Những bài học thành công:

Một phần của tài liệu Năng lực cạnh tranh của Hà Nội những năm 2005-2010 và tầm nhìn 2020 (Trang 40)

Một là, đẩy mạnh cải cách hành chính:

Cải cách hành chính là một trong những nội dung quan trọng đối với hoạt động thu hút đầu tư. Bình Dương, Đà Nẵng, Vĩnh Phúc là những địa phương ở Việt Nam đi đầu về cải cách hành chính. Sự đơn giản hóa thủ tục, giảm thời gian thực hiện các thủ tục hành chính đã được các địa phương này thực hiện tới mức tối đa, tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư và thực sự đã khiến các nhà đầu tư hài lòng, không chỉ muốn đến đầu tư mà còn muốn thực hiện chương trình đầu tư lâu dài ở các địa phương này.

Đà Nẵng đã triển khai thực hiện cải cách thủ tục hành chính theo cơ chế “một cửa” từ năm 2001. Đến nay đã triển khai từ thành phố đến quận, huyện và phường, xã; ngoài ra còn có các đơn vị Trung ương đóng trên địa bàn (Thuế, Kho bạc, Bảo hiểm xã hội, Hải quan, Ngân hàng chính sách xã hội, Điện lực, Cảng vụ Đà Nẵng) và nhiều đơn vị trực thuộc sở, ngành. Đà Nẵng là một trong những đơn vị đi đầu thực hiện cơ chế một cửa liên thông trong việc tiếp nhận, giải quyết hồ sơ đăng ký kinh doanh, đăng ký mã số doanh nghiệp và khắc dấu, trả kết quả tại một đầu mối duy nhất là Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư; đối với các dự án đầu tư nước ngoài (ngoài khu công nghiệp) sẽ do Trung tâm Xúc tiến Đầu tư thực hiện.

33

Thành phố cũng đã hỗ trợ các cơ quan, đơn vị trực thuộc xây dựng, mở rộng, nâng cấp trang web chuyên ngành, đồng thời đưa các dịch vụ hành chính công lên giao dịch trực tuyến, tạo sự thuận tiện cho công dân, doanh nghiệp trong việc thực hiện các thủ tục hành chính. Phần mềm quản lý hồ sơ, văn bản tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả hiện đang thí điểm tại 50% số phường, xã và tiến tới cài đặt tại tất cả các phường, xã trên địa bàn thành phố.

Đối với Bình Dương, cải cách hành chính để phát triển kinh tế của tỉnh không dừng lại ở việc cải cách quy trình, thủ tục của một sở, ngành, huyện, thị nhất định hoặc làm trái các quy định của Trung ương theo hướng “xé rào” hoặc “lách luật”. Cải cách hành chính của Tỉnh được thực hiện một các đồng bộ, thống nhất giữa các Sở, ngành, huyện, thị và cấp cơ sở nhằm giải quyết một cách nhanh chóng, dứt điểm những khó khăn như: giải quyết vướng mắc cho các dự án đầu tư sản xuất kinh doanh trong và ngoài nước, các dự án đầu tư từ ngân sách để nhanh chóng hoàn thiện hạ tầng kinh tế - kỹ thuật, tạo môi trường thuận lợi cho doanh nghiệp phát triển…

Phát triển cơ sở hạ tầng đi đôi với cởi mở chính sách là 02 vấn đề then chốt, gắn bó với nhau để tạo điều kiện phát triển kinh tế của Tỉnh. Do đó, cải cách hành chính của tỉnh không chỉ dừng lại ở mục tiêu thu hút đầu tư và sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp mà còn khuyến khích doanh nghiệp tham gia cùng Tỉnh đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng theo nhiều hình thức như B.O.T (các dự án đường giao thông quốc lộ 13, Mỹ Phước – Tân Vạn, Thủ Biên – Cổng Xanh… là những dự án hạ tầng giao thông quan trong mang tính tạo lực cho toàn tỉnh), hình thức B.T (dự án trung tâm hành chính – chính trị tập trung của Tỉnh góp phần không nhỏ trong việc hiện đại hóa nền hành chính của Tỉnh).

Hiện nay, Bình Dương đang tiến hành phân cấp trong quản lý đầu tư xây dựng cơ bản, đây là một bước cải cách nhằm tăng thẩm quyền quản lý vốn ngân sách cho bộ máy chính quyền cấp dưới phù hợp với Luật và các quy định của Trung ương. Bình Dương có lợi thế trong việc thực hiện phân cấp này là do những năm qua, Bình Dương đã tiến hành việc bổ sung, phân cấp ngân sách cho các huyện, thị theo nhiều phương thức, từ đó phần nào đã tạo

34

tính chủ động, linh hoạt cho các huyện thị trong việc quản lý và bố trí vốn đầu tư xây dựng.

