NHẬN XÉT, PHÂN TÍCH VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP BẢO VỆ CHO CÙ

Một phần của tài liệu Ứng dụng MIKE 21 Nghiên cứu dự báo sạt lở tại khu vực cù lao Long Khánh trên sông Tiền và đề xuất các giải pháp bảo vệ (Trang 106)

LAO LONG KHÁNH

Như vậy xuất phát từ 3 quan điểm và đề xuất sơ bộ 4 phương án, học viên tiến hành phân tích, tính toán kiểm tra, và lựa chọn phương án phù hợp nhất để điều

99

chỉnh và ổn định cho khu vực cù lao này.

Đối với phướng án 1: Phương án giữ nguyên tỷ lệ phân lưu và bảo vệ các vùng có nguy cơ sạt lở. Đây là phương án có t nh khả thi cao, vì ở vùng ĐBSCL đã sử dụng rất nhiều kè bảo vệ bờ để bảo vệ các đoạn sông có nguy cơ sạt lở. Tuy nhiên phương án này không cải thiện được tỷ lệ phân lưu mà có thể làm cho tỷ lệ này ngày càng xấu đi nếu như có những sự tác động ph a thượng nguồn, khi đó việc xây dựng bảo vệ các vị trí hiện tại có nguy cơ sạt lở, sau này có thể sẽ thay đổi. Đó là tính rủi ro lớn trong việc đầu tư công trình.

Đối với phướng án 3: Phương án dùng mỏ hàn hướng dòng để điều chỉnh tỷ

lệ phân lưu. Sử dụng phần mềm MIKE 21FM, học viên đã tiến hành tính toán nhiều vị trí và các chiều dài hướng dòng khác nhau để xem tính khả thi của phương án, cũng như t nh hiệu quả của phương án, kết quả như sau. Học viên lựa chọn công trình là mỏ hàn hướng dòng, và dự kiến sẽ đặt ở 4 vị tr khác nhau ph a thượng lưu cù lao Long Khánh thể hiện ở hình dưới đây, ứng với mỗi vị trí học viên tính toán các chiều dài khác nhau của mỏ hàn, và từ đó sử dụng mô hình họ MIKE để xác định thay đổi tỷ lệ dòng chảy của các vị trí mỏ hàn hướng dòng này.

Hình 4.5. Các vị trí mỏ hàn để chạy mike xác định mối quan hệ giữa chiều dài mỏ hàn L và tỉ số QLT/QHN

100

Hình 4.6. Chiều dài (L) và vị trí (V), thể hiện trong mô hình MIKE để tính toán tỉ số QLT/QHN

101

Bảng 4. 2. Quan hệ giữa chiều dài mỏ hàn L và tỉ số QLT/QHN

Phương án QLT/QHN L Vị tr 1 Vị tr 2 Vị tr 3 Vị tr 4 0 1.6649 1.6649 1.6649 1.6649 150 1.5319 1.5351 1.5437 1.5710 300 1.4837 1.4821 1.5005 1.5471 320 1.4845 1.4725 1.4826 1.5491 350 1.4662 1.4647 1.4651 1.5358 400 1.4390 1.4107 1.4363 1.5136 500 1.3522 1.3406 1.3427 1.4651 600 1.2656 1.2303 1.2094 1.4168 700 1.1375 1.0869 1.0897 1.3332

Nhận xét: Từ kết quả tính toán bằng mô hình MIKE ở bảng 4.2 và hình 4.8 chúng

ta thấy:

1) Mặc dù chọn 4 vị tr khác nhau, nhưng cùng một chiều dài, tỷ lệ phân lưu giữa các vị tr này không thay đổi nhiều;

2) Chiều dài của mỏ hàn hướng dòng đóng vai trò rất quan trọng trong việc điều chỉnh tỷ lệ phân lưu.

3) Đặc biệt xét về mặt cảm tính, vị trí số 4, có thể cho kết quả thay đổi tỷ lệ nhanh hơn so với các vị trí 1, 2 và 3. Nhưng thực tế, lựa chọn vị trí số 4 để làm mỏ hàn hướng dòng kém hiệu quả hơn ở các vị trí còn lại. Vị trí số 2 xây dựng mỏ hàn hướng dòng cho kết quả khả quan nhất.

