Công trình kè

Một phần của tài liệu Ứng dụng MIKE 21 Nghiên cứu dự báo sạt lở tại khu vực cù lao Long Khánh trên sông Tiền và đề xuất các giải pháp bảo vệ (Trang 29)

Cấu tạo: Gồm 3 phần chính:

- Chân kè có nhiệm vụ bảo vệ chống xói ở chân mái dốc. - Thân kè là phần bảo vệ mái dốc từ chân đến đỉnh. - Đỉnh kè là phần bảo vệ đỉnh mái dốc.

22

Ưu điểm: Sử dụng các kết cấu từ đơn giản như trồng cỏ cho đến phức tạp như bê tông lắp ghép tự chèn. Có thể tận dụng vật liệu địa phương, với nhiều loại kết cấu đa dạng.

Ứng dụng: Dùng bảo vệ bờ sông, bờ biển... với nhiều hình thức kè bảo vệ

mái dốc:

- Sử dụng hình thức trồng cỏ khi có bãi, mái để có phát triển, hay khi sóng tác dụng có hs ≤ 0,5m, dòng chảy có vận tốc V < 1m/s.

- Sử dụng hình thức đá hộc đổ rối khi có nguồn vật liệu đá phong phú, không yêu cầu mĩ quan, có mái thoải.

- Dùng đá hộc lát khan khi có nguồn đá phong phú, đá lớn, nền thoát nước tốt. - Dùng đá xếp trong khung xây bằng đá được sử dụng cho khu vực có sóng và

dòng chảy mạnh, bờ tương đối chắc, không đủ đá lớn.

- Dùng đá hộc xây khi mái bờ tương đối chắc, nơi có sóng lớn, dòng chảy mạnh, không có đá lớn.

- Dùng thảm rọ đá khi sóng lớn, dòng chảy mạnh, không có đá lớn.

- Dùng tấm bê tông đúc sẵn, ghép rời khi sóng lớn, dòng chảy mạnh, không có đá lớn, có yêu cầu mĩ quan.

- Dùng tấm bê tông đúc sẵn liên kết mảng khi sóng lớn, dòng chảy mạnh, không có đá lớn, có yêu cầu mĩ quan, bờ ít lún sụt, t thoát nước, có điều kiện thi công và chế tạo mảng.

- Dùng hỗn hợp nhiều loại khi mực nước dao động lớn, mái gia cố dài, từng vị trí có yêu cấu khác nhau.

Một phần của tài liệu Ứng dụng MIKE 21 Nghiên cứu dự báo sạt lở tại khu vực cù lao Long Khánh trên sông Tiền và đề xuất các giải pháp bảo vệ (Trang 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)