Nội dung chủ yếu và cách tính các chỉ số PCI

Một phần của tài liệu Năng lực cạnh tranh của Hà Nội những năm 2005-2010 và tầm nhìn 2020 (Trang 27)

a) Nội dung:

Chỉ số PCI đo lường chất lượng điều hành kinh tế địa phương của chính quyền cấp tỉnh trong việc tạo lập môi trường chính sách thuận lợi cho sự phát triển của doanh nghiệp thông qua những đánh giá của chính doanh nghiệp đang hoạt động trên địa bàn của địa phương.

Năm 2005, chỉ số tổng hợp này bao gồm 9 chỉ số thành phần, mỗi chỉ số thành phần lý giải khá nhiều sự khác biệt về phát triển kinh tế giữa các tỉnh của Việt Nam bao gồm:

(1) Chí phí gia nhập thị trường; (2) Tiếp cận đất đai;

(3) Tính minh bạch và tiếp cận thông tin; (4) Chi phí thời gian;

(5) Chi phí không chính thức;

(6) Thực hiện chính sách của Trung ương; (7) Ưu đãi đối với doanh nghiệp Nhà nước; (8) Tính năng động và tiên phong;

(9) Chính sách phát triển khu vực kinh tế tư nhân.

Năm 2006 có thêm 2 chỉ số thành phần mới được đưa vào (Đào tạo lao động và Thiết chế pháp lý) để phản ánh hai khía cạnh quan trọng khác về nỗ lực của chính quyền tỉnh nhằm cải thiện môi trường kinh doanh ở địa phương. Ngoài ra, hệ thống chỉ tiêu của các chỉ số thành phần hiện có cũng được cải tiến và hoàn thiện hơn bao gồm các chỉ số:

(1) Chi phí gia nhập thị trường; (2) Tiếp cận đất đai;

20

(4) Chi phí về thời gian để thực hiện các quy định của Nhà nước; (5) Chi phí không chính thức;

(6) Ưu đãi đối với DNNN (Môi trường cạnh tranh); (7) Tính năng động và tiên phong của lãnh đạo tỉnh; (8) Chính sách phát triển khu vực kinh tế tư nhân; (9) Đào tạo lao động;

(10) Thiết chế pháp lý.

Tới thời điểm năm 2009, Chỉ số PCI bao gồm 09 chỉ số thành phần là: Chi phí gia nhập thị trường; Tiếp cận đất đai và sự ổn định trong sử dụng đất; Tính minh bạch và tiếp cận thông tin; Chi phí thời gian để thực hiện các quy định của Nhà nước; Chi phí không chính thức; Tính năng động và tiên phong của lãnh đạo tỉnh; Dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp; Đào tạo lao động; Thiết chế pháp lý.

Trong đó:

(1)Chi phí gia nhập thị trường: đo lường về: i) Thời gian doanh nghiệp phải chờ để đăng ký kinh doanh và xin cấp đất; ii) Thời gian chờ để nhận được tất cả các loại giấy phép cần thiết để tiến hành hoạt động kinh doanh; iii) Số giấy phép, giấy đăng ký và quyết định chấp thuận cần thiết để chính thức hoạt động; và iv) Mức độ khó khăn theo đánh giá của doanh nghiệp để có được tất cả các giấy đăng ký, giấy phép và quyết định chấp thuận.

(2)Tiếp cận đất đai và sự ổn định trong sử dụng đất: đo lường về hai khía cạnh của vấn đề đất đai mà doanh nghiệp phải đối mặt: i) Việc tiếp cận đất đai có dễ dàng không; và ii) Doanh nghiệp có thấy yên tâm và được đảm bảo về sự ổn định khi có được mặt bằng kinh doanh hay không.

(3)Tính minh bạch và tiếp cận thông tin: đo lường khả năng tiếp cận các kế hoạch của tỉnh và các văn bản pháp lý cần thiết cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, liệu doanh nghiệp có thể tiếp cận một cách công bằng các văn bản này, các chính sách và quy định mới có được tham khảo ý kiến của doanh nghiệp và khả năng tiên liệu trong việc triển khai thực hiện các chính sách, quy định đó và mức độ tiện dụng của trang web tỉnh đối với doanh nghiệp.

