- Bổ sung vào phương pháp so sánh các nội dung sau:
4. Kỳ lưu kho bình quân
3.2.5. Đẩy mạnh công tác thu hồi nợ
Bảng 18. Tỷ trọng các khoản phải thu so với vốn lưu động của Công ty giai đoạn 2006 - 2010
Chỉ tiêu ĐVT 2006 2007 2008 2009 2010
Các khoản phải thu Nghìn đồng 74,813,563 81,808,251 73,368,437 97,151,236 80,116,924 % 45.660 49.745 39.588 39.259 29.033 Vốn lưu động bình quân Nghìn đồng 163,850,16 5 164,456,15 4 185,329,246 247,459,88 0 275,948,521 % 100 100 100 100 100
(Nguồn: Phòng kế toán - Công ty TNHH Điện lạnh Hòa Phát)
Qua bảng 17 ta nhận thấy rằng lượng vốn bị chiếm dụng chiếm một tỷ trọng lớn trong tổng số vốn lưu động của Công ty, cụ thể tỷ trọng các khoản phải thu so với vốn lưu động bình quân lớn nhất là trong năm 2007 lên tới 49.745%, cho tới năm 2010, tỷ lệ này giảm rõ rệt xuống còn chỉ chiếm 29.033%. Điều này chứng tỏ Công ty đã có những cố gắng ban đầu nhằm hạ thấp tỷ vệ vốn bị chiếm dụng. Song, dù đã giảm tỷ trọng nhưng nhìn chung về số tuyệt đối thì vẫn còn là một con số khổng lồ ( hơn 80 tỷ đồng). Điều này chứng tỏ vốn lưu động bị ứ đọng trong khâu lưu thông là rất lớn, lượng vốn này không những không sinh lãi mà còn làm giảm vòng quay của vốn lưu động. Như vậy, để tăng vòng quay của vốn lưu động, Công ty phải đặt ra các biện pháp thích hợp để đẩy nhanh vòng quay của vốn lưu động hay rút ngắn thời kỳ thu hồi vốn bình quân.
Bên cạnh việc đẩy nhanh thu hồi nợ thì với các khoản phải trả như phải trả khách hàng, thuế và các khoản phải nộp cho Nhà nước, phải trả người lao động, người mua trả tiền trước và các khoản phải trả khác Công ty nên kéo dài hơn thời gian trả. Nếu làm được như vậy với một thời hạn hợp lý thì vẫn đáp ứng được yêu cầu về giữ uy tín trong thanh toán mà vẫn có thể sử dụng được một khoản vốn không hề nhỏ dành cho đầu tư ngắn hạn, gia tăng hiệu quả sử dụng vốn lưu động của Công ty.