Thiết chế pháp lý

Một phần của tài liệu Năng lực cạnh tranh của Hà Nội những năm 2005-2010 và tầm nhìn 2020 (Trang 80)

Thiết chế pháp lý là chỉ số thứ 4 trong 4 chỉ số thành phần có sự biến động qua các năm nhưng xu hướng chung là có cải thiện so với năm trước. Vấn đề pháp lý là một trong những vấn đề không chỉ của riêng Hà Nội mà là của cả quốc gia, trong khi Việt Nam đang cố gắng hoàn thiện hệ thống pháp luật đảm bảo sự tương thích với luật pháp quốc tế nhưng cũng mang đặc thù của nhà nước pháp quyền Xã hội chủ nghĩa. Thông qua các văn bản dưới luật và các văn bản hướng dẫn thực thi luật, pháp luật đi vào cuộc sống và điều này cũng phụ thuộc vào trình độ của các nhà quản lý các cấp trong việc thực thi các điều luật, áp dụng các điều luật vào điều hành nền kinh tế địa phương. Điều này được thể hiện thông qua mức điểm khá thấp của cả 5 thành phố trực thuộc Trung ương, trong đó Hà Nội có mức điểm thấp tương đối (chỉ cao hơn

73

thành phố Hải Phòng và gần với điểm trung vị, cá biệt năm 2008 gần với điểm thấp nhất). Việc sáp nhập các địa phương khác vào Hà Nội năm 2008 đã ảnh hưởng rất nhiều đến tính thống nhất trong thực thi các điều luật, điều này khiến cho chỉ số thiết chế pháp lý của Hà Nội năm 2008 bị giảm và đến năm 2009 mới trở lại mức cao, có chiều hướng gia tăng sau một năm nỗ lực củng cố và hoàn thiện hệ thống cơ quan quản lý các cấp cũng như những nỗ lực trong cải cách hành chính.

Bảng 2.19: Điểm chỉ số Thiết chế pháp lý

Năm 2005 2006 2007 2008 2009

Hà Nội - 3,39 3,66 2,79 5,26

So sánh với các thành phố trực thuộc Trung ƣơng

Tp. Hồ Chí Minh - 3,81 3,54 4,07 5,39

Hải Phòng - 2,98 3,31 3,58 4,60

Đà Nẵng - 6,38 5,49 6,55 5,31

Cần Thơ - 3,80 5,06 5,08 5,96

So sánh với điểm cao nhất, thấp nhất và điểm trung vị

Điểm cao nhất - 6,55 6,57 6,70 7,34 Điểm trung vị - 3,63 4,34 4,66 5,36 Điểm thấp nhất - 2,13 2,25 2,50 3,51 Nguồn: VCCI 2.3. Đánh giá chung 2.3.1. Những thành tựu:

Trong thời gian qua, Thành phố Hà Nội đã nỗ lực, cố gắng trong việc cải thiện môi trường kinh doanh: năm 2007, 2008 Thành phố đã ban hành các chính sách mới như: Quyết định số 15/2007/QĐ-UBND ngày 23/01/2007 ban hành Quy định về đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư dự án có sử dụng đất trên địa bàn Thành phố Hà Nội; Quyết định số 22/2007/QĐ-UBND ngày 09/02/2007 ban hành Quy định về quy trình giải quyết một số thủ tục hành chính trong quản lý các dự án đầu tư sử dụng nguồn vốn ngoài Ngân sách nhà nước trên địa bàn Thành phố Hà Nội... nhằm tạo thuận lợi cho phát triển doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế. Trong năm 2008 - 2009, dù trong bối cảnh kinh

74

tế khó khăn, nhưng nhiều chỉ tiêu kinh tế vĩ mô như tốc độ tăng trưởng GDP, GDP bình quân đầu người, thu hút vốn đầu tư nước ngoài,... đạt mức tăng trưởng khá. Kinh tế tư nhân được khuyến khích, phát triển mạnh. Hiện nay, trên địa bàn Thành phố có trên 71.000 doanh nghiệp đăng ký hoạt động, chủ yếu là doanh nghiệp vừa và nhỏ, trong đó từ sau khi Luật Doanh nghiệp ban hành đến nay đã có 64.400 doanh nghiệp mới đăng ký.

Một số chỉ số thành phần của PCI Hà Nội đã có sự cải thiện hơn so với các năm trước và được doanh nghiệp đánh giá khá tốt. Cụ thể:

- Về Dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp của Hà Nội, trả lời của các doanh nghiệp cho thấy, việc tổ chức các hội chợ thương mại, hỗ trợ thông tin thị trường xuất khẩu của Thành phố thời gian qua là khá tốt. Hà Nội nằm trong số 5 tỉnh đứng đầu cả nước về số lượng hội chợ thương mại do tỉnh tổ chức trong 2 năm 2007 – 2008, về chất lượng các dịch vụ công liên quan đến xúc tiến xuất khẩu và hội chợ thương mại, về chất lượng dịch vụ công nghệ và các dịch vụ liên quan đến công nghệ. Các hoạt động hỗ trợ về cung cấp thông tin thị trường, về hỗ trợ tìm kiếm đối tác kinh doanh của Hà Nội bước đầu cũng được doanh nghiệp ghi nhận.

