kinh nghiệm các địa phương trong cũng như ngoài nước trong cải cách thủ tục hành chính, hoàn thiện hệ thống pháp lý. Giao lưu học hỏi cũng như tận dụng được các nguồn lực bên ngoài cho: phát triển các dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực và đào tạo nguồn nhân lực, phát triển và nâng cao tính hiệu quả của hệ thống thông tin, tăng cường tính minh bạch, nâng cao

83

trình độ quản lý của các cấp lãnh đạo qua đó phát huy tính năng động và tự chủ.

- Những khó khăn: Hà Nội đối mặt với nhiều áp lực: áp lực cạnh tranh đặt ra những yêu cầu ngày càng cao về nguồn lao động, về hạ tầng cơ sở, về hệ thống thông tin, về môi trường pháp lý, về chất lượng quản lý và điều hành của bộ máy công quyền và đòi hỏi sự không ngừng đổi mới và hoàn thiện. Cạnh tranh là được và mất, Hà Nội có thể thu hút được các nguồn lực cho phát triển nếu biết tận dụng thời cơ và phát huy điểm mạnh nhưng cũng có thể bị “chảy máu” nguồn lực nếu yếu thế hơn; áp lực hợp tác: hợp tác vừa là cơ hội nhưng cũng tạo ra áp lực bởi muốn hợp tác được đòi hỏi phải có năng lực, trình độ nhất định để khai thác tối đa những lợi ích từ hợp tác; áp lực môi trường - xã hội, dân số gia tăng với tốc độ cao, kinh tế tăng trưởng nóng sẽ phát sinh nhiều vấn đề ô nhiễm môi trường, nghèo đói, việc làm và an toàn xã hội, đối với Hà Nội thêm một vấn đề nan giải nữa đó là tiếp cận đất đai.

Với những nỗ lực của Thành phố trong việc nâng cao năng lực cạnh tranh, cải thiện vị trí xếp hạng trên bảng xếp hạng PCI thông qua các chương

Một phần của tài liệu Năng lực cạnh tranh của Hà Nội những năm 2005-2010 và tầm nhìn 2020 (Trang 85)