Thực tiễn áp dụng biện pháp bắt buộc chữa bệnh trong Bộ luật hình sự Việt Nam hiện hành của các cơ quan tiến hành tố tụng trên địa bàn Thành

Một phần của tài liệu Biện pháp tư pháp bắt buộc chữa bệnh trong luật hình sự Việt Nam (trên cơ sở số liệu địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh) (Trang 66)

sự Việt Nam hiện hành của các cơ quan tiến hành tố tụng trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh từ năm 2007 đến năm 2012

Huy động tối đa và sử dụng đồng bộ mọi biện pháp, mọi phương tiện có thể để giải quyết triệt để những vấn đề phát sinh trong vụ án hình sự là một trong những chủ trương được thể hiện trong chính sách hình sự của Đảng và Nhà nước ta, một mặt đảm bảo thực hiện chế độ quản lý của Nhà nước đối với xã hội, ngăn ngừa những hành vi nguy hiểm cho xã hội; mặt khác nhằm trừng trị, cải tạo và giáo dục người phạm tội. Để thực hiện được điều này chỉ riêng với công cụ là hình phạt thì Nhà nước không thể thực hiện được, hơn nữa trong thời đại bùng nổ thông tin như hiện nay, mỗi công dân ngày càng ý thức hơn về quyền lợi của mình đặc biệt là những quyền và nghĩa vụ trong tố tụng hình sự, bởi tác động to lớn của những quyền lợi này, chính vì thế người dân luôn có nhu cầu được giải quyết một cách thỏa đáng và triệt để mọi vấn đề nảy sinh trong quá trình tố tụng mà các chức năng của hình phạt không thể giải quyết được. Vì lẽ đó, việc quy định trong pháp luật hình sự các biện pháp tư pháp nói chung và BPBBCB nói riêng có thể là một cách thức để giải quyết vấn đề trên. Do đó việc áp dụng BPBBCB trong quá trình giải quyết vụ án hình sự ngày càng phổ biến và mang lại nhiều hiệu quả tích cực.

BLHS hiện hành chỉ quy định tình trạng không có năng lực TNHS tức là trường hợp người bị bệnh tâm thần hoặc bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điểu khiển hành vi của mình. Tuy nhiên, các loại bệnh tâm thần hoặc bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi là những loại bệnh nào thì lại không được luật quy định cụ thể. Thực tế cho thấy trong nhiều trường hợp xét xử những vụ án có liên quan đến chủ thể thực hiện hành vi bị bệnh tâm thần hoặc trong quá trình xử lý, họ đưa ra chứng cứ để chứng minh mình bị bệnh tâm thần hoặc bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi nhằm thoát ly TNHS đã dẫn đến không ít khó khăn cho các cơ quan tiến hành tố tụng trong quá trình giải quyết vụ án, bởi lẽ họ phải phụ thuộc hoàn toàn vào kết luận giám định của cơ quan giám định.

Vì điều kiện không cho phép thực hiện một cuộc khảo sát về việc áp dụng BPBBCB trong luật hình sự trên phạm vi toàn quốc nên tác giả giới hạn việc khảo sát việc áp dụng BPBBCB trong phạm vi địa bàn Tp. Hồ Chí Minh trong khoảng thời gian từ năm 2007 đến 2012 nhằm làm rõ thực trạng áp dụng, những khó khăn và vướng mắc khi áp dụng BPBBCB trong luật hình sự.

Bảng 2.1. Số bị can, bị cáo đƣợc các cơ quan tố tụng có thẩm quyền (CQĐT, VKS, TA) trƣng cầu giám định pháp y tâm thần và số bị can, bị cáo đƣợc kết luận mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi (trên địa bàn

Tp. Hồ Chí Minh giai đoạn 2007 – 2012)

Năm

Kết luận về khả năng nhận thức và điều khiển hành vi

Cơ quan trƣng cầu giám định Mất Hạn chế CQĐT TA VKS CQĐT TA CQĐT TA CQĐT TA 2007 58 270 76 16 17 11 151 297 1 2008 43 284 46 16 14 4 103 304 0 2009 36 225 80 8 9 6 125 239 0 2010 29 184 40 10 29 11 98 205 0 2011 24 218 50 6 35 15 109 239 0

2012 20 172 37 3 36 17 93 192 0

(Nguồn: Trung tâm giám định pháp y tâm thần Thành phố Hồ Chí Minh)

