Giai đoạn từ sau Cách mạng tháng 8/1945 đến trước khi ban hành Bộ luật hình sự năm

Một phần của tài liệu Biện pháp tư pháp bắt buộc chữa bệnh trong luật hình sự Việt Nam (trên cơ sở số liệu địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh) (Trang 32)

Bộ luật hình sự năm 1985

Trong lịch sử pháp luật nước ta mãi cho đến khi ban hành BLHS năm 1985 thì thuật ngữ: “Các biện pháp tư pháp” nói chung và BPBBCB nói riêng mới lần đầu tiên được chính thức ghi nhận. Pháp luật hình sự Việt Nam ở khía cạnh nào cũng luôn thể hiện tính kế thừa, và sự tiếp thu mang tính có chọn lọc, điều đó có nghĩa là các quy định của Luật hình sự hiện hành nói chung và BPBBCB nói riêng cũng ít nhiều mang tính chất kế thừa có chọn lọc các quy định của pháp luật trước đó.

Trong Luật hình sự năm 1972 của chế độ Việt Nam Cộng hòa trong thời kỳ này có quy định “nguyên cớ vô trách nhiệm” tức là trường hợp không phải chịu TNHS khi thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội: “Can phạm chỉ có trách nhiệm

khi nào có tri thức và có tự do”. Điều đó có nghĩa là, không có trách nhiệm nếu “Can phạm không đủ tri thức tinh thần để phân biệt phải trái”- tức là không phải chịu TNHS. Qua nghiên cứu nội dung trên cho thấy Luật hình sự của chế độ Việt Nam Cộng hòa trước đây coi chủ thể của tội phạm là con người cụ thể phải có năng lực TNHS và đạt độ tuổi nhất định – trên 13 tuổi [13, tr.80].

Sau khi nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa ra đời ở miền Bắc với quan điểm nhân đạo và khoa học, Nhà nước ta coi việc thực hiện tội phạm trong tình trạng không có ý thức thì không bị truy tố trước Tòa án, mặc dù tại thời điểm này vấn đề năng lực TNHS chưa được pháp luật hình sự quy định rõ ràng tuy nhiên cũng đã thể hiện qua quan điểm về lỗi và thể hiện qua những quy định về các trường hợp cần được giám định để xác định việc có tội hay không. Thông tư số 2795 HCTP ngày 22 tháng 12 năm 1956 của Liên bộ tư pháp – Y tế quy định:

“Các trường hợp cần giám định pháp y:... d.Người phạm tội tình nghi có bệnh điên”

Từ các quy định trên cho thấy người phạm tội phải là người trong trạng thái tâm thần hoàn toàn bình thường (nghĩa là không mắc bệnh điên), hay nói cách khác người đó phải là người “có khả năng nhận thức và tự chủ về hành động của mình...nhận thức được tính nguy hiểm và chống đối xã hội của hành vi của mình” [39, tr. 48-52].

Một phần của tài liệu Biện pháp tư pháp bắt buộc chữa bệnh trong luật hình sự Việt Nam (trên cơ sở số liệu địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh) (Trang 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)