MỘT SỐ TRANH CHẤP VỀ THỪA KẾ THEO DI CHÚC MIỆNG

Một phần của tài liệu Điều kiện có hiệu lực của di chúc miệng theo quy định của Bộ luật dân sự Việt Nam (Trang 76)

6. Kết cấu của luận văn

3.2.MỘT SỐ TRANH CHẤP VỀ THỪA KẾ THEO DI CHÚC MIỆNG

3.2.1. Tranh chấp về hiệu lực của di chúc do dì chúc miệng nhƣng không có hai ngƣời làm chứng ghi chép nhƣ quy định, tuy là di chúc có điều kiện nhƣng Tòa án vẫn xử theo di chúc

Bản án số 15/DSST ngày 19/02/2003 của Tòa án nhân dân huyện D.L xử việc chia thừa kế giữa nguyên đơn là anh Trần Văn Hùng, bị đơn là anh Lê Văn Bảy.

Nội dung vụ án: Ngày 17/11/1996, Tòa án cấp sơ thẩm đã xử cho chị Lê Thị Hà ly hôn anh Trần Văn Hùng, về con chung của vợ chồng có một cháu là Trần Văn Sang, Tòa án đã xử giao cho chị Hà nuôi dưỡng, về tài sản, Tòa án chia cho chị Hà được sở hữu một nhà ba gian trên diện tích đất 120 mét vuông. Sau khi ly hôn, chị Hà và anh Lê Viết Long có con ngoài giá thú là cháu Lê Viết Tùng.

Ngày 13/12/1998, chị Hà bị chết vì tai nạn giao thông. Anh Lê Văn Bảy (anh ruột chị Hà) lo toàn bộ chi phí mai táng cho chị Hà, nuôi dưỡng cháu Sang và cháu Long, đồng thời quản lý sử dụng nhà đất của chị Hà. Tháng 7/2000, cháu Tùng về ở với anh Long, tháng 8/2001 anh Hùng đón cháu Sang về nuôi dưỡng. Sau đó anh Hung có đơn khởi kiện đối với anh Bảy yêu cầu chia thừa kế cho cháu Sang.

Anh Bảy cho rằng trước khi chết đã có di chúc miệng giao toàn bộ nhà đất cho anh sử dụng đế nuôi dưỡng hai con của chị Hà. Ngoài ra anh còn chi phí mai táng, xây mộ cho chị Tâm hết số tiền 14.000.000 đồng. Nay anh yêu cầu được sử dụng toàn bộ tài sản của chị Tâm, khi các cháu Sang, Tùng trưởng thành, anh sẽ giao lại.

Anh Long giám hộ cho cháu Tùng có yêu cầu xin chia di sản của chị Hà cho cháu Tùng, sau khi trừ chi phí mai táng cho chị Hà.

Bản án sơ thẩm số 15 đã bác yêu cầu của anh Trần Văn Hùng về anh Lê Viết Long đòi chia tài sản của chị Lê Thị Hà cho cháu Sang và cháu Tùng

Bản án phúc thẩm số 32 ngày 15/9/2004, Tòa án nhân dân tỉnh V quyết định sửa một phần bản án sơ thẩm: Xác nhận khối di sản của chị Hà theo biên bản định giá ngày 23/4/2004 di sản chị Hà để lại gồ một ngôi nhà trên diện tích đát 120 mét vuông và 1 sổ tiết kiệm gửi tại ngân hàng nông nghiệp huyện trị giá 50.000.000 đồng.

Tạm giao cho anh Bảy quản lý, sử dụng khối di sản của chị Tâm.

Bác yêu cầu của anh Hùng, anh Long đòi chia di sản của chị Hà cho cháu Sang và cháu Tùng.

Căn cứ quy định tại Điều 654 Bộ luật Dân sự 1995, để di chúc miệng có giá trị pháp lý, ngoài việc di chúc đó thể hiện đúng ý chí cuối cùng của người lập di chúc, thì phải có ít nhất hai người làm chứng và ngay sau đó những người làm chứng phải ghi chép lại, cùng ký tên hoặc điểm chỉ. Người làm chứng phải có đủ những yếu tố quy định tại Điều 657 Bộ luật Dân sự 1995.