Tỉnh chủ trương giảm tối đa thời gian cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, số lượng các hồ sơ Luật không quy định để doanh nghiệp nhanh chóng tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh. Trong quá trình thực hiện, doanh nghiệp được hướng dẫn và nhận hồ sơ trực tiếp tại 1 đầu mối duy nhất là phòng Đăng ký kinh doanh của Sở. Thời gian thực hiện quy trình này đã được Sở Kế hoạch và Đầu tư thực hiện nghiêm túc nhằm nhanh chóng đưa doanh nghiệp vào hoạt động trong thời gian sớm nhất.

Hiện nay, phòng Hợp tác kinh tế đối ngoại của Sở Kế hoạch và Đầu tư thực hiện cơ chế một cửa đối với việc cấp giấy chứng nhận đầu tư cho các dự án đầu tư bên ngoài khu công nghiệp. Nhà đầu tư chỉ cần nộp hồ sơ tại Phòng HTKTĐN của Sở và nhận biên nhận mà không phải đến các cơ quan khác có liên quan. Đối với các dự án đầu tư vào khu công nghiệp, theo quy định của Trung ương, Ban quản lý các khu công nghiệp sẽ trực tiếp xử lý các vấn đề như: thẩm định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường, giấy phép xây dựng, giấy chứng nhận quyền sở hữu công trình, giấy chứng nhận đầu tư… Riêng Ban quản lý các khu công nghiệp tỉnh Bình Dương được ủy quyền xác nhận cam kết bảo vệ môi trường cho các dự án đầu tư trong khu công nghiệp, góp phần giảm thời gian đi lại cho các nhà đầu tư đến cấp thẩm quyền xác nhận bản cam kết này.

Bài học đậm nét và cũng là nguyên nhân quan trọng, một lý giải cho sự thành công trong thu hút đầu tư và phát triển các doanh nghiệp ở Vĩnh Phúc chính là đẩy mạnh cải cách hành chính, xây dựng chính quyền thân thiện, đồng hành cùng doanh nghiệp. Vĩnh Phúc có môi trường đầu tư tốt nhất so với các tỉnh lân cận đã và đang tích cực cải cách hành chính từ trên xuống, coi đây là khâu đột phá trong hỗ trợ doanh nghiệp. Các cấp lãnh đạo cao nhất của Vĩnh Phúc đều tự mình gương mẫu và quán triệt cho cấp dưới theo quan điểm: coi khó khăn mà doanh nghiệp gặp phải cũng chính là khó khăn của mình, phải kịp thời nắm bắt và tháo gỡ cùng doanh nghiệp. Đội ngũ cán bộ công nhân viên chức trực tiếp làm công tác quản lý nhà nước đối với các doanh nghiệp FDI đều được đòi hỏi rất cao về tiêu chuẩn, phẩm chất đạo đức,

35

năng lực chuyên môn và lòng nhiệt tình với công việc. Vấn đề tiêu chuẩn hóa, đơn giản hóa, minh bạch hóa và công khai hóa các thủ tục, quy định hành chính, đồng thời mở rộng cơ chế “một cửa” đồng bộ từ khâu giới thiệu địa điểm, cấp phép, quản lý sau cấp phép... trên cơ sở tận tâm, tôn vinh và tạo thuận lợi nhất cho doanh nghiệp đã và đang trở thành đặc trưng của văn hóa quản lý mới trên địa bàn tỉnh.

Hai là, tăng cường thông tin pháp lý:

Trong thời gian qua, Đà Nẵng đã nỗ lực hết mình tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp, người dân trên địa bàn thành phố được cung cấp thông tin pháp lý một cách tốt nhất thông qua những kênh thông tin như website, báo đài.

Các chế độ công khai, minh bạch về hoạt động công vụ cũng được các đơn vị thực hiện nghiêm túc. Tại nơi tiếp nhận và giải quyết hồ sơ của các cơ quan hành chính đều phải niêm yết công khai các nội dung hướng dẫn về hồ sơ, thủ tục hành chính, quy trình giải quyết công việc, thời gian giải quyết, phí và lệ phí, sơ đồ làm việc, tổ chức Sổ góp ý, niêm yết số điện thoại của lãnh đạo, đeo thẻ công chức, đặt bảng tên chức danh…Điều này đã thể hiện rõ tính công khai, minh bạch trong thủ tục hành chính và tạo điều kiện cho tổ chức, cá nhân thực hiện việc giám sát.

Mặt khác, trong công tác quản lý đất đai, từ quy hoạch tổng thể, đến quy hoạch chi tiết, nội dung dự án đến khung giá loại đất, kết quả kiểm định áp giá đều công khai để người dân, doanh nghiệp xem xét và góp ý.