- Chi phí thời gian để gia nhập thị trường của doanh nghiệp ở Hà Nội đã được rút ngắn đáng kể. Thành phố thực hiện khá tốt các giải pháp nhằm giảm chi phí thời gian của doanh nghiệp trong quá trình thành lập doanh nghiệp. Thời gian trung bình để doanh nghiệp đăng ký kinh doanh đã giảm từ 26,7 ngày năm 2006 xuống còn 15 ngày năm 2009; thời gian đăng ký bổ sung cũng giảm tương ứng từ 14,75 ngày xuống còn 10 ngày. Chỉ còn 1% doanh nghiệp trả lời rằng họ mất hơn 3 tháng để khởi sự kinh doanh. Thời gian chờ đợi thực sự để được cấp đất của doanh nghiệp cũng giảm đi đáng kể từ trung bình 442,67 ngày năm 2006 xuống còn 30 ngày năm 2009.

- Chi phí thời gian của doanh nghiệp dành cho các cuộc thanh tra, kiểm tra của các cơ quan nhà nước cũng được nhiều doanh nghiệp đánh giá là đã giảm đi. Số cuộc thanh tra (số trung vị) mà 1 doanh nghiệp Hà Nội phải trải qua trong năm chỉ còn là 1 cuộc.

75

- Doanh nghiệp cũng đã dễ dàng hơn trong tiếp cận đất đai. Tỷ lệ diện tích đất trong tỉnh có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất chính thức tăng lên 64,29% năm 2009 so với 20,45% năm 2006.

- Doanh nghiệp cũng tin tưởng hơn vào hệ thống pháp lý. Số doanh nghiệp tin tưởng và khả năng bảo vệ của pháp luật (bản quyền hoặc thực thi hợp đồng) tăng lên 51,57% năm 2009 so với 38,46% năm 2006.

2.3.2. Những hạn chế:

Tuy có những kết quả đáng kể nêu trên, song nhìn chung đánh giá của các doanh nghiệp về những cải thiện trong môi trường đầu tư và kinh doanh ở Hà Nội là chưa tốt. Một số vấn đề đặt ra đối với môi trường đầu tư và kinh doanh của Hà Nội đó là:

- Tính năng động, sáng tạo của Thành phố trong việc giải quyết các vướng mắc cho doanh nghiệp là không cao. Thành phố còn chưa chủ động vận dụng hiệu quả những quy định của Trung ương để tạo điều kiện thuận lợi hơn cho doanh nghiệp.

- Thiết chế pháp lý của Thành phố phục vụ cho việc giải quyết tranh chấp hoặc là nơi mà các doanh nghiệp có thể khởi kiện các hành vi tham nhũng của cán bộ công quyền còn thiếu và yếu.

- Việc cung cấp thông tin cho doanh nghiệp, công khai các văn bản, các cơ chế, chính sách của Thành phố vẫn còn nhiều bất cập. Những nỗ lực của Thành phố bước đầu đạt được những kết quả mang tính kỹ thuật như xây dựng Cổng giao tiếp điện tử, các trang web của các sở, ngành... , song việc duy trì, cập nhật liên tục, đầy đủ thông tin còn chưa tốt, hiệu quả cung cấp thông tin cho doanh nghiệp còn chưa cao. Các doanh nghiệp còn rất khó tiếp cận đến những tài liệu, như quy hoạch, kế hoạch, các cơ chế, chính sách của Thành phố...

- Tiếp cận đất đai, mặt bằng sản xuất kinh doanh là một trong những vấn đề nan giải của doanh nghiệp Hà Nội. Phần lớn các doanh nghiệp đánh giá thấp về khả năng tiếp cận, cũng như tính ổn định của mặt bằng sản xuất đang sử dụng. Nhiều vấn đề trong lĩnh vực đất đai của Thành phố xếp ở vị trí nhóm cuối, như tỷ lệ doanh nghiệp có giấy Chứng nhận quyền sử dụng đất, mức độ đền bù thỏa đáng nếu như bị thu hồi đất, điều kiện và thời hạn thuê

76

đất... Phát triển các khu, cụm công nghiệp triển khai còn chậm và bất cập, chưa bảo đảm hạ tầng kỹ thuật dịch vụ liên quan trực tiếp phục vụ doanh nghiệp, cũng như các dịch vụ xã hội thiết yếu cho người lao động. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Chi phí thời gian mà doanh nghiệp sử dụng để thực hiện các quy định hành chính của Nhà nước trong quá trình hoạt động tại Hà Nội vẫn còn khá lớn so với các địa phương khác. Những thủ tục liên quan đến các loại giấy phép, đến đất đai... còn khá phức tạp và kéo dài, gây mất nhiều thời gian, công sức của doanh nghiệp. Các quy trình giải quyết thủ tục hành chính khác của nhiều cơ quan địa phương vẫn còn phức tạp, dẫn đến thời gian doanh nghiệp mất đi vẫn còn khá lớn.