Mặc dầu ứng với mỗi vị trí, mỗi chiều dài của mỏ hàn hướng dòng, cho chúng ta tỷ lệ phân lưu dòng chảy khác nhau, tuy nhiên nếu xét về mặt tổng thể, nếu chỉ sử dụng mỏ hàn hướng dòng để điều chỉnh tỷ lệ giữa 2 nhánh sông, chiều dài mỏ hàn hướng dòng cần tối đa là 700m. Đây là một trong những công trình khổng lồ, có khả năng thu hẹp dòng chảy lớn, và tính khả thi không cao.

102

Đối với phương án 4: Đây là phương án học viên chỉ đưa vào để thử nghiệm

tính toán, và giới thiệu công nghệ, chưa thực sự nghiên cứu sâu về phương án này. Đây là dạng kết cấu công trình mới chưa áp dụng ở Việt Nam nhưng trên thế giới đã được nghiên cứu và áp dụng ở Bangladesh, Iran…với một số tác giả như Touraj Samimi Behbahan, Odgaard, Kenedy…

Hình 4.8. Công trình ngầm trên sông

- Cấu tạo: Đây là dang kết cấu được đặt trên các lòng sông để thay đổi hướng

của dòng chảy đáy. Thường ứng dụng để điều chỉnh hướng của các dòng bùn cát, trầm tích, phù sa của sông, để kiểm soát xói lở bờ sông, thay đổi mặt cắt ngang lòng sông. Kết cấu được thiết kế đúc bằng bê tông, có thể bằng phẳng hoặc có lỗ xói.

- Kích thước và cách bố trí: Kết cấu được bố trí tạo với phương dòng chảy

một góc α thường từ 100 đến 300. Các kết cấu này được đặt trên các lòng sông. Sự thay đổi giữa áp lực bên và lực hút tạo ra các dòng chảy xoáy làm thay đổi độ dốc của lòng sông khu vực hạ lưu công trình. Vì vậy mà công trình được sử dụng để làm thay đổi mặt cắt ngang của lòng sông.

Khi tính toán cần tiến hành thí nghiệm tính toán với nhiều chiều cao khác nhau, với nhiều góc hợp với phương dòng chảy khác nhau để tìm ra được một thiết kế tối ưu nhất cho công trình.

Trong phương án này học viên tiến hành tính toán bằng mô hình MIKE với cách bố tr như trên hình phương án 4. Kết cấu được chọn là tấm phẳng với kích thước LxBxH = 100x20x2 (m), gồm 6 kết cấu, được bố tr 3 hàng như hình vẽ, hợp với phương dòng chảy một góc 200.

103

Hình 4.9. Công trình ngầm trên sông thể hiện trong mô hình MIKE21FM Kết quả tính toán kiểm tra vị trí công trình có sự ảnh hưởng đến địa hình đáy sông, điều kiện t nh toán là địa hình trước lũ 2000, t nh cho trường hợp có công trình Bottome Vanes.

Sau khi chạy mô hình ta được kết quả như hình 4.11.

104

Rõ Ràng, mặc dù đây là dạng công trình mới chưa được áp dụng ở Việt Nam, nhưng qua kết quả tính toán mô hình cho thấy, công trình có khả năng tác động đến địa hình đáy là rất lớn. Trong nghiên cứu này, do hạn chế về thời gian, nên học viên chưa có cơ hội đi sâu nghiên cứu thêm về công trình này. Hy vọng rằng, các nghiên cứu sau sẽ làm sáng tỏ hơn, và có thể là công trình hữu ích sau này.

Đối với phương án 2: Như vậy, qua phân tích từ các phương án trên, học viên cho rằng, để bảo vệ và ổn định khu vực cù lao Long Khánh, cần thiết phải kết hợp giữa công trình hướng dòng để điều chỉnh một phần tỉ lệ dòng chảy và công trình kè bảo vệ bờ tại các khu vực sạt lở. Ưu điểm của phương án này là có thể tiết kiệm được kinh phí thực hiện tổng thể do giảm được chiều dài kè gia cố, đảm bảo ổn định bền vững lâu dài, không bị co hẹp dòng chảy quá nhiều. Vì vậy học viên lựa chọn phương án này để bảo vệ cho cù lao Long Khánh. Các hạng mục công trình của phương án 2 như đã nêu ở mục 4.2.2.

Một phần của tài liệu Ứng dụng MIKE 21 Nghiên cứu dự báo sạt lở tại khu vực cù lao Long Khánh trên sông Tiền và đề xuất các giải pháp bảo vệ (Trang 106)