Diễn biến trên mặt cắt ngang

Một phần của tài liệu Ứng dụng MIKE 21 Nghiên cứu dự báo sạt lở tại khu vực cù lao Long Khánh trên sông Tiền và đề xuất các giải pháp bảo vệ (Trang 67)

Giai đoạn trước năm 2004

- Nhánh trái (Long Khánh - Thường Thới Tiền - Hồng Ngự) chủ yếu xảy ra xói lở. Bờ lồi cù lao Long Khánh nằm đối diện với bờ lõm Hồng Ngự tại đây hình thành bãi bên, phát triển thành đất canh tác, xây dựng nhà cửa, nuôi trồng thủy sản. Vì vậy làm cho dòng chảy hướng về phía bờ lõm Hồng Ngự gây ra sạt lở trên suốt chiều dài các xã Thường Thới Tiền, Thường Lạc và thị xã Hồng Ngự. Chiều rộng lòng sông có nơi bị thu hẹp chỉ còn B = 400m, lòng sông bị xói sâu xuống tới cao trình (-38m) vào năm 1992. Xói lở kéo dài 600m, sạt lở 20m ở thị trấn Hồng Ngự. Ngày 06/04/1992 xói lở nhấn chìm trụ sở ủy ban huyện, nhà khách, kho bạc và hình thành hố xói sâu 40m.

- Nhánh phải (Long Khánh - Long Thuận) lòng sông chủ yếu bồi tụ, các luồng bùn cát đi vào nhánh này ngày càng nhiều làm cho lòng sông bị bồi cao ở khu vực cửa vào và cửa ra của cù lao Long Khánh. Nhìn từ ảnh vệ tinh (hình 2.7a) ta thấy các doi cát ven và giữa lòng phân bố rộng, làm cho giao thông thủy qua đây gặp khó khăn, các tàu trọng tải lớn không qua được, dòng chảy bị cản trở.

Ta có thể đánh giá diễn biến mặt cắt ngang của khu vực dựa trên một số mặt cắt ở những vị tr điển hình mà tác giả Lương Phương Hậu và tác giả Lê Mạnh Hùng đã tiến hành nghiên cứu.

60

Hình 2.15. Vị tr các mặt cắt ngang đoạn Tân Châu

Hình 2.16. Diễn biến lòng dẫn tại mặt cắt 2 phía thị trấn Tân Châu

61

- Tại thị trấn Tân Châu vị trí mặt cắt 2 mái bờ tiếp tục bị bào mòn và vẫn bị xảy ra sạt lở hình 2.16. Trong vòng 7 năm từ năm 1995 đến năm 2002 có những vị trí mái bờ bị bào mòn tới gần 4m. Nhưng từ 2002 đến 2004 mái bờ bị bào mòn mạnh hơn với vị trí lớn nhất khoảng hơn 3m. Tại vị trí mặt cắt 3, bên phía bờ phải hầu như độ sâu không thay đổi, nhưng ph a bờ trái đáy sông được nâng lên, có vị trí cao trình đáy sông năm 2002 là khoảng (-5m) thì tới năm 2004 được nâng lên thành (-3m) với sự xuất hiện của một cù lao ở khu vực này hình 2.17.

Giai đoạn từ năm 2004 tới nay

Theo nghiên cứu của tác giả Lương Phương Hậu và các cộng sự đã tiến hành đo đạc và giám sát tại một số mặt cắt như sau:

Hình 2.18. Vị trí các mặt cắt đo đạc giám sát sạt lở, bồi lắng

Theo hình 2.19 tại mặt cắt số 6 ta thấy tại khu vực hố xói Tân Châu, bờ phải có xói nhẹ, còn bờ trái xói lở lớn hơn với tốc độ khoảng 2m/năm, đáy hố xói không bị thay đổi.

62

Hình 2.19. Diễn biến lòng dẫn sông Tiền tại mặt cắt số 6 khu vực tâm hố xói Theo hình 2.20 tại mắt cắt 11 khu vực đầu cù lao Long Khánh bên nhánh phải Long Thuận-Long Khánh, sạt lở xảy ra mạnh, đặc biệt là bên bờ cù lao Long Khánh với tốc độ khoảng 30m/năm do dòng chảy xô thắng vào ph a đầu cù lao.

63

Hình 2.21. Diễn biến lòng dẫn sông Tiền tại mặt cắt số 16, 17, 18 thuộc nhánh sông phân lạch Long Khánh

Theo hình 2.21 tại mặt cắt số 16, 17, 18 ta thấy dọc theo bờ hữu nhánh phải Long Khánh - Long Thuận sạt lở xảy ra mạnh trên suốt chiều dài 4km ở ấp Long

64

Hòa xã Long Thuận, sạt lở ăn sâu vào bờ Long Thuận khoảng 30m làm mái bờ gần như dốc đứng.

Hình 2.22. Diễn biến lòng dẫn trên mặt cắt 30 đoạn cù lao mới phía rạch HN

Hình 2.23. Diễn biến lòng dẫn trên mặt cắt 27 trên sông Tiền–nhánh Hồng Ngự

65

Theo hình 2.22, 2.23, 2.24 thì nhánh trái Long Khánh-Thường Thới Tiền- Hồng Ngự, tại mặt cắt ngang 30 vị trí đuôi bãi bồi ta thấy lòng dẫn cũng có thay đổi, với rạch trái bị xói lở mạnh, rạch phải bãi bồi thì gây bồi. Còn tại vị trí mắt cắt 27 đỉnh cong của nhánh trái thì lòng sông được bồi đắp với chiều dày khoảng 6m từ năm 2006-2009 ở phía bờ cù lao Long Khánh. Tại thị trấn Hồng Ngự mắt cắt số 23 gần đuôi cù lao Long Khánh lòng dẫn cũng được bồi đắp.

Vậy ta thấy xu thế phát triển của hai nhánh sông Tiền quanh cù lao Long Khánh là trái ngược nhau. Hiện nay nhánh trái có xu thế bồi tụ còn nhánh phải thì có xu thế sạt lở. Diễn biến hình thái sông rất rõ nét, tốc độ diễn biến ngày càng mạnh mẽ, hình thức diễn biến phức tạp. Cù lao Long Khánh biến đổi làm kéo theo sự phân bố bùn cát trên sông Tiền thay đổi, tác động mạnh đến sự biến đổi hình thái trên sông. Khi đó làm cho đoạn sông từ cù lao Ma đến Vàm Nao và khu vực Cao Lãnh cũng bị ảnh hưởng theo.

Một phần của tài liệu Ứng dụng MIKE 21 Nghiên cứu dự báo sạt lở tại khu vực cù lao Long Khánh trên sông Tiền và đề xuất các giải pháp bảo vệ (Trang 67)