Do những rủi ro trong kinh doanh mà doanh nghiệp thường gặp phải như: thị trường không ổn định, sức mua của thị trường có hạn. Biến động về thị trường đầu ra có thể coi là một nhân tố trực tiếp tác động đến hoạt động sản xuất kinh doanh, nhất là trong điều kiện hiện nay trong nền kinh tế thị trường cạnh tranh gay
gắt. Nếu nhu cầu về sản phẩm cùng loại trên thế giới cũng như láng giềng tăng lên, doanh nghiệp có điều kiện tiêu thụ sản phẩm của mình để tăng doanh thu , tăng lợi nhuận qua đó để tăng hiệu quả sử dụng vốn. Trong khi đó lợi nhuận không thể không kể đến những biến động bất lợi của thị trường đầu ra như khủng hoảng thừa , cầu đột ngột giảm. Bên cạnh đó còn một số rủi ro tự nhiên khác như: thiên tai bão lụt hoả hoạn ... làm hư hỏng vật tư, mất mát tài sản của doanh nghiệp.
2.2 Phân tích thực trạng hiệu quả sử dụng vốn của Công ty trách nhiệm hữu hạn điện lạnh Hòa Phát trong giai đoạn 2006 – 2010 điện lạnh Hòa Phát trong giai đoạn 2006 – 2010
2.2.1 Thực trạng sử dụng tổng vốn
Sự phát triển kinh tế ở các nước trên thế giới và Việt Nam cho thấy muốn phát triển một doanh nghiệp bắt buộc phải giải quyết ba vấn đề cơ bản nhất là sản xuất cái gì, sản xuất cho ai và sản xuất như thế nào? Giả thiết đặt ra là nếu nguồn tài nguyên thực sự vô hạn, người ta có thể sản xuất hàng hóa một cách không hạn chế, sử dụng máy móc nguyên vật liệu bừa bãi... cũng không ảnh hưởng gì. Song mọi tài nguyên như đất đai, khoáng sản, ...và ngay như các sinh vật sống lại đều là một phạm trù hữu hạn trong khi nhu cầu sử dụng của con người lại ngày một lớn hơn. Chính điều này buộc con người, hay chính xác hơn trong trường hợp này là các doanh nghiệp phải sử dụng một cách có kế hoạch với tất cả các nguồn lực của mình để tăng hiệu quả sản xuất kinh doanh của mình.
Hiệu quả sản xuất kinh doanh là một phạm trù kinh tế biểu hiện tập trung của sự phát triển kinh tế chiều sâu, thể hiện trình độ khai thác các nguồn lực và trình độ chi phí các nguồn lực đó trong quá trình tái sản xuất nhằm thực hiện mục tiêu kinh doanh.
Công thức tổng quát xác định hiệu quả kinh doanh: Kết quả đầu ra
Hiệu quả kinh doanh = --- Chi phí đầu vào
Mà muốn kinh doanh có hiệu quả thì việc sử dụng tất cả đầu vào phải có hiệu quả, hay nói cách khác là sử dụng vốn phải có hiệu quả. Hiệu quả sử dụng vốn sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp là chỉ tiêu phản ánh kết quả tổng hợp nhất quá
trình sử dụng tất cả các loại vốn. Đầu tiên, đó là sự sắp xếp trong cơ cấu các loại vốn sử dụng sao cho phù hợp với mọi yêu cầu của từng khâu hoạt động sản xuất kinh doanh, sao cho sử dụng được các loại vốn một cách hợp lý theo đúng nguồn của vốn và nhiệm vụ của từng loại vốn. Tiếp đó là sự tối thiểu hóa vốn cần sử dụng và tối đa hóa kết quả hay khối lượng nhiệm vụ sản xuất kinh doanh trong một giới hạn các nguồn nhân tài, vật lực, phù hợp với hiệu quả kinh tế nói chung.
