2.2.1. Hiện trạng sạt lở
Cù lao Long Khánh chia sông Tiền thành 2 nhánh: Nhánh trái (cù lao Long Khánh - Thường Thới Tiền - Hồng Ngự) là một đoạn sông cong dài khoảng 15km, đỉnh cong tại Ấp Thị, xã Thường Lạc. Còn nhánh phải (cù lao Long Khánh - Long Thuận) cũng là một đoạn sông hơi cong có bờ lõm nằm bên địa phận xã Long Thuận có chiều dài khoảng 11,6km. Đây là khu vực chịu ảnh hưởng lớn của các hiện tượng thiên tai như lũ lụt, sạt lở làm mất tài sản, đất đai, nhà cửa, ảnh hưởng đến cuộc sống của nhân dân. Phía bờ tả sông Tiền thuộc nhánh trái (trong thời gian từ 1975-1995)[15], dòng chủ lưu ép sát vào bờ làm sạt lở diễn ra thường xuyên trong nhiều năm nay ở xã Thường Thới Tiền với cường độ lấn vào bờ hàng chục mét mỗi năm, kéo dài trong nhiều năm, làm mất rất nhiều đất đai, nhiều hộ dân phải di dời.
Theo báo phụ nữ ngày 06/04/1992 sạt lở nghiêm trọng đã xảy ra tại mỏm đất giữa bờ tả sông Tiền và bờ Nam nhánh trái ở Hồng Ngự. Sạt lở xảy ra nhanh, khối đất dài 70m và rộng 40m nhanh chóng bị chìm vào dòng nước gây ra thiệt hại to lớn về người và của. Vụ sạt lở làm chết 10 người, 8 người bị thương. Sạt lở làm mất trụ sở hội đồng nhân dân huyện, nhà khách, kho bạc huyện, 13 trụ sở làm việc của huyện và 50 hộ dân phải di dời, nhiều tài sản, hồ sơ tài liệu của huyện bị chìm mất cùng với nhiều công trình công cộng, dân dụng, đường sá, đường điện...
Nhánh phải (cù lao Long Khánh - Long Thuận) sạt lở nghiêm trọng xảy ra ở bờ hữu thuộc xã Long Thuận, Phú Thuận B (hình 2.1) với nhiều vị trí sạt lở ăn vào bờ từ 1030m, một số vị tr đã làm sạt lở gần hết đường giao thông. Trong năm 2010 xảy ra sạt lở gần 1km bờ sông làm đứt thêm 30m đường nhựa, đường giao thông liên xã bị đứt đoạn.
48
Sạt lở ở Hồng Ngự năm 2000 Sạt lở tại khu vực xã Long Thuận tháng 5-2007
Sạt lở tại khu vực xã Phú Thuận B tháng 5-2007
Hình 2.1. Sạt lở bờ ở Long Thuận, Hồng Ngự
Hình 2.2. Sạt lở ở xã Long Thuận 9-2009
a. Sạt lở tại đầu cù lao Long Khánh 5/2007
b.Sạt lở tại đuôi cù lao Long Khánh 5/2007
c. Sạt lở tại đầu cù lao Long Khánh 10/2006
d. Sạt lở dọc theo bờ cù lao, phía nhánh Long Khánh 5/2007
e. Sạt lở đầu cù lao Long Khánh 9-2009
Hình 2.3. Sạt lở tại đầu và cuối cù lao Long Khánh
Sự thay đổi tỷ lệ phân lưu qua các nhánh của cù lao Long Khánh là nguyên nhân chính gây ra sự biến đổi lòng dẫn, dẫn tới xói lở, bồi lấp khu vực này. Sạt lở
49
xảy ra trên diện rộng ở cả hai xã Long Khánh A và Long Khánh B, gây nhiều thiệt hại tài sản, đe dọa tính mạng của hàng nghìn người dân. Bờ sông hai bên bờ cù lao đều bị xói lở (hình 2.3d), sông có xu thế mở rộng ra, sạt lở mạnh, nhiều nơi tốc độ đạt tới 57 m/năm (2007). Hai ph a đầu và cuối cù lao Long Khánh hiện tượng sạt lở cũng xảy ra rất mạnh (hình 2.3 a,b,c.e), tốc độ sạt lở lên tới 2030 m/năm, làm mất nhiều nhà cửa và diện t ch đất canh tác nông nghiệp.