Qua các số liệu trên cho thấy địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh mỗi năm số trường hợp mà các cơ quan tố tụng (CQĐT, VKS, TA) có nghi ngờ về tình trạng năng lực TNHS đối với người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội, cũng như số trường hợp phải trưng cầu giám định pháp y tâm thần do trong quá trình tố tụng, thi hành án có nại ra việc xem xét về vấn đề năng lực TNHS đối với bị can, bị cáo, người đang chấp hành hình phạt tù qua mỗi năm là tương đối nhiều (trong đó năm 2007 với 449 trường hợp chiếm nhiều nhất trong năm năm qua và thấp nhất là năm 2010 với 303 trường hợp phải trưng cầu giám định pháp y tâm thần). Đồng thời có thể thấy số trường hợp đề nghị giám định pháp y tâm thần trong giai đoạn xét xử và thi hành án (thuộc thẩm quyền đề nghị của TA) chiếm gấp đôi số trường hợp đề nghị giám định pháp y tâm thần trong giai đoạn điều tra, truy tố (thuộc thẩm quyền đề nghị của CQĐT, VKS) và qua kết quả giám định có thể thấy trong giai đoạn xét xử và thi hành án số trường hợp được cơ quan giám định kết luận mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi chiếm khoảng 80% trên tổng số vụ mà Tòa án yêu cầu giám định, điều này cho thấy vẫn còn rất nhiều trường hợp cho đến khi xét xử mới phát hiện hoặc nghi ngờ về tình trạng không có năng lực TNHS của bị cáo và đồng thời cũng cho thấy vấn đề mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi do mắc bệnh tâm thần hoặc bệnh khác trong khi đang chấp hành hình phạt tù là khá cao.

Trong giai đoạn điều tra, qua quá trình giám định pháp y tâm thần, số trường hợp được cơ quan giám định kết luận mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi hầu như giảm đi hơn một nữa (có năm chỉ còn lại khoảng 20%) so với tổng số vụ mà CQĐT yêu cầu giám định. Tỉ lệ thấp nhất là năm 2012 với 20

trường hợp được kết luận là mất khả năng khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi trong tổng số 93 trường hợp được CQĐT yêu cầu giám định. Tỉ lệ cao nhất là năm 2007 với 58 trường hợp được kết luận là mất khả năng khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi trong tổng số 151 trường hợp được

CQĐT yêu cầu giám định. Cũng cần phải nhìn nhận rằng trong giai đoạn điều tra, trong tổng số các trường hợp được yêu cầu giám định pháp y tâm thần thì ngoài các trường hợp được kết luận bị mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi còn có những trường hợp được kết luận là hạn chế khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi, tuy nhiên số trường hợp này chiếm tỉ lệ không nhiều, thấp nhất là năm 2009 với 11% và cao nhất với năm 2012 là 33%. Như vậy, qua số liệu trên cho thấy vẫn có rất nhiều trường hợp đã lợi dụng tình tiết này hòng qua mặt các cơ quan chức năng nhằm trốn tránh TNHS.

Một điểm nỗi bật trong các số liệu nói trên là số trường hợp được VKS đề nghị trưng cầu giám định pháp y tâm thần đối với bị can trong năm năm qua (từ năm 2007 đến 2012) chỉ có duy nhất một trường hợp vào năm 2007, qua tìm hiểu tác giả được biết thực trạng hiện nay mặc dù theo quy định VKS có đầy đủ thẩm quyền để đề nghị trưng cầu giám định pháp y tâm thần đối với bị can khi có căn cứ nghi ngờ về năng lực TNHS của bị can nhưng trong thực tế dù có phát hiện và nghi ngờ thì VKS cũng chuyển ngược hồ sơ trả lại cho CQĐT để yêu cầu CQĐT ra quyết định trưng cầu giám định pháp y tâm thần, sau khi có kết luận giám định thì CQĐT mới chuyển ngược hồ sơ trở lại cho VKS, nếu kết quả giám định kết luận bị can mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi thì VKS ra quyết định áp dụng BPBBCB trên cơ sở kết luận của Hội đồng giám định pháp y tâm thần và yêu cầu của CQĐT; nếu ngược lại thì VKS tiếp tục tiến hành thủ tục truy tố đối với bị can trên cơ sở kết luận điều tra của CQĐT. Điều này cho thấy sự đùn đẩy trách nhiệm của VKS trong việc trưng cầu giám định pháp y tâm thần đối với bị can, trong khi giai đoạn này thuộc về trách nhiệm của VKS chứ không phải CQĐT, thực tế này đã dẫn đến một hệ quả là CQĐT lại phải gánh thêm một công việc (nếu không nói là gánh thêm trách nhiệm) đối với công việc mà lý ra không phải thuộc trách nhiệm của mình.

