Các giải pháp khác

Một phần của tài liệu Năng lực cạnh tranh của Hà Nội những năm 2005-2010 và tầm nhìn 2020 (Trang 104)

Củng cố và hoàn thiện hệ thống hạ tầng cơ sở:

Đầu tư xây dựng, phát triển mạng lưới đường giao thông: hoàn thiện hệ thống giao thông đường bộ (các quốc lộ và cao tốc hướng tâm, các tuyến đường vành đai, trục chính đô thị, đường liên tỉnh, giao thông nông thôn, hệ thống cầu, hầm đường bộ), hệ thống giao thông đường sắt, cảng hàng không và sân bay. Phát triển hệ thống giao thông theo hướng hiện đại.

97

Hạ tầng thương mại: quy hoạch trung tâm thương mại, các chợ và hệ thống bán lẻ, tiếp tục triển khai đầu tư xây dựng một số trung tâm thương mại kết hợp chợ, tạo cơ chế khuyến khích các doanh nghiệp nâng cao chất lượng dịch vụ thương mại.

Hạ tầng về bưu chính, viễn thông và công nghệ thông tin: phát triển các dịch vụ viễn thông, công nghệ thông tin làm tiền đề cơ sở cho điện tử hoá các hoạt động hành chính.

Quy hoạch phát triển các khu công nghiệp, khu công nghệ cao tạo mặt bằng sản xuất kinh doanh ban đầu cho doanh nghiệp.

98

KẾT LUẬN

So với các địa phương khác trong cả nước, Hà Nội có rất nhiều lợi thế và đã đạt được những thành tựu đáng kể trong phát triển kinh tế-xã hội...Tuy nhiên, Hà Nội đã, đang và sẽ tiếp tục còn nhiều việc phải làm, nhất là về nâng cao năng lực cạnh tranh, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, huy động tốt tiềm năng kinh tế và nâng cao chất lượng phát triển.

Hà Nội cùng với cả nước đang trong quá trình hội nhập ngày càng sâu hơn vào nền kinh tế thế giới – với những cạnh tranh và hợp tác, thời cơ và thách thức, thuận lợi và khó khăn đan xen nhau rất phức tạp - đồng thời, cũng bước vào giai đoạn gấp rút hoàn thành mục tiêu “cơ bản trở thành một nước công nghiệp ” vào năm 2020. Chính vì vậy, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh trên các cấp độ vĩ mô và vi mô, quốc gia, địa phương và doanh nghiệp, để thu hút và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực trong và ngoài nước cho phát triển kinh tế - xã hội là một yêu cầu đặt ra ngày càng bức thiết đối với Việt Nam nói chung và Hà Nội nói riêng.

PCI mặc dù mới trải qua 5 năm tồn tại và phát triển, còn một số những hạn chế nhất định, nhưng đã ngày càng khẳng định vai trò và ý nghĩa của mình trong việc đánh giá những nỗ lực nâng cao năng lực cạnh tranh của địa phương, làm cơ sở, tiền đề thúc đẩy nền kinh tế địa phương phát triển. Những kết quả mà Hà Nội đạt được trong thời gian qua trong cải thiện vị trí trên bảng xếp hạng PCI là rất đáng khích lệ: dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp được đánh giá khá tốt; chi phí thời gian để doanh nghiệp gia nhập thị trường đã được rút ngắn đáng kể; doanh nghiệp cũng đã dễ dàng hơn trong việc tiếp cận đất đai và sự tin tưởng của doanh nghiệp vào hệ thống pháp lý đã được nâng lên.