Theo báo xây dựng 18/09/2008: Tại khu vực Đình Long Khánh thuộc xã Long Khánh A, sạt lở đang tiếp tục ăn sâu vào đất liền, đe dọa trực tiếp đến ngôi đình có tuổi thọ gần 100 năm, đã được công nhận là di tích lịch sử văn hóa cấp tỉnh. Ở xã Long Khánh B sạt lở vào bờ từ 35m, sạt lở có xu hướng dịch chuyển xuống hạ lưu. Khu vực thượng lưu cù lao Long Khánh, xã Long Khánh A chiều dài sạt lở hơn 3,5km, sâu vào bờ 35m.
a. Căn bếp nhà bà Trần Thị Đởm, xã Long Khánh A, đã tuôn xuống sông theo vạt đất lở 8/2009
b. Đường nông thôn ven sông ở xã Long Khánh A bị sạt lở
Hình 2.4. Tình hình sạt lở xảy ra tại xã Long Khánh A
Theo báo tuổi trẻ 06/08/2009: Tại cù lao Long Khánh, sau khi nuốt mất đất chuyên canh hoa màu, “bà thủy” tiếp tục ăn sâu vào khu vực đông dân cư (hình 2.4), một vạt đất dài 150m ở ấp Long Phước, xã Long Khánh A bị tuột xuống sông.
Đình Long Khánh vốn nằm ngay giữa làng giờ nằm chơ vơ bên mỏm đất nhỏ dôi ra giữa sông, “bà thủy” ăn sát vào hông đình, dãy tường rào cùng hai cây cổ thụ hơn trăm năm tuổi đổ ập theo dòng nước lũ.
Vào mùa lũ, tình trạng sạt lở thường xảy ra nhiều hơn, với mức độ nguy hiểm hơn. Nước lũ đạp thẳng vào bờ đất, dòng chủ lưu ép sát bờ tạo thành những
50
hàm ếch, mặt đất xuất hiện nhiều vết nứt, rồi sạt lở. Hiện tượng sạt lở diễn ra thường xuyên trong nhiều năm, với tốc độ sạt lở nhiều nơi sâu vào bờ hàng chục mét mỗi năm, kéo dài trong nhiều năm, làm mất rất nhiều đất đai, tài sản.
Xói lở ở khu vực này trong thời gian qua không những phổ biến, mạnh mẽ mà ngày càng có xu hướng gia tăng theo thời gian, quy mô và tốc độ. Điều đó thể hiện ở mức độ xói sâu vào bờ, hiện tượng đào sâu lòng dẫn vẫn đang tiếp diễn. Trước đây xói lở bờ sông chủ yếu xảy ra vào mùa lũ nhưng hiện nay xói lở xảy ra cả trong mùa lũ lẫn mùa kiệt và có xu hướng tăng trong mùa kiệt. Trước đây tốc độ xó lở chỉ xảy ra từ từ, với mức độ nhỏ thì nay xảy ra nhanh, mạnh, với khối lượng đất sạt lở lớn. Ngày 16/08/2011 sạt lở nghiêm trọng xảy ra tại Tổ 19, Ấp 1 (Thường Phước, Hồng Ngự), kéo dài trên 100m, sâu 20m, làm sụp đổ 3 căn nhà xuống sông. Xói lở bờ sông ngày càng diễn biến phức tạp, xảy ra mạnh ở đầu cù lao, các đoạn phân nhập lưu. T nh phức tạp của xói lở thể hiện ở các điểm xói lở xảy ra ở cả đầu cù lao và cả đuôi cù lao, xói lở xảy ra quanh năm cả mùa lũ lẫn mùa kiệt.
Theo báo Đồng Tháp thì vào khoảng 10 giờ tối ngày 26/08/2014 một vụ sạt lở đã xảy ra tại Ấp Long Hòa với chiều dài 30m, ăn sâu vào đất liền 10m, làm đứt đoạn tuyến đường nông thôn vừa là đê bao bảo vệ hàng chục ha hoa màu. Gần đây ngày 03/10/2014 cũng xảy ra sạt lở tại ấp Long Thạnh, xã Long Thuận với chiều dài sạt lở khoảng 45m, ăn sâu vào đất liền 15m.
