Diễn biến hình thái tại khu vực phân lưu đầu cù lao

Một phần của tài liệu Ứng dụng MIKE 21 Nghiên cứu dự báo sạt lở tại khu vực cù lao Long Khánh trên sông Tiền và đề xuất các giải pháp bảo vệ (Trang 64)

Tân Châu là đỉnh của đoạn sông cong mà phía Tân Châu là bờ lõm và Thường Phước đối diện là bờ lồi. Đoạn co hẹp này được coi là nút hình thái sông và phân bố lệch về phía bờ Tân Châu.

Hình 2.11 cho thấy kể từ năm 2007 tới năm 2011 bờ lồi Thường Phước được bồi tụ với vị trí lớn nhất (48m) do dòng chảy mang bùn cát từ ph a thượng nguồn về với vị trí lớn nhất khoảng 48m và lấn về phía bờ lõm Tân Châu làm cho dòng chảy càng bị ép sát về phía Tân Châu. Dòng chảy xô thẳng vào bờ Tân Châu với lưu tốc (23) m/s hình thành các dòng xoắn gây xói sâu và tạo nên các hố xói cục bộ, xói ngang hình thành các mái bờ dốc, hàm ếch dễ gây ra sạt lở.

Hình 2.11. Khu vực bờ Tân Châu-Thường Phước

Kết cấu địa chất bờ sông từ cao trình (-25m) trở lên là đất sét, á sét khó bị xói và từ cao trình (-25m) đến cao trình (-48m) là vùng đất yếu chống xói kém gồm cát, đất pha cát nên dễ bị xói[4]

. Nên khi dòng chảy xô thẳng vào bờ Tân Châu gặp bờ có cấu tạo địa chất tốt, hình thành các dòng xoắn luồn xuống dưới đáy gặp vùng địa chất yếu gây ra xói sâu và hình thành các hố xói cục bộ. Sau khi hố xói đạt đến một độ sâu nhất định gặp lớp đất cát dưới cao trình (-25m) thì hiện tượng xói sâu sẽ dần bị thay đổi thành xói ngang và hình thành nên các hàm ếch ăn sâu vào bờ, làm mái bờ trở nên rất dốc. Sau một thời gian hình thành thì hàm ếch đạt đến một giới hạn nào đó, dưới tác dụng của dòng chảy hoặc sóng tàu thì sẽ gây nên sạt lở.

57

Một phần của tài liệu Ứng dụng MIKE 21 Nghiên cứu dự báo sạt lở tại khu vực cù lao Long Khánh trên sông Tiền và đề xuất các giải pháp bảo vệ (Trang 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)