Với hình phạt

Một phần của tài liệu Biện pháp tư pháp bắt buộc chữa bệnh trong luật hình sự Việt Nam (trên cơ sở số liệu địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh) (Trang 59)

BPBBCB là một trong những biện pháp cưỡng chế hình sự có vai trò quan trọng trong đấu tranh phòng ngừa tội phạm. Việc áp dụng BPBBCB là cần thiết vì khi áp dụng chúng có khả năng tác động hỗ trợ hoặc thay thế cho hình phạt trong đó có việc giải quyết những vấn đề phát sinh trong vụ án hình sự và mặc dù giữa BPBBCB và hình phạt đều có những nét tương đồng nhất định như: đều là những biện pháp cưỡng chế về hình sự của Nhà nước được quy định trong Luật hình sự (1); do Toà án áp dụng đối với cá nhân người có hành vi nguy hiểm cho xã hội (2); theo một trình tự, thủ tục chặt chẽ do BLTTHS quy định (3); nhằm loại bỏ những điều kiện có thể dẫn đến tội phạm mới trong tương lai, đồng thời cả hai biện pháp này khi áp dụng đều dựa trên cơ sở nguyên tắc pháp chế, nguyên tắc công bằng và tôn trọng danh dự, nhân phẩm của con người (4). Nhưng giữa BPBBCB và hình phạt cũng có những điểm khác nhau, và chính những điểm khác nhau đó mà hình phạt và BPBBCB có những vai trò và vị trí riêng khi được áp dụng trên thực tế. Những điểm khác nhau giữa BPBBCB và hình phạt có thể nhận thấy khi so sánh các tiêu chí sau:

Bảng 1.1. Những điểm khác nhau giữa BPBBCB và hình phạt

STT Tiêu chí Hình phạt BPBBCB 1 Mức độ nghiêm khắc trong hệ thống các biện pháp cưỡng chế về hình sự. Là biện pháp cưỡng chế về hình sự nghiêm khắc nhất của Nhà nước (là những biện pháp nhằm tước đoạt quyền, tự do của người phạm tội).

BPBBCB là biện pháp cưỡng chế ít nghiêm khắc hơn hình phạt (BPBBCB được sử dụng nhằm xử lý triệt để, toàn diện người phạm tội về hành vi nguy hiểm cho xã hội của họ đối với những vấn đề phát sinh trong quá trình tố tụng và thi hành án. Đồng thời BPBBCB cũng không thể

tước đoạt tính mạng người phạm tội như hình phạt trong một số trường hợp). 2 Về cơ sở pháp lý cho việc áp dụng. Chỉ có thể được áp dụng đối với hành vi nguy hiểm cho xã hội mà hành vi đó được Luật hình sự quy định là tội phạm.

Ngoài việc có thể được áp dụng đối với hành vi nguy hiểm cho xã hội được Luật hình sự quy định là tội phạm thì BPBBCB còn có thể được áp dụng đối với hành vi khách quan nguy hiểm cho xã hội nhưng không đủ yếu tố cấu thành tội phạm - không phải là tội phạm

3 Thẩm

quyền áp dụng

Được áp dụng bởi một cơ quan duy nhất là Tòa án.

Có thể do Tòa án hoặc Viện kiểm sát áp dụng tùy theo từng giai đoạn tố tụng. Đây là một điểm rất đặc biệt để nhận biết BPBBCB nếu đặt trong mối quan hệ tổng thể với các biện pháp thuộc TNHS nói riêng và các biện pháp chế tài khác nói chung. Đặc điểm này xuất phát từ đặc điểm áp dụng với người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội của BPBBCB.

4 Đối

tượng áp dụng

Chỉ có thể được áp dụng đối với những người có lỗi trong việc thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội mà Luật

Có thể được áp dụng đối với những người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội nói chung căn cứ vào giai đoạn tố

hình sự quy định là tội phạm. tụng hình sự cụ thể, đó có thể là tội phạm – hành vi mà người đó thực hiện được Luật hình sự quy định là tội phạm và họ phải hoặc không phải chịu TNHS và hình phạt (đó có thể là người chưa thành niên phạm tội, người được miễn TNHS, miễn hình phạt); hoặc không phải là tội phạm – mặc dù người đó đã thực hiện hành vi khách quan nguy hiểm cho xã hội nhưng không đủ yếu tố cấu thành tội phạm cho nên người đó không phải chịu TNHS (đó có thể là người bị mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình tại thời điểm thực hiện hành vi).

5 Cơ sở

pháp lý

Được quy định trong tất cả các tội phạm cụ thể được quy định trong Phần các tội phạm của BLHS.

Không được quy định trong tất cả các tội phạm cụ thể được quy định trong Phần các tội phạm của BLHS mà chỉ quy định chung cho tất cả các loại tội phạm nhưng thuộc trường hợp quy định tại Điều 43 BLHS hiện hành.

6 Hậu quả

pháp lý

Nếu áp dụng sẽ đương nhiên để lại án tích cho người

Nếu áp dụng mà không phải kèm theo cùng hình phạt

của việc áp dụng bị kết án và ngoài việc hạn chế còn có thể tước bỏ quyền, tự do của người bị áp dụng trong một số trường hợp.

đối với người phạm tội thì sẽ không đưa đến án tích (chẳng hạn như người đó được miễn hình phạt) và chỉ hạn chế chứ không tước bỏ quyền, tự do của người đó. [15, tr.168]

7 Mục đích

áp dụng

Nhằm cải tạo, giáo dục người phạm tội và phòng ngừa tội phạm.

Nhằm phòng ngừa tội phạm thông qua việc chữa trị những nguyên nhân dẫn đến việc thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội của người bị áp dụng và loại bỏ những điều kiện có thể dẫn đến việc phạm tội mới trong tương lai do tình trạng bệnh của người bị áp dụng. Tuy nhiên, cũng cần lưu ý rằng BPBBCB được biểu hiện dưới dạng tước tự do hoặc hạn chế tự do của người bị áp dụng trong một thời hạn nhất định là nhằm hướng đến mục đích phòng ngừa tội phạm, bảo vệ xã hội khi người bị áp dụng tái hoà nhập cộng đồng chứ việc áp dụng biện pháp này đối với người bị áp dụng không phải là sự trừng trị của Nhà nước đối với người bị áp dụng, cũng không phải là sự trả giá của người bị áp dụng khi họ đã thực hiện

hành vi phạm tội như khi áp dụng hình phạt.

Nguồn: Bộ luật hình sự Việt Nam năm 1999 (sửa đổi, bổ sung năm 2009).

Một phần của tài liệu Biện pháp tư pháp bắt buộc chữa bệnh trong luật hình sự Việt Nam (trên cơ sở số liệu địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh) (Trang 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)