21

(4)Chi phí thời gian để thực hiện các quy định của Nhà nước: đo lường thời gian doanh nghiệp phải bỏ ra để thực hiện các thủ tục hành chính cũng như mức độ thường xuyên và thời gian doanh nghiệp phải tạm dừng kinh doanh để các cơ quan Nhà nước của địa phương thực hiện việc thanh tra, kiểm tra. Năm 2009, chỉ số này cũng bao gồm một bộ các chỉ tiêu đo lường sự tiến bộ của Cải cách Hành chính công.

(5)Chi phí không chính thức: đo lường các khoản chi phí không chính thức mà doanh nghiệp phải trả và các trở ngại do những chi phí không chính thức này gây ra đối với hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, việc trả những khoản chi phí không chính thức này có đem lại kết quả hay “dịch vụ” như mong đợi và liệu các cán bộ Nhà nước có sử dụng các quy định của địa phương để trục lợi hay không.

(6)Tính năng động và tiên phong của lãnh đạo tỉnh: Đo lường tính sáng tạo, sáng suốt của lãnh đạo tỉnh trong quá trình thực thi chính sách Trung ương cũng như trong việc đưa ra các sáng kiến riêng nhằm phát triển khu vực kinh tế tư nhân, đồng thời đánh giá khả năng hỗ trợ và áp dụng những chính sách đôi khi chưa rõ ràng của Trung ương theo hướng có lợi cho doanh nghiệp.

(7)Dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp: đo lường sự sẵn có của các dịch vụ hỗ trợ kinh doanh như xúc tiến thương mại cho khu vực tư nhân, cung cấp các thông tin kinh doanh cho doanh nghiệp, dịch vụ tìm kiếm đối tác kinh doanh và các dịch vụ công nghệ; số lượng các nhà cung cấp dịch vụ tư nhân, và chất lượng của các dịch vụ này.

(8)Chất lượng đào tạo lao động: đo lường các nỗ lực của lãnh đạo tỉnh để thúc đẩy đào tạo nghề và phát triển kỹ năng nhằm hỗ trợ cho các ngành công nghiệp tại địa phương và giúp người lao động tìm kiếm việc làm.

(9)Thiết chế pháp lý: đo lường lòng tin của doanh nghiệp tư nhân đối với hệ thống tòa án, tư pháp của tỉnh, liệu các thiết chế pháp lý này có được doanh nghiệp xem là công cụ hiệu quả để giải quyết tranh chấp hoặc là nơi doanh nghiệp có thể khiếu nại các hành vi nhũng nhiễu của cán bộ công quyền tại địa phương.

22

Trong khuôn khổ luận văn, tác giả sẽ không đi sâu vào các phương pháp kỹ thuật để tính toán PCI mà chỉ giới thiệu quá trình xây dựng chỉ số năng lực cạnh tranh PCI như thế nào và các phương pháp được sử dụng.

Quy trình xây dựng chỉ số PCI gồm 3 bước:

Bước 1: Thu thập số liệu: có hai loại dữ liệu được thu thập để xây dựng các chỉ số thành phần. Thứ nhất là dữ liệu từ các phiếu điều tra đối với các doanh nghiệp dân doanh. Thứ hai là dữ liệu từ niêm giám thống kê, từ nguồn của bên thứ ba khác như Ngân hàng Nhà nước, các công ty kinh doanh bất động sản và các hiệp hội doanh nghiệp.

Bước 2: Xử lý dữ liệu để xây dựng các chỉ số thành phần. Mỗi chỉ tiêu được chuẩn hóa theo thang điểm 10 (điểm 10 tương ứng với tỉnh có thực tiễn tốt nhất, điểm 1 tương ứng với tỉnh có thực tiễn kém nhất).