Tuy chị Tâm có di chúc miệng, nhưng lời trăng trối của chị diễn ra khi không có người làm chứng đúng như quy định tại Điều 657 Bộ luật Dân sự 1995 và không có ai ghi chép lại lời di chúc miệng đó. Mặt khác, về nội dung di chúc miệng của chị Hà cũng chỉ giao cho anh Bảy quản lý, sử dụng khối di sản của chị với điều kiện nuôi hai cháu Sang và Tùng (con chị Hà), nay hai cháu đã về ở với bố đẻ. Vì vậy, điều kiện để anh Bảy tiếp tục quản lý, sử dụng khối di sản của chị Hà không còn nữa. Do đó, anh Hùng là giám hộ của cháu Sang, anh Long là giám hộ của cháu Tùng xin chia di sản của chị Hà cho hai cháu là đúng pháp luật. Lẽ ra trong trường họp này Tòa án các cấp phải lấy di sản của chị Hà trích trả cho anh Bảy các khoản tiền mai táng, cải táng cho chị

Hà, tiền công duy trì tài sản, công chăm lo nuôi dưỡng cháu Sang cháu Tùng (nếu có) và các chi phí họp lý khác; phần di sản còn lại chia thừa kế theo pháp luật. Tòa án cấp sơ thẩm và phúc thẩm xử bác yêu cầu của anh HÙng và anh Long, tạm giao khối di sản của chị Hà cho anh Bảy quản lý, sử dụng là không đúng pháp luật, không đảm bảo quyền lợi của cháu Sang và cháu Tùng.

Ngoài ra về tố tụng, trong vụ án trên, anh Húng và anh Long là giám hộ của cháu Sang và cháu Tùng. Nhưng Tòa án các cấp xác định anh Hùng là nguyên đơn, anh Long là người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan là chưa chính xác.

3.2.2 Tranh chấp về hiệu lực của di chúc miệng và di chúc bằng văn bản văn bản

Tóm tắt nội dung vụ án và quá trình giải quyết: Ngày 25/9/1993, cụ Phạm Thị Hòa lập tờ di chúc để lại căn nhà xóm 2 thôn Đông, xã Xuân Đỉnh, huyện Từ Liêm, Hà Nội cho con gái là bà Nguyễn Thị Hà trọn quyền sở hữu sau khi cụ Hòa qua đời. Tờ di chúc ngày 25/9/1993 có bà Võ Thị Hoa ký làm chứng và phòng công chứng Nhà nước huyện Từ Liêm chứng nhận.

Ngày 23/10/1994, ông Nguyễn Văn Quang (con cụ Hòa) lập "tờ đồng thuận" có nội dung: Sinh thời cụ Hòa có ba người con là Nguyễn Thị Hà, Nguyễn Văn Phú và Nguyễn Văn Quang. Cụ Hòa chết không làm chúc thư mà chỉ căn dặn ông Quang, ông Phú. Cả hai người này đều đồng ý là khi cụ Hòa chết, căn nhà tại xóm 2 thôn Đông, xã Xuân Đỉnh, huyện Từ Liêm sẽ được cụ Hòa để lại cho cháu nội là Nguyễn Văn Quý 20 tuổi, là con của ông Nguyễn Văn Quang làm thừa kế để thờ cúng cụ và không được bán. Văn bản đồng thuận này có ông Phú ký tên.

Tháng 5 năm 1997, bà Nguyễn Thị Hà có đơn khởi kiện yêu cầu Tòa án giải quyết để bà được thừa kế di sản là căn nhà ở xóm 2 thôn Đông, xã Xuân Đỉnh theo tờ di chúc của cụ Hòa lập ngày 25/9/1993 và yêu cầu Tòa án buộc

ông Nguyễn Văn Quang giao trả căn nhà tại xóm 2 thôn Đông mà ông Quang đang chiếm dụng.

Tại Tòa án, bà Hà có thừa nhận cụ Hòa có căn dặn giao căn nhà tại xóm 2 thôn Đông cho anh Quý quản lý để thờ cúng nhưng bà Hà cho rằng bà vẫn là người được sở hữu căn nhà đố theo di chúc ngày 25/9/1993, nên bà yêu cầu Tòa án xét xử giao căn nhà trên cho bà.

Ông Nguyễn Văn Phú, ông Nguyễn Văn Quang, anh Nguyễn Văn Quý yêu cầu Tòa án giải quyết giao căn nhà tại xóm 2 thôn Đông, xã Xuân Đỉnh, huyện Từ Liêm cho anh Nguyễn Văn Quý theo "Tờ đồng thuận" ngày 23/10/1994.

Bản án dân sự sơ thẩm số 102/DSST ngày 22/12/1997 của Tòa án nhân dân huyện Từ Liêm đã quyết định:

Chấp nhận yêu cầu của bà Nguyễn Thị Hà.

Bà Nguyễn Thị Hà được sở hữu căn nhà tại xóm 2 thôn Đông, xã Xuân Đỉnh, huyện Từ Liêm.