Tại Bình Dương, tất cả các quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch phát triển ngành và các cuộc họp bàn về tình hình kinh tế - xã hội, nhiệm vụ, phương hướng trong thời gian tới của Tỉnh luôn được công bố công khai, tường thuật trên báo, đài của Tỉnh. Các thông tin, quy trình, hồ sơ cấp phép của các ngành các cấp đều được công bố và niêm yết cụ thể tại trụ sở cơ quan tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp và người dân đến liên hệ công tác. Trong đó, công tác mẫu hóa các tờ khai, hồ sơ được tỉnh chú trọng quan tâm.

Vĩnh Phúc đã thường xuyên phổ biến các thông tin về các luật và các chính sách mới theo nhiều cách khác nhau như: gặp gỡ các nhà đầu tư tại các

36

diễn đàn và hội thảo, đăng tải thông tin lên mạng điện tử của tỉnh như www.vinhphuc.gov.vn; www.dpi.vinhphuc.gov.vn; www.vinhphuc.ttvnol. Đồng thời, phổ biến các thông tin đó thông qua phương tiện truyền thông như báo chí, truyền hình. Tập hợp văn bản pháp luật liên quan đến các chính sách thuế và giải toả đất đai của tỉnh cũng được thường xuyên cung cấp tới các nhà đầu tư với hy vọng các nhà đầu tư sẽ so sánh chính sách của tỉnh với các tỉnh khác để thấy môi trường hấp dẫn hơn.

Định kỳ hàng năm, Cục thuế Vĩnh Phúc tổ chức một lớp học phổ biến các bước kê khai thuế. Ngoài ra khi có những thay đổi trong quy định của Nhà nước liên quan, Cục thuế lại tổ chức các lớp học bất thường hoặc cập nhật thông tin tại bảng tin của cơ quan thuế để nhà đầu tư có thể nắm được những thay đổi đó.

Phối hợp với Hiệp hội các nhà doanh nghiệp để tạo điều kiện cho các nhà đầu tư tiếp cận với các quy định pháp luật và chính sách của tỉnh là một trong những biện pháp quan trọng để tăng cường tính minh bạch của môi trường đầu tư. Khi có một quy định hay chính sách mới, UBND và Sở Kế hoạch và Đầu tư sẽ thông báo trực tiếp cho Hiệp hội để cập nhật và gửi cho doanh nghiệp thành viên. Tại Vĩnh Phúc mô hình Diễn đàn doanh nghiệp hay “tuần lễ doanh nghiệp”, nơi cán bộ tỉnh dành hàng tuần để lắng nghe ý kiến của các nhà đầu tư vẫn còn được duy trì với kinh phí từ ngân sách tỉnh.

Tuy nhiên, trong việc tổ chức các diễn đàn thường niên cán bộ tỉnh cũng nhanh chóng nhận thấy sự hạn chế trong việc lập kế hoạch tổ chức chương trình vào thời gian cố định. Các khó khăn của nhà đầu tư và giải pháp của tỉnh không thích hợp với cách thức tổ chức diễn đàn mỗi năm một lần. Nếu giải pháp của tỉnh không hiệu quả, cán bộ tỉnh cần nhanh chóng phản hồi. Do đó, tỉnh lập kế hoạch theo dõi, đánh giá định kỳ những sáng kiến được công bố tại diễn đàn thường niên của tỉnh. Trong trường hợp cần thiết, tỉnh tổ chức thêm các cuộc gặp gỡ nhằm giải quyết những vấn đề không dự đoán được trước. Những buổi gặp mặt tổ chức theo yêu cầu thực tế cũng không kém phần quan trọng so với diễn đàn thường niên và thường có sự tham gia của Bí thư, Chủ tịch và Phó chủ tịch tỉnh cùng với các nhà đầu tư. Trong những cuộc gặp này, Vĩnh Phúc thường giải quyết những vấn đề trong

37

chính sách của tỉnh như đầu tư đào tạo nhân lực có tay nghề và xây nhà cho người lao động ngoại tỉnh.

Ba là, tính năng động và tiên phong của đội ngũ lãnh đạo:

Lãnh đạo thành phố Đà Nẵng thường xuyên dành thời gian để gặp gỡ, tiếp xúc và đối thoại trực tiếp với người dân và doanh nghiệp, lắng nghe ý kiến của họ để điều chỉnh các chính sách khi cần thiết.

Từ khi cả nước chưa có cơ chế “một cửa”, Bình Dương đã thành lập Hội đồng tư vấn đầu tư, gồm có lãnh đạo các sở ngành và do một đồng chí Phó Chủ tịch UBND tỉnh là Chủ tịch Hội đồng. Đây là một bước thực hiện cơ chế một cửa trong việc xem xét, giải quyết một dự án đầu tư phức tạp mà chỉ cần qua một cuộc họp là thống nhất ý kiến của các sở, ban, ngành liên quan mà không tốn nhiều thời gian chờ đợi của nhà đầu tư.