Quy chuẩn điểm số:

(1) Nếu điểm chỉ tiêu cao phản ánh chất lượng điều hành tốt 9*

Điểm của tỉnhi – Điểm nhỏ nhất của mẫu

Điểm lớn nhất của mẫu – Điểm nhỏ nhất của mẫu +1 (2) Nếu điểm chỉ tiêu cao phản ánh chất lượng điều hành không tốt 11 - 9*

Điểm của tỉnhi – Điểm nhỏ nhất của mẫu

Điểm lớn nhất của mẫu – Điểm nhỏ nhất của mẫu +1

Bước 3: Xây dựng chỉ số tổng hợp PCI: PCI sử dụng phương pháp trọng số, mỗi chỉ số thành phần được tính toán trọng số tương ứng với mức độ đóng góp thực sự của từng chỉ số đối với sự phát triển kinh tế tư nhân. Để tính toán được trọng số đối với từng chỉ số thành phần, nhóm nghiên cứu sử dụng phương pháp phân tích hồi quy đa biến đo lường tác động của từng chỉ số thành phần tới một số chỉ tiêu có vai trò quan trọng cho sự phát triển kinh tế tư nhân. Trong đó các biến số phản ánh kết quả phát triển kinh tế được tính toán dựa trên ấn phẩm: Thực trạng doanh nghiệp qua kết quả điều tra năm năm 2000 – 2004 của GSO gồm có: (i) Tỷ lệ doanh nghiệp dân doanh đang hoạt động trên địa bàn tỉnh trên số dân của tỉnh theo số liệu năm 2004; (ii)

23

Vốn đầu tư dài hạn của khu vực tư nhân tính bình quân đầu người (2000 – 2004); (iii) Lợi nhuận bình quân trên một doanh nghiệp tính theo triệu đồng (2000 – 2004). Trong từng trường hợp, nhóm nghiên cứu hồi quy các biến số đại diện cho các chỉ tiêu phát triển kinh tế nêu trên, có khống chế ảnh hưởng mà các điều kiện truyền thống ban đầu đem lại cho sự phát triển kinh tế tư nhân để tính toán mức độ đóng góp tương đối (trọng số) của chúng đối với các chỉ số thành phần. Các điều kiện truyền thống cụ thể là:

(1)Khoảng cách tới thị trường, được tính bằng km từ trung tâm tỉnh lỵ tới Hà Nội hoặc Thành phố Hồ Chí Minh;

(2)Chất lượng nguồn nhân lực, được tính bằng tỷ lệ phần trăm dân số tốt nghiệp phổ thông trung học trong năm 2000, đại diện cho lực lượng lao động phù hợp mà các doanh nghiệp dân doanh có thể tuyển dụng;

(3)Cơ sở hạ tầng ban đầu, được đại diện bằng số máy điện thoại bình quân đầu người trong năm 1995

Những trọng số này được làm tròn tới 5% gần nhất để phân thành ba loại cơ bản như trong Bảng 1.1.

Bảng 1.1: Trọng số của các chỉ số thành phần: Trọng số trung bình Trọng số làm tròn Loại trọng số

1. Gia nhập thị trường 9,61% 10% Trung bình

2. Tiếp cận đất đai 2,37% 5% Thấp

3. Tính minh bạch 19,77% 20% Cao

4. Chi phí thời gian 14,12% 15% Cao

5. Chi phí không chính thức 9,00% 10% Trung bình

6. Tính năng động 12,36% 10% Trung bình

7. Dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp

6,71% 5% Thấp

8. Đào tạo lao động 20,03% 20% Cao

9. Thiết chế pháp lý 6,04% 5% Thấp

10. Ưu đãi đối với DNNN* - -

Tổng 100% 100%

Nguồn: Báo cáo PCI năm 2009 (*: năm 2009 chỉ số ưu đãi đối với DNNN đã được loại bỏ)

24

Những trọng số này được gắn vào từng chỉ số thành phần tương ứng để tính ra chỉ số PCI tổng hợp cuối cùng.

Một phần của tài liệu Năng lực cạnh tranh của Hà Nội những năm 2005-2010 và tầm nhìn 2020 (Trang 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)