Khái quát quy định của pháp luật hình sự Việt Nam hiện hành về năng lực trách nhiệm hình sự

Một phần của tài liệu Biện pháp tư pháp bắt buộc chữa bệnh trong luật hình sự Việt Nam (trên cơ sở số liệu địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh) (Trang 37)

năng lực trách nhiệm hình sự

Theo quy định của pháp luật hình sự Việt Nam năng lực TNHS là điều kiện để có thể xác định một người có lỗi hay không có lỗi khi thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội. Hay nói cách khác, chỉ người có năng lực TNHS mới có thể là chủ thể của tội phạm. Theo Điều 8 BLHS 1999 thì: “Tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong BLHS, do người có năng lực TNHS thực hiện một cách cố ý hay vô ý...”. Do vậy, để trở thành chủ thể của tội phạm thì người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội phải là người có năng lực TNHS. Đó chính là khả năng nhận thức được ý nghĩa xã hội của hành vi do mình thực hiện và khả năng điều khiển được hành vi theo đòi hỏi tất yếu của xã hội. Và để có năng lực này, con người phải đạt được độ tuổi nhất định. Như vậy năng lực TNHS là một trong các dấu hiệu đã được ghi nhận trong chế định tội phạm, đây là dấu hiệu không thể thiếu

được của chủ thể của tội phạm.

Pháp luật hình sự Việt Nam hiện hành không trực tiếp quy định khái niệm “năng lực trách nhiệm hình sự” mà chỉ quy định tình trạng không có năng lực TNHS.

Theo đó, khoản 1 Điều 13 BLHS hiện hành quy định: “Người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội trong khi mắc bệnh tâm thần hoặc một bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình, thì không phải chịu TNHS; đối với người này, phải áp dụng biện pháp bắt buộc chữa bệnh”

Như vậy, từ quy định trên cho phép đi đến kết luận rằng nếu không ở trong trình trạng không có năng lực TNHS là điều kiện để xác định là người có năng lực TNHS. Trong thực tiễn áp dụng Luật hình sự việc kiểm tra điều kiện này chỉ được đặt ra trong những trường hợp khi có căn cứ để nghi ngờ về năng lực TNHS của người có hành vi nguy hiểm cho xã hội. Như đã trình bày, có hai dấu hiệu để xác định tình trạng không có năng lực TNHS, đó là: dấu hiệu y học (nghĩa là người đó phải mắc bệnh – có thể là bệnh tâm thần hoặc bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi) và dấu hiệu tâm lý (nghĩa là người đó phải trong tình trạng mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi). Việc xác định hai dấu hiệu này đều thuộc nội dung của giám định pháp y tâm thần. Kết luận giám định pháp y tâm thần vừa xác định người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội có mắc bệnh tâm thần hay không và có trong trạng thái bệnh khi thực hiện hành vi đó hay không, vừa xác định ảnh hưởng của bệnh (nếu có) đối với khả năng nhận thức và khả năng điều khiển hành vi của người bệnh. Người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội trong khi không có năng lực TNHS thì không phải chịu TNHS về hành vi nguy hiểm cho xã hội do mình đã thực hiện, bởi vì dấu hiệu ý thức và ý chí không tham gia vào việc thực hiện hành vi đó.

Như vậy, theo pháp luật hình sự Việt Nam hiện hành nếu khi thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội và người đó đã đạt độ tuổi chịu TNHS theo quy định của Luật hình sự và không thuộc những trường hợp không có năng lực TNHS thì được coi là người có năng lực TNHS.

phân tích ở trên có những điểm khác so với các nước trên thế giới, như:

Trong pháp luật hình sự của một số nước Châu Âu lục địa như Pháp, Đức, Tây Ban nha,... tình trạng không có năng lực TNHS được quy định là một trong những cơ sở của việc miễn TNHS. Chẳng hạn, theo BLHS Tây Ban Nha tại Điều 21 thì một người không bị truy cứu TNHS: “Khi thực hiệnhành vi do rối loạn tâm thần không thể nhận thức được tính trái pháp luật của hành vi của mình hoặc không thể điều khiển hành vi mà mình thực hiện; Bị mắc bệnh rối loạn thần kinh từ lúc sinh ra hoặc từ ngày còn bé làm mất khả năng nhận thức thực tiễn” [8].