Sạt lở bờ sông tại ấp Long Hòa, xã Long Thuận, huyện Hồng Ngự ngày 26/8/2014
Đoạn sạt lở tại ấp Long Thạnh, xã Long Thuận vào ngày 3/10/2014
Hình 2.5. Sạt lở bờ sông tại xã Long Thuận, huyện Hồng Ngự
Tình hình sạt lở diễn biến ngày càng phưc tạp ở cù lao Long Khánh nói riêng và toàn huyện Hồng Ngự nói chung. Theo báo cáo của UBND huyện Hồng Ngự thì
51
tính từ đầu năm đến tháng 10/2014 thì trên địa bàn huyện xảy ra 27 vụ sạt lở, với tổng chiều dài là 1124m, làm mất 9368m2 đất, gây ảnh hưởng trực tiếp đến 52 hộ dân, làm cuốn trôi 2 căn nhà và phải tháo dỡ 23 căn nhà, thiệt hại khoảng 1,5 tỷ đồng.
Trong thời gian qua, chính quyền các cấp đã chỉ đạo các ngành, cơ quan chức năng phối hợp với các sở, ban ngành liên quan tìm cách chủ động phòng chống sạt lở. Nhiều dự án, công trình đã được triển khai. Tỉnh đã đầu tư, khắc phục bằng biện pháp xây dựng công trình kè bảo vệ bờ sông Tiền tại Hồng Ngự với chiều dài hơn 3km, xây dựng kè mềm tại Đình Long Khánh… nhằm hạn chế thấp nhất thiệt hại do sạt lở gây ra, đảm bảo an toàn cho nhân dân yên tâm sinh hoạt, sản xuất.
2.2.2. Diễn biến hình thái khu vực cù lao Long Khánh
2.2.2.1. Diễn biến trên mặt bằng
Sông Tiền khu vực này là đoạn sông phân lạch với biến đổi lòng dẫn rất phức tạp có nút phân lưu ở Tân Châu, bãi giữa là cù lao Long Khánh và nút hợp lưu thuộc bờ tả An Bình bờ hữu Phú Thuận. Diễn biến hình thái của đoạn sông phân lạch này tùy thuộc vào tình trạng phân chia lưu lượng nước và bùn cát ở nút phân lưu Tân Châu cùng với điều kiện địa hình, địa chất của lòng sông. Dòng chảy sau khi qua khúc cong ở thị trấn Tân Châu được chia ra làm hai nhánh, mà ở giữa là cù lao Long Khánh. Chuyển tiếp giữa khúc cong ở thị trấn Tân Châu sau đó rẽ làm hai nhánh là hố xoáy sâu Tân Châu. Hố xoáy chỗ sâu nhất tới 45m có dạng kéo dài, phân bố hơi lệch về bờ An Giang. Dòng chảy sau khi đi qua hố xoáy Tân Châu được phân làm hai nhánh, có đặc điểm xói lở và bồi tụ luân phiên nhau theo thời gian. Sự phân bố lại lưu lượng, tỉ lệ phân nước, phân cát về hai nhánh không đồng đều, bị thay đổi theo thời gian làm cho diễn biến hình thái của khu vực trên mặt bằng cũng thay đổi theo.
Giai đoạn trước năm 2000
Nhánh bên trái (Thường Phước - Hồng Ngự) dài khoảng 15km. Trước đây, dòng chủ lưu đi về phía nhánh bên trái. Dòng chảy do sự uốn cong gấp ở Tân Châu, làm dòng chủ lưu hướng gần như thẳng góc với bờ Tân Châu rồi chuyển sang nhánh
52
trái Hồng Ngự và ép sát vào phía bờ tả Hồng Ngự gây nên xói lở bờ tả từ Thường Thới Tiền đến Ấp Thị Trà. Dòng chảy xô vào bờ với một góc lớn tạo thành hố xói cục bộ, các hàm ếch ở thị xã Tân Châu. Hiện nay lạch này đang bị lấp dần và nhánh chủ lưu đi về phía bên phải (Long Thuận). Giao thông thủy ở đây bị cản trở rất lớn do sự phân chia lại lạch sâu.