Như đã trình bày, các cơ quan tố tụng (Tòa án, VKS) đã “bỏ quên” việc thống kê các trường hợp áp dụng BPBBCB đối với người không có năng lực TNHS trong các giai đoạn tiến hành tố tụng cũng như đang chấp hành hình phạt tù, nên

việc thu thập số liệu liên quan đến việc áp dụng BPBBCB tại các cơ quan tố tụng để phục vụ cho quá trình nghiên cứu không thể đạt được theo kỳ vọng của tác giả đối với đề tài nghiên cứu này như: không thể xác định có bao nhiêu trường hợp được áp dụng BPBBCB trong các giai đoạn tiến hành tố tụng (điều tra, truy tố, xét xử) và thi hành án; có bao nhiêu trường hợp được đình chỉ, tạm đình chỉ để bắt buộc chữa bệnh; cũng như có bao nhiêu trường hợp được tiếp tục điều tra, truy tố, xét xử sau khi được điều trị bắt buộc,... Tuy nhiên, mặc dù không có được các số liệu cụ thể về việc áp dụng BPBBCB từ các cơ quan tố tụng có thẩm quyền áp dụng biện pháp này là TAND, VKSND Tp. Hồ Chí Minh nhưng trên cơ sở các số liệu có được từ kết quả giám định pháp y tâm thần của Trung tâm giám định pháp y tâm thần Tp. Hồ Chí Minh và trên cơ sở quy định tại Điều 43 BLHS về các trường hợp phải áp dụng BPBBCB thì cũng có thể thấy việc áp dụng BPBBCB đối với người không có năng lực TNHS từ năm 2007 đến 2012 trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh có chiều hướng giảm dần. Điều này cho phép suy luận từ việc áp dụng BPBBCB tỉ lệ thuận với số trường hợp được cơ quan giám định pháp y tâm thần kết luận mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi qua các số liệu có được nói trên. Từ các số liệu trên có thể thấy số trường hợp được kết luận mất khả năng nhận thức và khả năng điều khiển hành vi từ năm 2007 đến 2012 có chiều hướng giảm dần đồng nghĩa với việc số vụ án hình sự do người không có năng lực TNHS thực hiện và số người đang chấp hành hình phạt tù mắc bệnh tâm thần cũng có giảm so với trước đây (năm 2007 có 328 trường hợp; năm 2008 có 327 trường hợp; năm 2009 có 261 trường hợp; năm 2010 có 213 trường hợp; năm 2011 có 242 trường hợp và năm 2012 có 192 trường hợp bị can, bị cáo và người đang chấp hành hình phạt tù được kết luận mất khả năng nhận thức và khả năng điều khiển hành vi). Tuy nhiên, cũng cần nhìn nhận rằng việc đưa đến con số giảm dần này cũng có một phần do chất lượng giám định pháp y tâm thần quyết định, nghĩa là càng về sau việc giám định pháp y tâm thần ngày càng được chú trọng, quan tâm đúng mức kể cả về trình độ chuyên môn của giám định viên, và với sự hỗ trợ tích cực của các phương tiện kỹ thuật hiện đại nên làm cho việc giám định được chính xác hơn đối với tình trạng

năng lực nhận thức và năng lực điều khiển hành vi của người được yêu cầu giám định, qua đó đã loại trừ được các trường hợp hạn chế năng lực nhận thức và năng lực hành vi đồng thời cũng đã phát hiện ra những trường hợp giả bệnh tâm thần hòng thoát tội của một số đối tượng. Có thể nói, giám định pháp y tâm thần đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong công tác đấu tranh phòng chống tội phạm trong giai đoạn hiện nay khi mà tình trạng giả bệnh tâm thần trong các vụ án hình sự được tội phạm sử dụng như là “bùa hộ mệnh” với những chiêu thức hết sức tinh vi, xảo huyệt thậm chí được trang bị một cách bài bản về các triệu chứng của loại bệnh tâm thần mà họ sẽ là “diễn viên” để diễn trước mặt của các cơ quan chức năng nhằm trốn tránh TNHS, do đó công tác giám định pháp y tâm thần cần phải được đầu tư và quan tâm đúng mức nhằm giúp cho các cơ quan tố tụng giải quyết vụ án được nhanh chóng và chính xác đồng thời góp phần bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người được yêu cầu giám định.