Như vậy, pháp luật hình sự Tây Ban Nha đã ghi nhận hai dạng bệnh lý đó là bệnh tâm thần và rối loạn thần kinh là những dạng bệnh cho phép loại trừ TNHS đối với người mắc bệnh khi thực hiện hành vi phạm tội. Hay nói cách khác, đây được xem là các loại bệnh có thể làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của người mắc bệnh. Có thể nhận thấy quy định này của pháp luật hình sự Tây ban Nha là rất cụ thể, từ đó cho phép xử lý một cách nhanh chóng và chính xác đối với những trường hợp bị bệnh rối loạn thần kinh.

Tương tự Điều 122-1 BLHS Pháp cũng quy định người thực hiện hành vi tại thời điểm mắc bệnh rối loạn tâm thần hoặc bị tổn thương hệ thần kinh làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình thì không phải chịu TNHS.

Có cách tiếp cận khác về vấn đề năng lực chịu TNHS, theo đó BLHS Đức quy định, hành vi trái pháp luật của người không có năng lực chịu TNHS do rối loạn tâm thần được coi là hành vi không có lỗi. Theo Điều 20 BLHS Đức thì hành vi không có lỗi là hành vi của người thực hiện do mắc bệnh rối loạn tâm thần, do ý thức bị tổn thương nghiêm trọng, do suy nhược về trí tuệ hay bị sai lệch nghiêm trọng khác về tâm thần làm mất khả năng nhận thức về tính trái pháp luật của hành vi hay thực hiện một cách có ý thức hành vi trái pháp luật đó.

Qua phân tích quy định trên đây của BLHS Đức chúng ta có thể thấy nhà làm luật mô tả thời điểm của yếu tố ý chí trong tiêu chí tâm lý của tình trạng không có năng lực TNHS là hoàn toàn không chính xác, vì rằng thuật ngữ “thực hiện một cách có ý thức hành vi trái pháp luật” và thuật ngữ “làm mất khả năng điều khiển

hành vi” (như đã được ghi nhận trong BLHS 1999 của nước ta) là không cùng một nghĩa. Bởi lẽ, thuật ngữ “làm mất khả năng điều khiển hành vi” trong pháp luật hình sự Việt Nam được hiểu là một người có thể nhận thức được tính trái pháp luật về hành vi của mình nhưng do sự biến dạng của tâm lý (của ý chí) mà không ở trong trạng thái điều khiển được hành vi đó.

Trong Luật hình sự Việt Nam mà cụ thể là khoản 1 Điều 13 BLHS 1999 cũng đã xác định rằng không phải mọi trường hợp mắc bệnh tâm thần cũng đều rơi vào tình trạng không có năng lực TNHS. Có nghĩa là chỉ những người mắc bệnh tâm thần hoặc bệnh khác đến mức “mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình” (tức phải thỏa mãn cả hai dấu hiệu y học và tâm lý) thì mới được coi là không có năng lực TNHS và do không phải là chủ thể của tội phạm nên họ không phải chịu TNHS.

Tuy nhiên, có thể thấy Luật hình sự Việt Nam có sự thừa nhận về năng lực TNHS hạn chế đối với người phạm tội. Điều này cũng có nghĩa, tuy một người bị mắc bệnh tâm thần nhưng người đó vẫn có khả năng nhận thức và khả năng điều khiển hành vi (nhưng ở mức độ hạn chế) thì họ vẫn được coi là có năng lực TNHS, do đó họ vẫn là chủ thể của tội phạm và phải chịu TNHS về hành vi do mình thực hiện, nhưng ở mức độ hạn chế hơn so với người bình thường khác. Người này không thuộc loại người không có điều kiện để có lỗi nhưng tình trạng năng lực TNHS hạn chế đã làm ảnh hưởng nhất định đến mức độ lỗi. Lỗi của họ cũng là lỗi hạn chế và do vậy, Luật hình sự Việt Nam coi tình trạng năng lực TNHS hạn chế là tình tiết giảm nhẹ. Tình tiết này được quy định cùng với những tình tiết khác tại Điều 46 BLHS, cụ thể được quy định tại điểm n khoản 1, Điều 46 BLHS 1999: “Người phạm tội là người do mắc bệnh bị hạn chế khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình”.