- Thái độ tiếp xúc, làm việc của một bộ phận cán bộ, công chức còn chưa thực sự đúng mực, theo tinh thần “phục vụ doanh nghiệp”. Mặc dù thời gian qua có nhiều chủ trương của Thành phố trong việc đẩy mạnh phát triển khu vực kinh tế tư nhân, song nhìn nhận đối với vai trò của khu vực kinh tế tư nhân ở nhiều nơi còn chưa khách quan, chưa tương xứng với vai trò của khu vực kinh tế này trong phát triển Thủ đô.

- Môi trường phát triển cho các doanh nghiệp tư nhân còn chưa thực sự thuận lợi, vẫn còn những hàng rào cản trở sự cạnh tranh bình đẳng với các thành phần kinh tế khác. Một số cơ chế, chính sách hỗ trợ của Thành phố chưa đi đến được các doanh nghiệp tư nhân, đặc biệt các doanh nghiệp nhỏ và vừa, mà chỉ có các doanh nghiệp nhà nước hoặc doanh nghiệp cổ phần hóa được tiếp cận. Do vậy, các chính sách hỗ trợ của Hà Nội, các dịch vụ công được cung cấp liên quan đến việc cung cấp thông tin thị trường, hỗ trợ tìm kiếm đối tác kinh doanh và đầu tư, dịch vụ công nghệ chưa phát huy được hiệu quả trong đa số các doanh nghiệp.

- Việc doanh nghiệp trả chi phí không chính thức vẫn là vấn đề khá phổ biến.

Việc các chỉ số thành phần không có sự cải thiện nhiều qua các năm, với số điểm không phải là cao và vị trí xếp hạng trên bảng xếp hạng PCI, thậm chí một số chỉ số còn giảm cho thấy môi trường kinh doanh của Hà Nội chưa có sự cải thiện nhiều so với yêu cầu phát triển của Thủ đô cũng như sự phát triển tương đối so với các địa phương khác trong cả nước.

77

2.3.3. Nguyên nhân của những hạn chế:

Có thể chỉ ra một số nguyên nhân của các hạn chế trên là:

- Sau khi Hà Nội mở rộng địa giới hành chính, sát nhập Hà Tây và một số địa phương của tỉnh Vĩnh Phúc, Hòa Bình rất nhiều vấn đề đặt ra trong việc ổn định bộ máy quản lý cũng như xây dựng các cơ chế chung cho Hà Nội mới. Mặt khác, vấn đề chênh lệch về trình độ phát triển kinh tế, trình độ dân cư giữa các vùng của Hà Nội cũ và Hà Nội mới cũng đang đặt ra bức thiết sau sát nhập.

- Hệ thống cơ sở pháp lý chưa đầy đủ, rõ ràng gây khó khăn cho cả doanh nghiệp và cả cán bộ trực tiếp thụ lý.

- Sự hiểu biết của doanh nghiệp về luật pháp và các quy định của Nhà nước còn chưa đầy đủ.

- Những rào cản về một cơ chế, chính sách đặc thù cho Thủ đô đã khiến cho Hà Nội khó có những linh hoạt trong vận dụng những quy định của Trung ương để tạo điều kiện thuận lợi hơn cho doanh nghiệp.

- Những nỗ lực của Thành phố bước đầu đạt được những kết quả mang tính kỹ thuật như xây dựng Cổng giao tiếp điện tử, các trang web của các sở, ngành... , song việc duy trì, cập nhật liên tục, đầy đủ thông tin còn chưa tốt. Trong quá trình xây dựng kế hoạch, các văn bản pháp quy, các quy định..., các cơ quan Thành phố chưa thường xuyên tham khảo ý kiến doanh nghiệp hoặc tham khảo nhưng còn mang tính hình thức.

- Những đặc thù của một đô thị phát triển và đặc thù của một Thủ đô là lý do khiến cho vấn để tiếp cận đất đai của không chỉ riêng các doanh nghiệp trên địa bàn Hà Nội gặp khó khăn.