Tới những năm 70 bùn cát đi vào nhánh phải (Long Khánh - Long Thuận) nhiều làm cho lòng sông bị bồi lấp, hình thành nhiều bãi bồi ở cửa vào và cửa ra của nhánh này gây cản trở dòng chảy, ách tắc giao thông. Còn nhánh trái thì bồi tụ phía bên Long Khánh, hình thành các bãi bên làm dòng chảy bị ép về phía bờ tả Hồng Ngự, lòng sông bị thu hẹp, chiều rộng chỉ còn B = 400m làm cho lòng sông bị xói sâu từ cao trình (-20m) đến (-38m) năm 1988. Vào năm 1991, 1992 tại khu vực đỉnh cong Hồng Ngự đã xảy ra sạt lở bờ tả rạch Hồng Ngự trên suốt chiều dài các xã Thường Thới Tiền, Thường Lạc và thị xã Hồng Ngự. Khu vực đỉnh cong Hồng Ngự hình thành nên các khu vực xoáy cục bộ đã gây nên các hố xói cục bộ lớn.
Khi tỷ lệ phân nước, phân cát tại nút phân lưu Tân Châu bị thay đổi vào khoảng đầu năm 2000. Nhánh phải đã bị mở rộng và xói sâu, nhiều bãi gữa phía cửa ra bị dịch chuyển về xuôi và hợp thành một bãi. Còn nhánh trái ở cửa vào đã bị bồi tụ và hình thành một bãi giữa dài khoảng 2km rộng 200m làm cản trở dòng chảy đi vào nhánh này.
Bảng 2 4. Kết quả đo đạc phân chia lưu lượng giữa các nhánh sông khu vực cù lao Long Khánh[13]
Thời gian
Tân Châu (sông Tiền)
Thường Thới Tiền (cửa vào rạch Hồng Ngự)
Long Khánh
(cửa vào rạch Long Khánh)
Q (m3/s) Q (m3/s) V (m/s) Q (m3/s) V (m/s) 30/9/93 16.790 10.500 (62,53%) 1,1 4.450 (26,5 %) 1,04 Lũ 1996 23.876 14.229 (59,6%) 7.344 (30,8%) 10/2001 17.286 8.232 (47,6%) 7.783 (45%) 19/1/2003 6.898 3.374 (48,92%) 3.151,6 (46,68%) 3/2003 4.290 1.825 (42,5%) 2.183 (50,9%) 23-26/9/2008 20.172 V=1.34 7.562 (36,9%) 0.99 11.888 (58,0%) 1.28
53
Theo nghiên cứu của tác giả Lương Phương Hậu và tác giả Lê Mạnh Hùng thì xu thế dịch chuyển và quá trình biến đổi lòng dẫn trên mặt bằng sông Tiền khu vực cù lao Long Khánh từ 1966 đến 2002 như hình 2.6.
Hình 2.6. Biến đổi trên mặt bằng sông Tiền khu vực cù lao Long Khánh từ 1966- 2002
Giai đoạn từ năm 2000 tới nay
Sự phân bố lại lưu lượng, tỉ lệ phân nước, phân cát bị thay đổi làm cho diễn biến hình thái của khu vực cũng bị thay đổi theo.
- Nhánh trái hiện tượng xói lở đã ngừng lại, thay thế vào đó là quá trình bồi tụ xảy ra mạnh mẽ. Một bãi bồi tụ ngầm rất lớn hình thành từ năm 1995 ở lòng sông phía bắc đầu cù lao Long Khánh. Tới năm 2001 bãi bồi này đã nhô lên mặt nước và có thể quan sát thấy trên ảnh vệ tinh (hình 2.7b). Bãi bồi này phát triển khá nhanh, tới năm 2004 có thể quan sát rõ trên ảnh vệ tinh (hình 2.7c). Ở phía cù lao Long
Khánh hình thành doi cát ở ấp Long Phước năm 1990 (hình 2.7a) đã phát triển
mạnh thành mỏ hàn tự nhiên vào năm 2001 (hình 2.7b). Ở cù lao Chà Và cũng hình thành một doi cát khác, có thể quan sát được trên ảnh năm 2001 (hình 2.7b). Những năm sau hai doi cát này đã nối lại với nhau, gần như chắn ngang sông Tiền (hình 2.7c,d), gây cản trở dòng chảy, giao thông thủy khi tàu thuyền qua lại ở nhánh này.
