Công nghệ thảm cát bảo vệ mái bờ sông

Một phần của tài liệu Ứng dụng MIKE 21 Nghiên cứu dự báo sạt lở tại khu vực cù lao Long Khánh trên sông Tiền và đề xuất các giải pháp bảo vệ (Trang 43)

Ưu điểm: Thi công đơn giản, sử dụng vật liệu tại chỗ, chi ph đầu tư thấp, có

thể chế tạo phù hợp với mọi kích cỡ lòng sông, kênh cần bảo vệ. Giải pháp này không làm mất cảnh quan nơi xây dựng công trình, có khả năng gây bồi cho vùng bị sạt lở, khả năng chịu kéo, thoát nước nhanh làm cho đất nơi công trình nhanh chóng được cố kết giúp ổn định và gia cố, thân thiện với môi trường.

Nhược điểm: Thảm cát không thích hợp với vị trí dòng chảy có lưu tốc lớn,

chịu tác động của sóng lớn. Khó khăn khi thi công trải thảm cát tại các đoạn sông sâu. Yêu cầu vải địa kỹ thuật dùng chế tạo thảm phải đảm bảo giữ cát tốt nhất, thoát nước tốt và đủ độ bền. Do vỏ bọc ngoài bằng vải địa kỹ thuật nên không bền với thời gian.

36

Phạm vi áp dụng: Loại túi cát ni lông hoặc sợi tổng hợp có độ bền cao chứa

cát hiện nay ở Mỹ, Trung Quốc, Nhật đã sử dụng. Ở Việt Nam giải pháp này lần đầu được TS. Trịnh Công Vấn ở Viện KHTLMN đưa vào thực nghiệm tại một đoạn bờ sông Sài Gòn, dưới chân cầu Bình Phước và cho kết quả khá tốt (hình 1.16).

Thảm được thiết kế bằng hai lớp vải địa kỹ thuật, được may lại tạo thành các ống để bơm cát vào[10]

. K ch thước các ống cát đủ chịu vận tốc dòng chảy giúp toàn bộ thảm cát sẽ ổn định và trở thành áo bảo vệ mái và lòng kênh không bị bào mòn.

Bảo vệ bờ bằng thảm cát ở bờ sông Sài Gòn Thảm cát sau 18 tháng thi công

Hình 1.16. Thảm cát khu sạt lở cầu Bình Phước

Một phần của tài liệu Ứng dụng MIKE 21 Nghiên cứu dự báo sạt lở tại khu vực cù lao Long Khánh trên sông Tiền và đề xuất các giải pháp bảo vệ (Trang 43)