Về lập pháp

Một phần của tài liệu Biện pháp tư pháp bắt buộc chữa bệnh trong luật hình sự Việt Nam (trên cơ sở số liệu địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh) (Trang 82)

Luật còn bỏ ngỏ (chưa quy định) đã làm cho các cơ quan tố tụng còn nhiều lúng túng do chưa có cơ sở pháp lý hoặc tuy có quy định nhưng còn chung chung chưa rõ ràng, do đó theo tác giả cần bổ sung và sửa đổi các quy định có liên quan đến quy định về BPBBCB để nhằm nâng cao hiệu quả áp dụng biện pháp này trong thực tế:

Một là, bổ sung quy định về khái niệm BPBBCB. Trong BLHS 1999 chỉ quy định về nội dung của biện pháp này mà không quy định thế nào là BPBBCB. Việc quy định một định nghĩa về BPBBCB được quy định tại Điều 43 BLHS nhằm đưa ra một định nghĩa chính xác nhất, tránh gây tranh cãi trong khoa học luật hình sự cũng như để mọi người trong xã hội hiểu rõ được tính chất pháp lý của biện pháp này. Theo tác giả, nên quy định như sau:

“Điều 43. Bắt buộc chữa bệnh

1. “Bắt buộc chữa bệnh là biện pháp cưỡng chế do Tòa án, Viện kiểm sát tùy theo giai đoạn tố tụng áp dụng buộc người mà trong hoặc sau khi thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội nhưng trước khi xét xử hoặc đang chấp hành hình phạt mà mắc bệnh tâm thần hoặc bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình vào cơ sở điều trị chuyên khoa để chữa bệnh, nhằm xử lý tội phạm được triệt để, đồng thời loại bỏ những điều kiện có thể dẫn đến tội phạm mới trong tương lai do tình trạng bệnh của người bị áp dụng.”

Hai là, để đảm bảo về mặt kỹ thuật lập pháp đồng thời nhằm tránh sự tùy tiện trong quá trình áp dụng, theo tác giả nên bỏ từ “một” được quy định tại khoản 1 Điều 13 BLHS 1999 như hiện nay. Cụ thể, nên quy định như sau:

Điều 13. Tình trạng không có năng lực trách nhiệm hình sự

1. Người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội trong khi đang mắc bệnh tâm thần hoặc bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình, thì không phải chịu trách nhiệm hình sự; đối với người này phải áp dụng biện pháp bắt buộc chữa bệnh.

2. ..”

năng lực TNHS nhưng sau đó lâm vào tình trạng không có năng lực TNHS, đã áp dụng BPBBCB và đã khỏi bệnh, trong đó phải quy định rõ trong trường hợp nào thì người này phải chịu TNHS, trường hợp nào không.

Bốn là, cần sớ m có văn bản hướng dẫn chi tiết việc xác định các loại bệnh tâm thần, bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi là những loại bệnh gì ? Trong đó nên quy định cụ thể về mức độ, tình trạng bệnh, các tiêu chuẩn, dấu hiệu để xác định người phạm tội có hay không có năng lực TNHS khi mắc phải cácbệnh khác này. Qua tìm hiểu và nghiên cứu cho thấy các loại bệnh sau đây có thể làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của người mắc bệnh do đó cần đưa vào danh mục: tâm thần phân liệt (tên quốc tế là

Schizophrenia), bệnh động kinh, rối loạn tâm thần thực tổn (có tên quốc tế là Organic Mental Disorders), rối loạn hoang tưởng (có tên quốc tế là Delusional Disoders).

Năm là, mặc dù bị can, bị cáo thực hiện tội phạm trong khi có năng lực TNHS nhưng trước khi xét xử bị can, bị cáo bị hạn chế khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi không thể làm việc với cơ quan tố tụng mà theo kết luận của Hội đồng giám định là cần phải được điều trị thì có bị áp dụng BPBBCB không ? Và nếu có thì cơ quan nào sẽ ra quyết định áp dụng BPBBCB ? Do đó, theo tác giả nên quy định cụ thể theo hướng cơ quan nào có thẩm quyền áp dụng BPBBCB thì cơ quan đó có quyền đề nghị áp dụng bắt buộc chữa bệnh trong trường hợp này.

Sáu là, theo quy định tại Điều 315 BLTTHS thì khoản 3 Điều 43 BLHS 1999 được hiểu là BPBBCB được áp dụng đối với người đang chấp hành hình phạt tù bị mắc bệnh tới mức mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi. Tuy nhiên, tại khoản 3 Điều 43 BLHS 1999 lại quy định BPBBCB được áp dụng đối với

“người đang chấp hành hình phạt”. Thiết nghĩ quy định này là chưa phù hợp, bởi lẽ nếu theo quy định như hiện nay thì khoản 3 Điểu 43 BLHS 1999 có thể hiểu BPBBCB được áp dụng chung cho những người đang chấp hành hình phạt (không kể là hình phạt gì: cảnh cáo, phạt tiền, tù có thời hạn, cải tạo không giam giữ,…). Do đó, để tránh trường hợp có nhiều cách hiểu khác nhau cũng như tránh sự tùy tiện trong quá trình áp dụng BPBBCB, theo tác giả tại khoản 3 Điều 43 BLHS 1999 cần quy định rõ đối tượng áp dụng BPBBCB là người đang chấp hành hình phạt tù, và

sẽ là hợp lý khi quy định:

Điều 43: Bắt buộc chữa bệnh

3. Đối với người đang chấp hành hình phạt tù mà bị bệnh tới mức mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình, thì căn cứ vào kết luận của Hội đồng giám định pháp y, Tòa án có thể quyết định đưa họ vào cơ sở điều trị chuyên khoa để bắt buộc chữa bệnh. Sau khi khỏi bệnh, người đó phải tiếp tục chấp hành hình phạt, nếu không có lý do khác để miễn chấp hành hình phạt.”

Ngoài ra, như nêu ra ở phần trên, có thể thấy rằng Điều 14 BLHS 1999 hiện nay còn có nhiều khúc mắc trong vấn đề lý luận như có nên truy cứu TNHS đối với những người say bệnh lý, những người không có lỗi đối với tình trạng say của mình hay vấn đề xác định năng lực TNHS đối với người say ? Do vậy, để giải quyết vấn đề này cần có văn bản hướng dẫn cụ thể về trường hợp người phạm tội say như thế nào (say thường hay do say bệnh lý…). Nếu là say bệnh lý hay say mà người say không có lỗi đối với tình trạng say của mình theo tác giả thì không nên truy cứu TNHS đối với họ. Có thể xem say bệnh lý là một loại bệnh khác dẫn đến mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi được quy định tại Điều 13 của BLHS. Ngược lại nếu biết mình bị say bệnh lý mà vẫn cố tình uống thì sẽ vẫn bị truy cứu TNHS.

Một phần của tài liệu Biện pháp tư pháp bắt buộc chữa bệnh trong luật hình sự Việt Nam (trên cơ sở số liệu địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh) (Trang 82)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)