CHƯƠNG III KẾT QUẢ THẢO LUẬN
3.3 Giới thiệu chung về thị trường thế giớ
Theo báo cáo về định giá giá trị BĐS văn phòng tại Mỹ của CBRE, giá trị văn phòng toàn cầu tiếp tục tăng trong quý II vừa qua. Chỉ số giá trị vốn đầu tư vào văn phòng toàn cầu cầu của CBRE tăng 1% trong quý II và 3.4% so với đầu năm.
Theo CBRE: “Các nhà đầu tư sẵn sàng trả mức giá cao hơn BĐS thương mại có vị thế tốt.” Chỉ số giá nhà tại Mỹ tăng 2% trong quý và 6.2%/năm. Các nhà đầu tư Châu Á thực sự rất chủ động tích cực tại thị trường Mỹ trong quý đầu tiên.
“BĐS cao cấp tại các thị trường lớn như New York, Boston và San Francisco tiếp tục thu hút các nhà đầu tư sẵn sàng chấp nhận mức thu thấp hơn đối với sự an toàn và khả năng thanh toán bằng tiền mặt được đưa ra cho BĐS cao cấp tại những thị trường này.”
Các nhà đầu tư cũng bị thu hút bởi các thị trường BĐS phát triển tại bang Texas như Houston, Austin, Dallas và San Antonio do thị trường nhân công rẻ, dồi dào giúp tăng thu nhập trong tương lai không xa.
Thị trường văn phòng Mỹ đã vượt xa khu vực châu Á Thái Bình Dương vốn đã phục hồi nhanh chóng sau cuộc khủng hoảng tài chính với các định giá BĐS đạt 5.3% trên mức cao nhất của thời kì trước khủng hoảng 2008. Tuy nhiên giá trị BĐS khu vực châu Á Thái Bình Dương khá ổn định sau thời kì phục hồi, tăng khoảng 2.2% trong năm ngoái.
Tại EMEA (Châu Âu, Trung Đông, Châu Phi), tốc độ tăng trưởng của thị trường văn phòng diễn ra chậm chạp trong quý II và chỉ cao hơn 1.8% so với năm ngoái mặc dù có vài thị trường nổi bật như Dublin và Zurich. Thị trường văn phòng giảm nhẹ tại Tây Ban Nha, Ý và Pháp. Trong khi đó thị trường cho thuê văn phòng dường như không thay đổi nhiều trên khắp thế giới, ngoại trừ Mỹ đã đạt mức tăng trưởng cao hơn 2.4% so với năm ngoái.
Ông Raymond Torto- chủ tịch hội nghiên cứu BĐS toàn cầu CBRE cho hay: “Nhịp độ phục hồi kinh tế toàn cầu chậm chạp tiếp tục ngăn chặn tốc độ phát triển của thị trường cho thuê. Tuy nhiên, thị trường cho thuê tiếp tục duy trì ổn định bởi ngành công nghiệp xây dựng mới ở hầu hết các khu vực trên thế giới đều cung cấp “đủ” nhà cho thị trường.”
♦ Trong bối kinh tế thế giới suy giảm, thị trường bất động sản cũng không mấy sáng sủa. Tuy nhiên, vẫn có một số thị trường bùng nổ trong năm 2012.
Theo báo cáo mới nhất của hãng tư vấn bất động sản Knight Frank, chỉ số giá nhà đất toàn cầu chỉ tăng 1% trong quý III/2012. Tăng trưởng giá bất động sản tại châu Á đang chậm lại và 12 quốc gia nằm cuối bảng xếp hạng này đều đến từ châu Âu.
Dưới đây là 10 quốc gia có giá bất động sản cao nhất theo báo cáo của Knight Frank.
Hình 3. : Biểu đồ các quốc gia có giá bất động sản cao nhất