Vấn đề năng lực TNHS bị hạn chế theo quy định của Luật hình sự nước ta so với quy định trong Luật hình sự của một số nước Châu Âu lục địa như: Pháp, Đức thì có cách tiếp cận khá giống nhau. Trong đó, tại Điều 122-1 BLHS Pháp cũng quy định người thực hiện hành vi phạm tội trong khi rối loạn tâm thần hoặc thần kinh

làm giảm khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình cũng phải chịu TNHS. Tuy nhiên, đối với trường hợp này thì Tòa án cần phải chú ý đến tình tiết này để căn cứ cân nhắc mức hình phạt áp dụng và trình tự (thủ tục) thi hành hình phạt đó đối với họ.

Trong BLHS Đức cũng quy định tình trạng năng lực TNHS bị suy giảm (hạn chế). Theo đó, tại Điều 21 BLHS Đức thì người phạm tội có thể bị áp dụng hình phạt nhẹ nếu họ thực hiện tội phạm trong tình trạng bị rối loạn tâm thần, mức chứng động kinh nghiêm trọng, bị thiểu não trí tuệ làm giảm khả năng nhận thức của mình. Như vậy, theo BLHS Đức thì tình trạng năng lực TNHS hạn chế được coi là tình tiết giảm nhẹ đặc biệt TNHS. Và cũng lưu ý rằng trong BLHS Tây Ban Nha không quy định về tình trạng năng lực TNHS bị hạn chế.

Tuy nhiên, qua nghiên cứu Luật hình sự của một số nước có liên quan về chế định này thì nhìn chung có thể thấy đa phần các nước đều có quy định về tình trạng năng lực TNHS hạn chế để làm cơ sở cho việc xét xử được mang tính khách quan và công bằng hơn theo hướng áp dụng hình phạt nhẹ hơn cho người phạm tội có năng lực TNHS hạn chế. Việc nghiên cứu tình trạng năng lực TNHS hạn chế nhằm làm sáng rõ thêm cơ sở khoa học và đường lối xử lý của nhà nước ta đối với người phạm tội, có ý nghĩa lý luận và thực tiễn rất quan trọng, làm phong phú thêm nguyên tắc TNHS khi có lỗi, qua đó xử lý có sự phân hóa đối với từng người và với từng mức độ lỗi khác nhau.

Như đã được đề cập trong phần trên, vấn đề đặt ra đó là những người ở trong tình trạng say do dùng rượu hay say các chất kích thích mạnh khác họ có đang ở trong tình trạng có năng lực TNHS hay không, hay năng lực TNHS hạn chế ? Và có bị truy cứu TNHS hay không ?

Điều 14 BLHS 1999 nước ta quy định: “Người phạm tội trong tình trạng say do dùng rượu hay chất kích thích mạnh khác, thì vẫn phải chịu TNHS”. Theo Luật hình sự Việt Nam, người có hành vi nguy hiểm cho xã hội trong tình trạng say vẫn phải chịu TNHS. Từ quy định trên có thể thấy, BLHS hiện hành không quy định rằng những người say các chất kích thích trên có hay không có năng lực TNHS, họ

có khả năng nhận thức và điều khiển hành vi của mình hay không ? Hay nói cách khác hiện nay BLHS hiện hành chỉ xác định rằng nếu họ phạm tội trong tình say thì đều phải chịu TNHS, nghĩa là Luật không quan tâm có yếu tố lỗi hay không. Có thể nói quy phạm trên đây có ý nghĩa phòng ngừa chung quan trọng, khi mà trình trạng lạm dụng rượu, bia, các chất kích thích mạnh khác diễn ra ngày càng phổ biến và hậu quả là gây mất trật tự ổn định xã hội, xâm phạm đến các khách thể khác được pháp luật bảo vệ. Theo đó các nhà làm Luật cho rằng người say vẫn bị coi là có năng lực TNHS (mặc dù thực tế năng lực nhận thức và năng lực điều khiển hành vi của họ có thể bị hạn chế hoặc có thể bị loại trừ). Các nhà làm luật trên cơ sở lập luận khi cho rằng: vì những người đó có năng lực TNHS khi đặt mình vào tình trạng say và như vậy cũng có nghĩa là tự bản thân họ đã tự tước bỏ đi năng lực nhận thức và năng lực điều khiển hành vi của mình, tự đặt mình vào tình trạng năng lực TNHS bị hạn chế hoặc bị loại trừ đó. Do chính họ là người đã có lỗi với tình trạng say của mình và do đó họ cũng có lỗi đối với hành vi nguy hiểm cho xã hội đã thực hiện trong khi say.