Hoạt động sản xuất kinh doanh ngành điện lạnh, điện gia dụng với lượng nguyên vật liệu phần lớn phải nhập khẩu, lượng công nhân viên tham gia trực tiếp sản xuất tại dây chuyền sản xuất yêu cầu khá lớn, vấn đề huy động vốn là một vấn đề khá quan trọng. Đảm bảo được nguồn vốn là đảm bảo được tiến độ trong khâu nhập khẩu vật tư, đảm bảo thu hút và giữ được lao động lành nghề, tức là đảm bảo được tiến độ sản xuất và chất lượng sản phẩm, góp phần đảm bảo được doanh số bán hàng và uy tín Công ty, tạo được ưu thế cạnh tranh cho Công ty trong thời vụ kinh doanh cũng như ưu thế chung trên thị trường.
Đặc điểm riêng của ngành hàng sản xuất kinh doanh đồ điện lạnh, điện gia dụng là chu kỳ kinh doanh ngắn, tổ chức sản xuất theo dự trù đơn hàng của khách, quy trình sản xuất đồng bộ, sản phảm dở dang có giá trị nhỏ, dự trữ nguyên vật liệu yêu cầu không lớn do vậy nhu càu về vốn lưu động là không lớn. Mặt không phải doanh nghiệp nào cũng có thể đảm bảo được nguồn vốn kinh doanh cho các thời kỳ kinh doanh của doanh nghiệp mình bằng nguồn vốn tự có, đặc biệt là các doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh thêm vào đó là chi phí sử dụng vốn tự có thường lớn hơn là vốn vay, vì vậy việc huy động vốn phù hợp với công ty của mình từ các nguồn vốn khác nhau là một đầu tư tất yếu, đòi hỏi các nhà quản trị tài chính phải có cái nhìn đúng đắn.
Công ty TNHH Điện Lạnh Hòa Phát cũng nằm trong tình trạng chung của các công ty thuộc về lĩnh vực sản xuất kinh doanh của Việt Nam, đó là rất khó khăn trong việc huy động vốn. Nên tài chính luôn là bài toán đặt ra cho các nhà quản trị tài chính của công ty.
Bảng 8: Nguồn vốn của Công ty giai đoạn 2006 - 2010 Đơn vị tính: Nghìn đồng Chỉ tiêu 2006 2007 2008 2009 2010 A. Nợ phải trả 159,362,917 137,216,996 279,392,299 394,239,266 373,438,451 I. Nợ ngắn hạn 144,730,381 121,481,307 217,215,058 331,664,664 320,863,849 1. Vay và nợ ngắn hạn 88,316,376 100,316,904 92,022,339 106,479,264 100,649,831 2. Phải trả người bán 19,048,779 4,269,010 35,971,162 76,794,234 59,436,134 3. Người mua trả tiền trước 275,459 56,791 5,897,561 4. Thuế và các khoản khác phải nộp Nhà nước 6,151,69 4 12,647,17 3 25,834,472 39,465,279 54,695,186 5. Phải trả người lao động 743,080 1,554,840 2,104,898 2,579,349 3,546,238 6. Phải trả nội bộ 3,957,103 1,813,010 1,879,876 6,497,283 5,389,213 7. Các khoản phải trả phải nộp ngắn hạn khác 26,237,888 880,368 59,402,309 99,792,461 91,249,682 II. Nợ dài hạn 14,632,536 15,735,688 62,177,241 62,574,602 52,574,602 1. Vay và nợ dài hạn 14,168,62 8 15,271,78 0 59,852,043 61,224,819 51,224,819 2. Dự phòng trợ cấp mất việc 463,908 463,908 2,325,198 1,349,782 1,349,782 B. Nguồn vốn chủ sở hữu 114,213,184 136,017,777 167,392,478 174,873,187 186,767,051 I. Vốn chủ sở hữu 113,324,586 135,738,496 167,349,731 174,420,112 186,680,901
1. Vốn đầu tư của chủ sở hữu 100,000,000 100,000,000 100,000,000 100,000,000 100,000,000 2. Lợi nhuận sau thuế 2. Lợi nhuận sau thuế
chưa phân phối
13,324,586 6
35,738,49
6 67,349,731 74,420,112 86,680,901