Theo ý kiến của doanh nghiệp cho rằng thực ra Bình Dương không có chính sách ưu đãi khác cho các nhà đầu tư ngoài khuôn khổ các chính sách vĩ mô của Trung ương, mà điểm nổi bật là đã tạo ra môi trường thuận lợi, an toàn cho các doanh nghiệp, nhà đầu tư. Với môi trường này, đầu tư và sản xuất kinh doanh được khuyến khích và bảo vệ theo pháp luật. Rất ít trường hợp “hình sự hóa quan hệ kinh tế”, mà chính quyền thường quan tâm giúp các nhà đầu tư và doanh nghiệp giải quyết các vướng mắc, khó khăn đồng thời thực hiện kiểm tra, giám sát khi cần thiết.

Tỉnh đã tổ chức “Ngày doanh nghiệp tỉnh Bình Dương” vào ngày 31/12 hàng năm để gặp mặt, lắng nghe và tháo gỡ vướng mắc cho các doanh nghiệp đóng trên địa bàn. Trong quá trình làm việc, khi cần thiết, lãnh đạo tỉnh có thể điều chỉnh chương trình công tác để tiếp nhà đầu tư và doanh nghiệp. Trong các vấn đề thuộc quyền hạn của mình, lãnh đạo tỉnh trực tiếp giải quyết ngay; những vướng mắc lớn có liên quan đến Chính phủ, các bộ, ngành Trung ương thì chuyển ngay lên cấp thẩm quyền giải quyết, nhiều trường hợp lãnh đạo tỉnh trực tiếp ra Trung ương xin ý kiến nhằm tháo gỡ vướng mắc cho doanh nghiệp.

Ở Vĩnh Phúc định kỳ hàng tháng (đối với các ngành liên quan) và hàng năm (đối với lãnh đạo tỉnh) đều có hội nghị gặp gỡ, đối thoại với doanh nghiệp để trao đổi và giải quyết những khó khăn vướng mắc trong quá trình

38

sản xuất, kinh doanh. Một số dự án đầu tư của các doanh nghiệp lớn, quan trọng lãnh đạo tỉnh còn tổ chức trao giấy phép đầu tư với các nghi thức trang trọng nhằm tôn vinh doanh nghiệp.

Vĩnh Phúc đã dành những ưu đãi cao cho doanh nghiệp trong khuôn khổ thẩm quyền của địa phương được phân cấp, chủ trương tạo thuận lợi cao nhất cho các doanh nghiệp tiếp cận và thụ hưởng các ưu đãi hiện hành mà nhà nước dành cho doanh nghiệp cũng như trong khuôn khổ thẩm quyền quyết định của chính quyền địa phương được phân cấp.

Tỉnh cũng đã nhất quán phát triển công nghiệp theo quy hoạch KCN và tăng cường phân cấp, uỷ quyền, nâng cao năng lực, trách nhiệm bộ máy quản lý KCN. Vĩnh Phúc rất coi trọng xây dựng và thống nhất quản lý công nghiệp theo quy hoạch được cấp có thẩm quyền quy định. Mô hình các KCN được đa dạng hoá song Vĩnh Phúc cũng rất coi trọng việc hình thành quy hoạch dài hạn phát triển một số KCN tổng thể có quy mô lớn, phát triển đa ngành và được xây dựng đồng bộ, gắn với quy hoạch phát triển khu dân cư, các công trình dịch vụ kinh doanh và dịch vụ văn hoá xã hội cho người lao động theo yêu cầu phát triển bền vững. Bên cạnh đó, Vĩnh Phúc đã khuyến khích phát triển các khu, cụm công nghiệp vừa và nhỏ, tạo cơ hội cung cấp mặt bằng và quy tụ các DNVVN sản xuất kinh doanh các linh kiện, phụ tùng hỗ trợ cho các doanh nghiệp lớn. Hơn nữa, tỉnh rất coi trọng việc kiện toàn, tổ chức và phân cấp quản lý mạnh cho các BQL các KCN. BQL các KCN được xin ý kiến trực tiếp các Bộ, ngành về những vấn đề chuyên môn, theo lĩnh vực được uỷ quyền. BQL cũng tăng cường uỷ quyền và phối hợp với các cơ quan chuyên môn của tỉnh về quản lý vốn, lao động, môi trường nhằm thực hiện tốt cơ chế “một cửa”, rút ngắn thời gian trả lời, xử lý các vướng mắc khó khăn và

Một phần của tài liệu Năng lực cạnh tranh của Hà Nội những năm 2005-2010 và tầm nhìn 2020 (Trang 40)