Nhưng bên cạnh đó, còn rất nhiều những hạn chế đó là: thứ hạng của Hà Nội trên bảng xếp hạng PCI không cao (thường đứng trong nhóm trung bình và trung bình khá), một số chỉ số của Hà Nội không được đánh giá cao như: tính năng động tiên phong của lãnh đạo tỉnh; thiết chế pháp lý phục vụ cho việc giải quyết chanh chấp hay tố cáo hành vi tham nhũng còn thiếu và yếu; việc cung cấp thông tin, công khai các văn bản, các cơ chế, chính sách

99

của Thành phố vẫn còn nhiều bất cập; tiếp cận đất đai dù cải thiện hơn nhưng vẫn còn nhiều khó khăn; chi phí thời gian thực hiện các quy định của Nhà nước trong quá trình hoạt động của các doanh nghiệp tại Hà Nội vẫn còn khá lớn so với các địa phương khác; việc doanh nghiệp trả chi phí không chính thức vẫn là vấn đề khá phổ biến.

Để cải thiện vị trí PCI, nâng cao năng lực cạnh tranh, trong thời gian tới Hà Nội cần tập trung vào một số giải pháp: Củng cố, kiện toàn bộ máy quản lý, nâng cao năng lực, nhận thức, trách nhiệm của lãnh đạo và đội ngũ cán bộ công chức góp phần cải thiện tính năng động, tiên phong của chính quyền Thành phố; Tập trung đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính giảm tối đa chi phí gia nhập thị trường và chi phí thời gian để thực hiện các quy định của Nhà nước cho doanh nghiệp; Cải thiện hệ thống thông tin, đẩy mạnh công khai, minh bạch hóa thông tin cho doanh nghiệp; Tăng cường các biện pháp giải quyết vấn đề mặt bằng sản xuất kinh doanh, nâng cao khả năng tiếp cận đất đai và sự ổn định trong sử dụng đất cho doanh nghiệp; Phát triển hệ thống giáo dục – đào tạo tạo nguồn cung lao động qua đào tạo, lao động có tay nghề cho doanh nghiệp; Nâng cao chất lượng và đa dạng hóa các dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp; Hoàn thiện hệ thống hạ tầng cơ sở.

Nâng cao năng lực cạnh cấp tỉnh là cả một quá trình lâu dài và liên tục, đòi hỏi nỗ lực tất cả các chủ thể trong nền kinh tế, trong đó năng lực và hiệu lực thực tế của các cấp chính quyền địa phương giữ vai trò quyết định. Hà Nội phải không ngừng đổi mới, không ngừng hoàn thiện không những vì mục tiêu phát triển mà còn xứng đáng với vai trò là Thủ đô - Trung tâm Chính trị - Hành chính, Kinh tế của một Việt Nam đang vươn tới tầm khu vực và thế giới.../.

100

TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt

1. Tô Xuân Dân, Vũ Trọng Lâm (2003), “Cơ chế chính sách đặc thù phát triển Thủ đô Hà Nội - Một số định hướng cơ bản”, Nxb Khoa học và kỹ thuật, Hà Nội

2. Lê Đăng Doanh, Nguyễn Thị Kim Dung (1998), “Nâng cao năng lực cạnh tranh và bảo hộ sản xuất trong nước”, Nxb Lao động, Hà Nội

3. Nghiêm Xuân Đạt, Tô Xuân Dân, Vũ Trọng Lâm (2003), “Cơ chế chính sách đặc thù phát triển Thủ đô Hà Nội - Một số định hướng cơ bản”, Nxb Khoa học và kỹ thuật, Hà Nội

4. Nghiêm Xuân Đạt, Nguyễn Minh Phong (2002), “Giải pháp tài chính thúc đẩy phát triển kinh tế Thành phố Hà Nội”, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội 5. Nghiêm Xuân Đạt, Nguyễn Minh Phong (2002), “Hà Nội trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế ”, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

6. Nguyễn Thị Thu Hà (2009), “Nâng cao năng lực cạnh tranh cấp tỉnh trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở Việt Nam hiện nay”, Nxb Thông Tấn, Hà Nội.