54
a. Ảnh Landsat 1990 b. Ảnh Landsat 2001
c. Ảnh Google Earth 2004 d. Bãi bồi ấp Long Phước chắn ngang sông Tiền
Hình 2.7. Xói lở, Bồi tụ ở cù lao Long Khánh (Ảnh nguồn[15])
Hình 2.8. Bồi tụ đoạn sông cong nhánh trái Hồng Ngự từ 02/01/2007 tới 02/01/2011 Từ hình 2.8 lấy từ Google Earth ta thấy ở đỉnh cong của nhánh trái (Thường Lạc) hiện tượng bồi tụ xảy ra mạnh mẽ ở cả bờ trái (55m) lẫn bờ phải, có những vị trí bị bồi tụ tới 76m và 219m.
- Nhánh phải hiện tượng xói lở gia tăng thay vì bồi tụ, cửa ở đầu nhánh đã mở rộng và xói sâu. Các bãi bồi ở cuối nhánh (hình 2.7a) đã bị dịch chuyển về xuôi và
hợp thành một bãi (hình 2.7b.). Do xói lở sâu mà từ năm 2000 nhánh sông này trở thành tuyến đường thủy cho các tàu có trọng tải lớn. Hiện tượng xói lở phát triển mạnh, sạt lở mạnh xảy ra ở khu vực đầu và cuối cù lao Long Khánh (hình 2.3a,b,c) ăn sâu vào bờ với cường độ trung bình 20-30 m/năm làm mất nhiều tài sản, nhà cửa,
55
đất đai của nhân dân.
Hình 2.9. Bờ phải nhánh Long Thuận. Nguồn google earth
Từ hình 2.9 ta thấy sạt lở xảy ra trên suốt chiều dài bờ phải Long Thuận, có những vị trí sạt lở ăn vào bờ tới 41m.
Hình 2.10. Diễn biến hình thái cù lao Long Khánh năm 02/01/2007 và 02/01/2011 Hình 2.10 được lấy ra từ Google Earth, cho thấy chỉ sau 4 năm (từ năm 2007 đến 2011) cù lao non đã phát triển rất mạnh, đường bờ bị thay đổi nhiều, ở mũi cù lao sạt lở lớn nhất khoảng 150m, ở đuôi cồn đã bồi thêm 960m.
Vậy từ năm 2000 trở về trước thì nhánh trái Thường Phước-Hồng Ngự là nhánh chính, còn nhánh phải Long Khánh - Long Thuận là nhánh phụ. Nhưng sau năm 2000 trở đi đã có sự thay đổi về phân chia tỷ lệ phân nước, phân cát nên nhánh phải Long Khánh - Long Thuận nay đã trở thành nhánh chính.
56
2.2.2.2. Diễn biến hình thái tại khu vực phân lưu đầu cù lao
Tân Châu là đỉnh của đoạn sông cong mà phía Tân Châu là bờ lõm và Thường Phước đối diện là bờ lồi. Đoạn co hẹp này được coi là nút hình thái sông và phân bố lệch về phía bờ Tân Châu.
Hình 2.11 cho thấy kể từ năm 2007 tới năm 2011 bờ lồi Thường Phước được bồi tụ với vị trí lớn nhất (48m) do dòng chảy mang bùn cát từ ph a thượng nguồn về với vị trí lớn nhất khoảng 48m và lấn về phía bờ lõm Tân Châu làm cho dòng chảy càng bị ép sát về phía Tân Châu. Dòng chảy xô thẳng vào bờ Tân Châu với lưu tốc (23) m/s hình thành các dòng xoắn gây xói sâu và tạo nên các hố xói cục bộ, xói ngang hình thành các mái bờ dốc, hàm ếch dễ gây ra sạt lở.
Hình 2.11. Khu vực bờ Tân Châu-Thường Phước
Kết cấu địa chất bờ sông từ cao trình (-25m) trở lên là đất sét, á sét khó bị