Thực trạng sử dụng vốn lưu động

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty TNHH Điện lạnh Hòa Phát (Trang 43)

- Tỷ suất lợi nhuận vốn

2.2.3Thực trạng sử dụng vốn lưu động

2. Lợi nhuận thuần

2.2.3Thực trạng sử dụng vốn lưu động

Vốn lưu động là bộ phận thứ hai có vai trò đặc biệt quan trọng trong toàn bộ vốn sản xuất kinh doanh của một doanh nghiệp. Vốn lưu động biểu hiện bằng tiền của toàn bộ tài sản lưu động được sử dụng vào quá trình sản xuất kinh doanh. TSLĐ của doanh nghiệp thường gồm 2 bộ phận: TSLĐ trong sản xuất và TSLĐ trong lưu thông. TSLĐ trong sản xuất là những vật tư dự trữ như nguyên liệu, vật liệu, nhiên liệu … và sản phẩm dở dang trong quá trình sản xuất. TSLĐ trong lưu thông bao gồm: Sản phẩm hàng hóa chờ tiêu thụ, các loại vốn bằng tiền, vốn trong thanh toán, các khoản phí chờ kết chuyển, chi phí trả trước …

Khác với TSCĐ, TSLĐ chỉ tham gia một lần vào quá trình sản xuất và do vậy toàn bộ giá trị của nó chuyển dịch một lần vào giá trị sản phẩm. Chính tính chất này làm cho việc tính giá thành sản phẩm trở nên thuận tiện, đưa toàn bộ giá trị nguyên vật liệu đã sử dụng vào chi phí sản xuất kinh doanh mà không cần phải trích khấu hao từng phần.

Do đặc điểm của ngành điện lạnh, TSLĐ sử dụng cho quá trình sản xuất kinh doanh chiếm tới gần 60% giá thành. Hơn nữa, TSLĐ phải trải qua nhiều khâu, nhiều giai đoạn, ở nhiều bộ phận khác nhau, nên việc đảm bảo đầy đủ và cân đối

giữa các bộ phận vốn có ý nghĩa rất quan trọng đối với yêu cầu thường xuyên liên tục của quá trình sản xuất kinh doanh. Bởi vậy sử dụng hiệu quả có ý nghĩa quan trọng, tránh gây chiếm dụng vốn lẫn nhau dây dưa trong thanh toán, ảnh hưởng tới hiệu quả sử dụng vốn của công ty…

Bảng 14 cho ta thấy rõ tài sản lưu động ( tài sản ngắn hạn) tăng mạnh trong giai đoạn năm 2008-2009, giảm trong năm 2007 và đứng im trong năm 2010. Trong

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty TNHH Điện lạnh Hòa Phát (Trang 43)