7. Nguyễn Thị Hiền (2004), “Nâng cao năng lực cạnh tranh kinh tế của Việt Nam”, Nghiên cứu kinh tế, (7), Tr. 23-30.

8. Hoàng Mạnh Hiển, Nguyễn Minh Phong(2005), “Phát triển các thành phần kinh tế ở Hà Nội thời kỳ đổi mới”, Nxb Tài chính, Hà Nội

9. Học viện Tài chính – Bộ Tài chính (2002), “Giải pháp kinh tế - tài chính hỗ trợ và thúc đẩy kinh tế tư nhân”, Hà Nội

10. Trần Việt Hương (2006), “Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh của Việt Nam năm 2006”, Kinh tế và dự báo, (6), Tr. 63-64.

11. Nguyễn Minh Phong (2000), “Lý thuyết lạm phát - giảm phát và thực tiễn ở Việt Nam thời kỳ đổi mới”, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội

12. Nguyễn Minh Phong (2004), “Phát triển kinh tế tư nhân ở Hà Nội”, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội

13. Nguyễn Minh Phong (2004), “Vốn dài hạn cho phát triển kinh tế ở Hà Nội”, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội

14. Nguyễn Minh Phong (2005), “Phát triển thị trường khoa học công nghệ giữa Hà Nội với các tỉnh, địa phương trong cả nước”, Nxb Tài chính, Hà Nội.

15. Nguyễn Thị Quy (2005), “Lý thuyết về lợi thế cạnh tranh và năng lực cạnh tranh của M.Porter”, Lý luận chính trị, (8), Tr. 70-73.

101

16. Nguyễn Văn Thanh (2004), “Một số vấn đề về năng lực cạnh tranh và năng lực cạnh tranh quốc gia”, Nghiên cứu kinh tế, (10), Tr. 39-48.

17. Bùi Văn Thành (2007), “Nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế Việt Nam trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế”, Luận án tiến sỹ kinh tế, Viện Kinh tế Việt Nam,Viện Khoa học Xã hội Việt Nam, Hà Nội.

18. Nguyễn Thế Vinh (2006), “Vận dụng Marketing địa phương để nâng cao năng lực cạnh tranh cấp tỉnh”, Kinh tế và dự báo, (3), Tr. 29-30.

19. Niên giám thống kê Hà Nội 2005-2009.

20. UBND Thành phố Hà Nội (2009), “Đề án nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh của Thành phố Hà Nội giai đoạn 2009-2010”.

21. VNCI (2005), “Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh năm 2005 của Việt Nam Đánh giá chất lượng điều hành kinh tế để thúc đẩy sự phát triển của khu vực kinh tế tư nhân”, Báo cáo nghiên cứu chính sách – VNCI, (4).

22. VNCI (2006), “Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh của Việt Nam năm 2006 Đánh giá chất lượng điều hành kinh tế để thúc đẩy sự phát triển của khu vực kinh tế tư nhân”, Báo cáo nghiên cứu chính sách – VNCI, (11).

23. VNCI (2007), “Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh năm 2007 của Việt Nam Đánh giá chất lượng điều hành kinh tế để thúc đẩy sự phát triển của khu vực kinh tế tư nhân”, Báo cáo nghiên cứu chính sách – VNCI, (12).

24. VNCI (2008), “Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh của Việt Nam năm 2008 Đánh giá chất lượng điều hành kinh tế để thúc đẩy sự phát triển của khu vực kinh tế tư nhân”, Báo cáo nghiên cứu chính sách – VNCI.

25. Nguyễn Như Ý (1998), “Đại từ điển Tiếng Việt”, Nxb Văn hoá – Thông tin, Hà Nội

26. World Bank (2006), “Báo cáo năng lực cạnh tranh toàn cầu năm 2006 - 2007”.

Tiếng Anh

27. John Maurice Clark (1940), Toward a Concept of Workable Competitition”, American Economic Review (2), Vol 30, pp 241-256.

28. Joseph Alois Schumpeter (1975), "Creative Destruction", Capitalism, Socialism and Democracy, pp. 82-85, New York.

29. Machlup, Fritz (1962), “The Economics of Sellers’ Competition”,

Baltimore, Maryland, John Hopkins Press.

