Nguồn kinh phí, quỹ khác 888,598 279,281 42,746 453,075 86,

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty TNHH Điện lạnh Hòa Phát (Trang 33)

1. Quỹ khen thưởng, phúc lợi 888,598 279,281 42,746 453,075 86,149

Tổng cộng nguồn vốn 273,576,101 273,234,773 446,784,778 569,112,454 560,205,503

(Nguồn: Phòng tài chính kế toán - Công ty TNHH Điện lạnh Hòa Phát)

Ta có một chỉ tiêu liên quan tới việc tài trợ vốn như sau:

Vốn chủ sở hữu

Tỉ suất tự tài trợ =  x 100% Tổng nguồn vốn

Chỉ tiêu này càng cao chứng tỏ mức độ độc lập về tài chính của doanh nghiệp càng lớn bởi vì hầu hết tài sản hiện có của doanh nghiệp đầu tư bằng số vốn của mình và vay dài hạn.

Bảng 9: Tỷ suất tự tài trợ của Công ty giai đoạn 2006 – 2010

Chỉ tiêu 2006 2007 2008 2009 2010

1. Vốn chủ sở hữu 113,324,586 135,738,496 167,349,731 174,420,112 186,680,9012. Tổng cộng nguồn vốn 273,576,101 273,234,773 446,784,778 569,112,454 560,205,503 2. Tổng cộng nguồn vốn 273,576,101 273,234,773 446,784,778 569,112,454 560,205,503 3. Tỷ suất tự tài trợ

( (3) = (1)*100/ (2) ) 41.423 49.678 37.456 30.648 33.324

4. % tăng giảm tỷ suất 19.928 -24.602 -18.178 8.731

(Nguồn: Phòng tài chính kế toán - Công ty TNHH Điện lạnh Hòa Phát)

Như số liệu đưa ra qua Bảng 8, ta thấy qua các năm từ 2006 đến 2010, tỷ suất tự tài trợ đều có sự thay đổi khá rõ, còn tăng trong giai đoạn năm 2006 – 207, từ năm 2008 có vẻ có xu hướng ngày càng giảm. Theo như bảng tính, ta có thể kết luận rằng năm 2007, tính độc lập về tài chính của Công ty là lớn nhất do tỷ suất tự tài trợ cao nhất (49.678%), năm 2009 là thấp nhất với tỷ suất tự tài trợ thấp nhất trong 5 năm (30.648%).

Qua bảng trên ta thấy nguồn vốn chủ sở hữu chiếm một tỷ trọng chưa cao trong tổng nguồn vốn vì đây là đặc thù của ngành sản xuất và kinh doanh. Để biết rõ hơn cơ cấu nguồn vốn của công ty biến động như thế nào, ta tiến hành xem xét tăng sự giảm của từng loại vốn xét theo nguồn vốn.

Nguồn vốn do ngân sách nhà nước

Không như các Công ty Nhà nước hoặc Công ty có vốn góp của Nhà nước, Công ty TNHH Điện Lạnh Hòa Phát là một trong những Công ty trách nhiệm hữu hạn không có sự hiện diện của Nhà nước trong thành viên góp vốn. Đây là một công ty trực thuộc Tập đoàn Hòa Phát, nguồn vốn của công ty chỉ luôn có một phần là nguồn vốn do ngân sách của tập đoàn cấp. Chính vì vậy, nguồn vốn do ngân sách nhà nước cấp là không có. Trước đây nguồn vốn do ngân sách của tập đoàn đóng vai trò chủ đạo và gần như là duy nhất. Song cùng với sự trưởng thành mạnh mẽ của công ty và sự phát triển của thị trường vốn trong nước thì nguồn vốn từ tập

đoàn không còn là nguồn vốn duy nhất tài trợ cho sự hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty nữa.

Bảng 10: Vốn và tốc độ tăng vốn kinh doanh của công ty giai đoạn 2006 - 2010

Chỉ tiêu ĐVT 2006 2007 2008 2009 2010

Tốc độ tăng vốn ngân sách % 0 0 0 0 0

Vốn tự bổ sung bằng lợi nhuận

sau thuế chưa phân phối Nghìn đồng 13,324,586 35,738,496 67,349,731 74,420,112 86,680,901 Tốc độ tăng vốn tự bổ sung % 36.699 168.215 88.451 10.498 16.475 Nguồn vốn kinh doanh Nghìn đồng 273,576,101 273,234,773 446,784,778 569,112,454 560,205,503

(Nguồn: Phòng tài chính kế toán - Công ty TNHH Điện lạnh Hòa Phát)

Vốn tự bổ sung

Đây là vốn doanh nghiệp có được do làm ăn có hiệu quả, nó lấy được từ sau thuế, về bản chất nó vẫn thuộc sở hữu của tập đoàn. Tuy nhiên nó là kết quả của những nỗ lực, cố gắng của toàn Công ty vì thế Công ty có toàn quyền quyết định sử dụng cho mục đích kinh doanh. Qua Bảng 9 ta có thể thấy vốn tự bổ sung tăng đều hàng năm, năm sau cao hơn năm trước. Trong 5 năm, năm 2009 là năm có tốc độ tăng vốn tự bổ sung thấp nhất nhưng cũng đạt tỷ lệ được coi là khá với các doanh nghiệp cùng ngành sản xuất điện lạnh là 10.498%. Năm 2007 là bước đột phá của tốc độ tăng vốn tự bổ sung với tỷ lệ 168.215%. Đây là dấu hiệu làm ăn có hiệu quả, ngày càng làm tăng thêm lượng vốn tự bổ sung của Công ty.