Qua tìm hiểu của tác giả tại Trung tâm giám định pháp y tâm thần Thành phố Hồ Chí Minh thì trung bình mỗi năm Trung tâm phải chuyển cho Phân viện giám định pháp y tâm thần phía nam từ 3 đến 4 trường hợp để Phân viện tiến hành việc giám định, đó là các trường hợp phức tạp – khó chuẩn đoán do Trung tâm giám định pháp y tâm thần Thành phố Hồ Chí Minh không đủ phương tiện, kỹ thuật để theo dõi tình trạng năng lực nhận thức cũng như năng lực hành vi của người được yêu cầu giám định.

Từ các kiến giải nói trên, cho phép đi đến nhận xét rằng việc quy định và áp dụng BPBBCB trong BLHS 1999 là hết sức đúng đắn, thể hiện được ý nghĩa và hiệu quả thật sự trong việc giải quyết các trường hợp người có hành vi nguy hiểm cho xã hội trong khi không có năng lực TNHS hoặc người mà trước khi bị kết án hay đang chấp hành án thì lâm vào tình trạng không có năng lực TNHS. Tuy nhiên, qua phân tích các số liệu nói trên cho thấy trên thực tế biện pháp này trong một số trường hợp lại là “bằng chứng hiệu quả” hay “bài thuốc hữu hiệu” để một số đối tượng - người phạm tội trốn tránh TNHS. Ví dụ trường hợp của Phạm Huy Cường bị Tòa phúc thẩm TAND tối cao tại TP.HCM tuyên phạt tù chung thân về hai tội

giết người, cướp tài sản vào ngày 18/2/2009 [56]:

Trước đây Phạm Huy Cường cùng Trần Công Sang và bốn người bạn liên tiếp thực hiện nhiều vụ giết người, cướp tài sản. Tháng 3-1996, cả bọn bị bắt, riêng Cường trốn thoát. Sau đó, Sang (người cầm đầu) bị án tử, các đồng bọn khác lãnh án tù. Về phần mình, đến năm 2002 Cường mới bị bắt theo lệnh truy nã. Khi hồ sơ chuyển sang TAND T.p Hồ Chí Minh, thấy Cường có biểu hiện lạ, Tòa đã trưng cầu giám định pháp y tâm thần. Kết quả là Cường bị rối loạn thích ứng, có hội chứng suy nhược, đủ năng lực chịu TNHS nhưng cần phải điều trị. Sau một thời gian chữa bệnh, bệnh viện kết luận Cường đã bình phục nhưng có biểu hiện giả bệnh có chủ ý. Vụ án được phục hồi. Từ đó, Cường phủ nhận mọi tội lỗi, không chịu làm việc, không trả lời câu hỏi của cán bộ tố tụng... Tại phiên tòa sơ thẩm vào cuối tháng 9-2008 của TAND Tp. Hồ Chí Minh, Cường làm vẻ ngớ ngẩn, cứ cười cười, xoa xoa tay vào nhau mà không hề trả lời bất kỳ câu hỏi nào của Tòa, Viện. Cuối cùng, Tòa kết luận Cường giả bệnh có chủ ý. Trong vụ án, Cường phạm tội với vai trò đồng phạm tích cực nên Tòa phạt Cường tù chung thân về hai tội giết người, cướp tài sản dù VKS đề nghị mức án tử hình. Sau đó, VKS đã kháng nghị yêu cầu tăng mức hình phạt đối với Cường lên tử hình. Theo VKS, Cường và Sang có vai trò ngang nhau trong các vụ giết, cướp nên Tòa án phạt Cường nhẹ hơn Sang là không thỏa đáng. Đặc biệt, hành vi giết người của Cường rất dã man. Còn Cường cũng nhờ người làm đơn kháng cáo xin giảm án với lý do hoàn cảnh khó khăn và bản thân mắc bệnh tâm thần nặng. Tại phiên tòa phúc thẩm tháng 11-2008, Cường giở “bài cũ”, luôn tỏ vẻ ngây ngô. Sau khi nghị án, Tòa nhận định việc giám định tâm thần lần cuối cho Cường đã cách đây khá lâu (tháng 1-2006) và biểu hiện của

Một phần của tài liệu Biện pháp tư pháp bắt buộc chữa bệnh trong luật hình sự Việt Nam (trên cơ sở số liệu địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh) (Trang 66)