PHỤ LỤC

I. CÁC CHỈ TIÊU THÀNH PHẦN CỦA PCI NĂM 2009 Chi phí gia nhập thị trƣờng

STT Chỉ tiêu thành phần Ghi chú

1 Thời gian đăng ký kinh doanh – số ngày (giá trị trung vị) 2 Thời gian đăng ký kinh doanh bổ sung – số ngày (giá trị

trung vị)

3 Số lượng giấy đăng ký, giấy phép kinh doanh cần thiết để chính thức hoạt động (giá trị trung vị)

4 Thời gian chờ đợi để được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (giá trị trung vị)

5 % Doanh nghiệp phải mất hơn 3 tháng để khởi sự kinh doanh

6 % Doanh nghiệp gặp khó khăn để có đủ các loại giấy phép cần thiết

Chỉ tiêu cũ loại bỏ năm 2009

Chỉ số tiếp cận đất đai và sự ổn định trong sử đụng đất

STT Chỉ tiêu thành phần Ghi chú

1 % Doanh nghiệp có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất 2 % Diện tích đất có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất 3 Doanh nghiệp đánh giá rủi ra bị thu hồi đất (1: rất cao

đến 5: rất thấp)

4 Nếu bị thu hồi đất, doanh nghiệp sẽ được bồi thường thỏa đáng (% luôn luôn hoặc thường xuyên)

5 Sự thay đổi khung giá đất của tỉnh phù hợp với sự thay đổi của giá thị trường (% đồng ý)

Chỉ tiêu mới thêm vào năm 2009

6 Doanh nghiệp không gặp bất cứ cản trở nào về mặt bằng kinh doanh.

7 Doanh nghiệp đánh giá rủi ro về thay đổi các điều kiện cho thuê (1: rất cao đến 5: rất thấp)

Chỉ tiêu cũ loại bỏ năm 2009

8 % Doanh nghiệp cho rằng thiếu mặt bằng kinh doanh hạn chế khả năng mở rộng kinh doanh của họ

nông nghiệp của tỉnh là Tốt hoặc Rất tốt

10 Nếu hợp đồng cho thuê thay đổi, sẽ có cơ chế giải quyết tranh chấp công bằng (% Luôn luôn hoặc thường xuyên)

Tính minh bạch và khă năng tiếp cận thông tin:

STT Chỉ tiêu thành phần Ghi chú

1 Tính minh bạch của các tài liệu kế hoạch

2 Tính minh bạch của các tài liệu pháp lý như Quyết định, Nghị định

3 Cần có “mối quan hệ” để có được các tài liệu kế hoạch của tỉnh (% Rất quan trọng hoặc quan trọng)

4 Thương lượng với cán bộ Thuế là phần thiết yếu trong hoạt động kinh doanh (% Hoàn toàn đồng ý hoặc Đồng ý)

5 Khả năng tiên liệu việc thực thi pháp luật của tỉnh (% Luôn luôn hoặc thường xuyên)

6 Độ mở của trang web tỉnh

7 Các hiệp hội doanh nghiệp đóng vai trò quan trọng trong xây dựng và phản biện các chính sách, quy định của tỉnh (% Quan trọng hoặc Rất quan trọng)

Chỉ tiêu mới thêm vào năm 2009

8 Tỉnh có trao đổi ý kiến với doanh nghiệp về những thay đổi trong các quy định pháp luật (% Luôn luôn hoặc Thường xuyên)

Chỉ tiêu cũ loại bỏ năm 2009

9 Chất lượng dịch vụ tư vấn do cơ quan của tỉnh cung cấp về thông tin pháp luật (% Tốt hoặc Rất tốt)

10 Gia định và bạn bè có vai trò quan trọng trong thương lượng với cán bộ Nhà nước (% Rất quan trọng hoặc quan trọng)

Chi phí thời gian để thực hiện các quy định của Nhà nƣớc

STT Chỉ tiêu thành phần Ghi chú

1 % Doanh nghiệp sử dụng hơn 10% quỹ thời gian để thực hiện các quy định của Nhà nước

