Phương pháp dự báo

Một phần của tài liệu Ứng dụng MIKE 21 Nghiên cứu dự báo sạt lở tại khu vực cù lao Long Khánh trên sông Tiền và đề xuất các giải pháp bảo vệ (Trang 74)

Hình 3.1. Trình tự thực hiện tính toán dự báo sạt lở và phần mềm sử dụng Trong nghiên cứu mô phỏng để dự báo sạt lở, một số vấn đề sau đây thường khó giải quyết cả về mặt lý thuyết và thực hành:

1) Hiện tượng sạt lở là hiện tượng ngẫu nhiên, khi khối đất bờ mất cân bằng gây nên sạt đất. Chính vì vậy, việc xác định vị trí, phạm vi ảnh hưởng, các kích thước cơ bản của cung trượt,… là việc làm hết sức khó khăn.

2) Khu vực nghiên cứu dự báo nằm ở vị trí tiếp giáp giữa đất bờ và nước sông, đấy là phạm vi khó tính toán mô phỏng vì tính liên kết giữa diễn biến lòng sông và ổn định đất bờ. Hiện nay chưa có một mô hình toán nào đầy đủ để có thể mô phỏng quá trình này được tốt. Trong nhóm mô hình họ MIKE, có MIKE 21C có mô đun mô phỏng, tuy nhiên công thức tính toán hoàn toàn phụ thuộc vào các tham số thực nghiệm rất lớn, và chỉ t nh được với tốc độ

67

sạt lở đều theo thời gian.

3) Khi bị sạt lở, điều kiện địa hình khu vực thay đổi, lưới tính toán trong các mô hình sẽ phải cập nhập lại một cách tự động, tuy nhiên cũng không dễ dàng trở lại trạng thái ổn định tính toán của mô hình.

Chính vì vậy, việc kết hợp giữa một mô hình (MIKE21FM) để tính diễn biến bờ sông, sau đó sử dụng mô hình (GeoSlope) để tính toán kiểm tra ổn định là việc làm tuy có thủ công, nhưng lại phù hợp với thực tế về giải quyết bài toán dự báo hiện nay. Trong nghiên cứu này, tác giả sử dụng sự kết hợp trên, để giải quyết bài toán dự báo cho khu vực cù lao Long Khánh.

Một phần của tài liệu Ứng dụng MIKE 21 Nghiên cứu dự báo sạt lở tại khu vực cù lao Long Khánh trên sông Tiền và đề xuất các giải pháp bảo vệ (Trang 74)