Tín dụng dài hạn

Trong kinh doanh mỗi khi thiếu vốn, doanh nghiệp phải tìm mọi biện pháp huy động với chi phí thấp nhất. Vay dài hạn là một giải pháp tốt huy dộng để đáp ứng nhu cầu về vốn. Nguồn vay dài hạn là một trong những thành phần của nguồn vốn thường xuyên, đây là nguồn cực kỳ quan trọng, nó tài trợ cho tài sản cố định phục vụ cho sản xuất và hơn thế nữa nó còn tài trợ cho tài sản cố định vì nó có thể bảo toàn được vốn. Tuy nhiên chi phí sử dụng vốn khá cao, bởi vậy để cho quá trình sản xuất kinh doanh được ổn định và phát triển bền vững đòi hỏi các nhà quản trị phải có chính sách huy động hợp lý, tránh ứ đọng vốn, sử dụng vốn sai mục đích làm

thất thoát vốn. Hình thức vốn này có thể huy động bằng cách phát hành cổ phiếu ,trái phiếu, vay tín dụng ngân hàng…

Bảng 11: Nợ dài hạn của Công ty giai đoạn 2006 - 2010 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Chỉ tiêu ĐVT 2006 2007 2008 2009 2010 Vay và nợ dài hạn Nghìn đồng 14,168,628 15,271,780 59,852,043 61,224,819 51,224,819 % 7.786 291.913 2.294 -16.333 Tổng nợ dài hạn Nghìn đồng 14,632,536 15,735,688 62,177,241 62,574,602 52,574,602 % 7.539 295.135 0.639 -15.981 Tài sản dài hạn Nghìn đồng 116,181,832 122,460,800 239,984,621 287,478,889 308,065,071 % 5.404 95.969 19.791 7.161

(Nguồn: Phòng tài chính kế toán - Công ty TNHH Điện lạnh Hòa Phát)

Qua số liệu Bảng 10, ta thấy rõ qua các năm từ 2006 đến 2009, vay dài hạn của Công ty đều tăng thêm, nhất là trong năm tài khóa 2008, tương ứng với nó là tỷ lệ tăng tài sản dài hạn của năm này cũng cao nhất. Chứng tỏ trong năm tài khóa này, Công ty đã vay thêm để mua máy móc thiết bị, nhà xưởng, bổ sung tăng tài sản cố định, tài sản dài hạn. Năm 2009 có sự chững lại và năm 2010 là thụt lùi về vay dài hạn do chính sách tài chính riêng của Công ty, bên cạnh đó khối tài sản dài hạn của Công ty tăng không đáng kể. Như vậy, có thể nói rằng Công ty đã đầu tư đúng hướng, sửa dụng đúng vay dài hạn cho sử dụng dài hạn.

Nợ tích lũy

Nợ tích lũy là các khoản nợ của doanh nghiệp đối với cán bộ công nhân viên, ngân sách Nhà Nước, các khoản phải trả nội bộ và các khoản phải trả và phải nộp khác. Các khoản nợ tích lũy này của Công ty theo như Bảng 7 đưa ra thì thay đổi thường xuyên theo chiều hướng gia tăng trong cả 5 năm tài khóa gần đây nhất. Dựa vào phân tích về cơ cấu vốn ở trên, ta có thể thấy rằng càng ngày, cơ cấu vốn của Công ty càng có sự phân bổ hợp lý hơn với yêu cầu sử dụng vốn của chính hoạt động của Công ty. Để làm rõ được tác động của cơ cấu vốn trên tới hiệu quả kinh doanh, ta đi vào xem xét đến hiệu quả sử dụng vốn của Công ty.

Hiệu quả sử dụng vốn sản xuất kinh doanh của một doanh nghiệp nói chung là chỉ tiêu phản ánh kết quả tổng hợp nhất quá trình sử dụng tất cả các loại vốn. Đó là sự

tối thiểu hóa vốn cần sử dụng và tối đa hóa kết quả hay khối lượng nhiệm vụ sản xuất kinh doanh trong một giới hạn các nguồn nhân tài, vật lực, phù hợp với hiệu quả kinh tế nói chung.

Hiệu quả sử dụng vốn được lượng hóa thông qua hệ thống chỉ tiêu về khả năng hoạt động, khả năng sinh lời độ luân chuyển vốn...Nó phản ánh quan hệ giữa đầu vào và đầu ra của quá trình sản xuất kinh doanh thông qua thước đo tiền tệ. Ta có thể đánh giá chung hiệu quả sử dụng vốn qua các chỉ tiêu cụ thể.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty TNHH Điện lạnh Hòa Phát (Trang 33)