3 Số giờ trung vị làm việc với thanh tra Thuế

4 Các cán bộ nhà nước giải quyết công việc hiệu quả hơn (% Đồng ý)

Chỉ tiêu mới thêm vào năm 2009

5 Số lần doanh nghiệp phải đi lại để lấy các con dấu và chữ ký cần thiết (% Đồng ý)

6 Thủ tục giấy tờ giảm (% Đồng ý)

7 Các loại phí, lệ phí của nhiều thủ tục giảm (% Đồng ý)

8 Số lần thanh tra giảm trong vòng hai năm trở lại đây (%) Chỉ tiêu cũ loại bỏ năm 2009

9 Số ngày làm việc với chính quyền địa phương giảm đi trong 2 năm qua (%)

Chi phí không chính thức

STT Chỉ tiêu thành phần Ghi chú

1 % Doanh nghiệp cho rằng các doanh nghiệp cùng ngành trả chi phí không chính thức

2 % Doanh nghiệp chi hơn 10% doanh thu cho các loại chi phí không chính thức

3 Cán bộ tỉnh sử dụng các quy định riêng của địa phương với mục đích trục lợi (% Đồng ý hoặc Hoàn toàn đồng ý)

4 Công việc được giải quyết sau khi chi trả chi phí không chính thức (% Luôn luôn hoặc Thường xuyên)

5 Doanh nghiệp trả hoa hồng để có được hợp đồng từ các cơ quan nhà nước (% Đúng )

Chỉ tiêu mới thêm vào năm 2009

6 % Doanh nghiệp cho rằng các chi phí không chính thức là cản trở chính đối với hoạt động kinh doanh

Chỉ tiêu cũ loại bỏ năm 2009

Tính năng động và tiên phong của lãnh đạo tỉnh:

STT Chỉ tiêu thành phần Ghi chú

1 Tính rất linh hoạt trong khuôn khổ pháp luật nhằm tạo môi trường kinh doanh thuận lợi cho các doanh nghiệp tư nhân (% Đồng ý hoặc Hoàn toàn đồng ý)

2 Tính sáng tạo và sáng suốt trong việc giải quyết những trở ngại đối với cộng đồng doanh nghiệp (% Đồng ý hoặc Hoàn toàn đồng ý)

3 Cảm nhận của doanh nghiệp về thái độ của chính quyền tỉnh đối với khu vực tư nhân (% Tích cực hoặc Rất tích cực)

4 Tỉnh có sáng kiến tốt nhưng còn nhiều cản trở ở Trung ương (% Đồng ý hoặc Hoàn toàn đồng ý);

Chỉ tiêu cũ loại bỏ năm 2009

5 Không có sáng kiến nào ở cấp tỉnh, tất cả đều đến từ cấp Trung ương (% Đồng ý hoặc Hoàn toàn đồng ý).

Dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp:

STT Chỉ tiêu thành phần Ghi chú

1 Số hội chợ thương mại do tỉnh tổ chức trong năm trước hoặc đăng ký tổ chức cho năm nay

2 Số lượng các cơ sở cung cấp dịch vụ tư nhân trong tỉnh 3 Doanh nghiệp đã sử dụng dịch vụ tìm kiếm thông tin

kinh doanh (%)

Chỉ tiêu mới thêm vào năm 2009

4 Doanh nghiệp đã sử dụng nhà cung cấp dịch vụ tư nhân cho dịch vụ tìm kiếm thông tin kinh doanh trên (%) 5 Doanh nghiệp có ý định tiếp tục sử dụng nhà cung cấp

dịch vụ tư nhân trên cho dịch vụ tìm kiếm thông tin kinh doanh (%)

6 Doanh nghiệp đã sử dụng dịch vụ tư vấn về thông tin pháp luật (%)

7 Doanh nghiệp đã sử dụng nhà cung cấp dịch vụ tư nhân cho dịch vụ tư vấn về thông tin pháp luật (%)

8 Doanh nghiệp có ý định tiếp tục sử dụng nhà cung cấp

Một phần của tài liệu Năng lực cạnh tranh của Hà Nội những năm 2005-2010 và tầm nhìn 2020 (Trang 104)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)