- Bộ máy hành chính còn cồng kềnh, thủ tục hành chính còn rườm rà gây khó khăn cho doanh nghiệp trong việc thực thi. Thái độ làm việc của các cán bộ trong các cơ quan hành chính Nhà nước chưa thực sự đúng mực theo tinh thần phục vụ doanh nghiệp. Điều này một mặt do môi trường làm việc mặt khác do cơ chế quản lý và ưu đãi chưa hợp lý. Việc phân quyền hạn và trách nhiệm không tương xứng và chế độ lương bổng không phù hợp là một trở ngại lớn đối với việc cải thiện thái độ làm việc của các cán bộ trong các cơ quan công quyền.

78

Chƣơng 3: CÁC QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP GÓP PHẦN NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA HÀ NỘI

TRONG GIAI ĐOẠN 2010-2015 VÀ TẦM NHÌN 2020 3.1.Bối cảnh mới:

* Bối cảnh quốc tế:

Trong giai đoạn tới, hoà bình, hợp tác và phát triển tiếp tục là xu thế chủ đạo của thế giới. Nguy cơ chiến tranh thế giới khó có khả năng xảy ra nhưng các cuộc chiến tranh cục bộ, xung đột về sắc tộc, tôn giáo, lãnh thổ, tranh giành tài nguyên, khủng bố có thể sẽ gia tăng.

Đồng thời, các quốc gia phải đối phó và tích cực phối hợp hành động, cùng nhau giải quyết các vấn đề toàn cầu như biến đổi khí hậu (tăng nhiệt độ, nước biển dâng, thiên tai...), đói nghèo, ô nhiễm môi trường, khan hiếm nước, các đại dịch và các thảm họa thiên nhiên khác.

Toàn cầu hoá tiếp tục phát triển về quy mô, mức độ; tự do hoá kinh tế và tài chính tiếp tục gia tăng, nhiều hình thức liên kết kinh tế mới xuất hiện. Khoa học và công nghệ ngày càng trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp. Kinh tế tri thức phát triển mạnh và theo đó, chất lượng nguồn nhân lực đang trở thành lợi thế chủ yếu của mỗi quốc gia. Việc tham gia vào mạng sản xuất và chuỗi giá trị toàn cầu đã trở thành yêu cầu đối với các nền kinh tế. Các tập đoàn và công ty xuyên quốc gia có vai trò ngày càng lớn. Tương quan sức mạnh của các nền kinh tế và cục diện phát triển toàn cầu thay đổi nhanh. Sự tùy thuộc lẫn nhau, hội nhập, cạnh tranh và hợp tác giữa các nước đang trở thành phổ biến. Sau cuộc khủng hoảng tài chính – kinh tế toàn cầu, thế giới đã bước vào một giai đoạn phát triển mới. Quá trình tái cấu trúc các nền kinh tế và điều chỉnh các thể chế điều tiết kinh tế - tài chính toàn cầu sẽ diễn ra mạnh mẽ, gắn với những bước tiến mới về khoa học và công nghệ, sử dụng tiết kiệm năng lượng, tài nguyên; phát huy lợi thế cạnh tranh động và sự trỗi dậy của chủ nghĩa bảo hộ. Sau cuộc suy thoái kinh tế toàn cầu, thế giới sẽ bước vào giai đoạn phục hồi và lấy lại đà tăng trưởng.

Trong thế kỷ 21 các đô thị lớn quyết định trật tự kinh tế của thế giới, số lượng đô thị lớn tăng lên rất nhanh và tập trung nhiều ở khu vực Châu Á –

79

Thái Bình Dương. Theo số liệu dự báo của Liên hợp quốc, đến năm 2015 thế giới có khoảng 28 thành phố trên 10 triệu dân. Khu vực Châu Á – Thái Bình Dương trong danh sách các thành phố khổng lồ có các thành phố như: Bắc Kinh, Thượng Hải, Thiên Tân, Seoul, Tokyo, Osaka, Jakarta, Manila, Bangkok. Tiềm lực kinh tế chủ yếu tập trung ở các đô thị. Sự phát triển của các đô thị, đặc biệt là các ngành tạo thị (công nghiệp và dịch vụ) đã thúc đẩy quá trình tăng trưởng kinh tế. Theo ước tính của Ngân hàng Thế giới (WB), 80% thành tựu tăng trưởng kinh tế của các nước đang phát triển sẽ diễn ra tại các thành phố và các vùng đô thị lớn. Tại các đô thị lớn cũng là nơi có các công ty xuyên quốc gia đặt trụ sở. Các hiệp hội, diễn đàn đô thị được thành lập ở nhiều khu vực và trên phạm vi toàn cầu, cố tiếng nói ngày càng quan trọng trong việc giải quyết các vấn đề quốc tế.

Một phần của tài liệu Năng lực cạnh tranh của Hà Nội những năm 2005-2010 và tầm nhìn 2020 (Trang 80)