Về vấn đề này (TNHS đối với người thực hiện hành vi phạm tội trong tình trạng say do dùng rượu hoặc chất kích thích mạnh khác) so với quy định của BLHS Đức, Pháp thì quy định trong BLHS của nước ta có cách tiếp cận giống nhau. Riêng Luật hình sự Tây Ban Nha thì lại có cách tiếp cận riêng. Trong pháp luật hình sự Pháp và Đức thì việc thực hiện tội phạm trong tình trạng say do dùng rượu đều không được coi là tình tiết miễn truy cứu TNHS mặc dù trong các BLHS của các nước này không quy định trực tiếp điều đó. Ngược lại, trong BLHS Tây Ban Nha thì tình trạng say do dùng rượu hay chất kích mạnh khác được xem là tình tiết (cơ sở) để không truy cứu TNHS (Điều 21 BLHS Tây Ban Nha).

Ở nước ta, hiện nay có nhiều cách phân loại về trường hợp say do dùng rượu hay dùng chất kích thích mạnh khác: Say rượu bệnh lý, say rượu thông thường, say rượu ở cấp độ nặng; hoặc có cách phân loại khác như say rượu ở mức độ nhẹ, say ở mức độ nặng, say rượu bệnh lý. Tuy nhiên, đây cũng chỉ là sự phân loại ở các bài báo, tạp chí, sách,...Còn đối với pháp luật hình sự hiện hành thì chưa chính thức ghi

nhận sự phân loại các trường hợp say khi phạm tội, để từ đó làm cơ sở cho việc quy định TNHS đối với người đã thực hiện hành vi phạm tội trong tình trạng say. Theo đó, BLHS chỉ quy định tất cả những người không phân biệt là có lỗi hay không có lỗi đối với tình trạng say của mình hay say do bệnh lý,... khi thực hiện tội phạm thì đều phải chịu TNHS. Không những không được loại trừ TNHS mà người phạm tội trong tình trạng say do dùng rượu hoặc dùng chất kích thích mạnh khác trong một số trường hợp còn được nhà làm Luật quy định đây là tình tiết tăng nặng TNHS được quy định trong BLHS như: điểm b khoản 2 Điều 202 Tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ; điểm b khoản 2 Điều 208 Tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường thuỷ; điểm b khoản 2 Điều 212 Tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường sắt.

Qua phân tích quy định trên về TNHS đối với tình trạng say do dùng rượu hoặc dùng chất kích thích mạnh khác, có thể nhìn nhận rằng việc buộc một người phải chịu TNHS về việc thực hiện tội phạm trong tình trạng say do dùng rượu hoặc do những chất kích thích mạnh khác là sự quy kết tội phạm khách quan hợp pháp, có ý nghĩa tác động giáo dục mạnh mẽ không chỉ đối với người phạm tội mà còn có tác dụng răn đe, phòng ngừa chung đối với cộng đồng trong việc quá lạm dụng rượu, bia đồng thời thể hiện thái độ nghiêm khắc, sự lên án đối với hiện tượng tiêu cực này của Nhà nước và xã hội.

Tuy nhiên, cũng cần phải thừa nhận rằng, việc truy cứu TNHS đối với người phạm tội trong tình trạng say do dùng rượu hoặc chất kích thích mạnh khác được quy định tại Điều 14 BLHS 1999 hiện nay còn nhiều bất cập trong cơ sở lý luận áp dụng. Điều 14 BLHS 1999 quy định:“ Người phạm tội trong tình trạng say do dùng rượu hoặc chất kích thích mạnh khác, thì vẫn phải chịu TNHS”. Qua quy định này cho thấy, hiện nay Luật không căn cứ vào việc người phạm tội do say rượu hay các chất kích thích mạnh khác có lỗi hay không, mặt khác cũng không đề cập gì đến vấn

Một phần của tài liệu Biện pháp tư pháp bắt buộc chữa bệnh trong luật hình sự Việt Nam (trên cơ sở số liệu địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh) (Trang 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)