Ông Nguyễn Văn Phú, ông Nguyễn Văn Quang, anh Nguyễn Văn Quý có trách nhiệm giao lại căn nhà tại xóm 2 thôn Đông, xã Xuân Đỉnh, huyện Từ Liêm cho bà Nguyễn Thị Hà ngay khi bản án có hiệu lực pháp luật.

Ngày 23/12/1997, ông Phú, ông Quang, anh Quý kháng cáo.

Bản án dân sự phúc thẩm số 84/PTDS ngày 12/7/1998 của Tòa án nhân dân tối cao tại thành phố Hà Nội đã quyết định:

Bác yêu cầu của bà Hà.

Giao căn nhà tại xóm 2 thôn Đông, xã Xuân Đỉnh, huyện Từ Liêm cho anh Nguyễn Văn Quý quản lý để thờ cúng theo di chúc miệng của cụ Hòa.

Đây là một việc tranh chấp khá phức tạp. Trước khi cụ Hòa chết có đế lại một di chúc bằng văn bản lập ngày 25/9/1993. Theo lời khai của ông Quang, ông Phú thì bà Hòa còn có di chúc miệng được thể hiện trong "Tờ

đồng thuận" lập ngày 23/10/1994 với nội dung để lại căn nhà cho cháu Quý "làm thừa kế để thờ cúng và không được bán". Vậy "Tờ đồng thuận" có được coi là di chúc miệng của cụ Hòa và có giá trị thay thế, phủ định di chúc bằng văn bản lập ngày 25/9/1993 hay không?

Có hai ý kiến khác nhau về vấn đề này:

Ý kiến thứ nhất: Tuy di chúc miệng không thỏa mãn các yêu cầu của Điều 654, 657 Bộ luật Dân sự 1995 nhưng có căn cứ tin rằng "Tờ đồng thuận" đã ghi lại lời trăng trối của cụ Hòa trước khi chết. Do đó phải công nhận di chúc miệng có giá trị pháp lý, đã thay thế di chúc bằng văn bản lập ngày 25/9/1993.

Ý kiến thứ hai: Căn cứ vào Điều 654, Điều 657 Bộ luật Dân sự 1995 thì di chúc miệng này không có giá trị pháp lý. Đối chiếu các quy định tại khoản 1 Điều 654 Bộ luật Dân sự 1995 và Điều 657 Bộ luật Dân sự 1995 với "Tờ đồng thuận" thì thấy lời căn dặn của cụ Hòa từ ngày 11/10/1994 nhưng đến ngày 23/10/1994 (tức 12 ngày sau) ông Quang mới viết lại theo lời của ông Phú chứ ông Quang không có mặt khi cụ Hòa có lời trăng trối trước khi chết, trong khi khoản 1 Điều 654 Bộ luật Dân sự 1995 đòi hỏi người viết lại di chúc miệng phải là người làm chứng (có mặt và có đủ điều kiện như quy định của Điều 657 Bộ luật Dân sự 1995), đồng thời phải chép lại ngay sau đó, chứ không phải để 12 ngày sau mới chép lại.

Cụ Nguyễn Thị Hòa chết trước khi Bộ luật Dân sự có hiệu lực. Căn cứ vào điểm b khoản 3 Nghị quyết ngày 28/10/1995 của Quốc hội về việc thi hành Bộ luật Dân sự thì:

Đối với các giao dịch dân sự được xác lập trước ngày Bộ luật Dân sự có hiệu lực, mà nội dung và hình thức khác với quy định của Bộ luật Dân sự, nhưng không vi phạm điều cấm hoặc không trái với đạo đức xã hội theo quy định của Bộ luật Dân sự, thì được thực hiện theo quy định của pháp luật khi giao dịch đó được xác lập [10].

Trong vụ án này, cụ Hòa trăng trôi ngày 11/10/1994, do đó cân áp dụng Điều 18 Pháp lệnh Thừa kế ngày 30/8/1990 quy định về di chúc miệng như sau:

Trong trường họp tính mạng bị đe dọa nghiêm trọng mà không thế lập di chúc viết được thì có thế lập di chúc miệng.

Di chúc miệng cũng là di chúc hợp pháp nếu đúng là người đế lại di sản tự nguyện lập trong khi minh mẫn, không bị lừa dối và không trái với quy định của pháp luật... [33].

Di chúc cuối cùng của cụ Hòa phù hợp với Điều 18 Pháp lệnh Thừa kế, vì vậy, phải công nhận di chúc miệng của cụ Hòa là hợp pháp. Di chúc miệng cụ Hòa lập ra sau đã thay thế di chúc bằng văn bản. Do vậy, di chúc bằng văn bản không còn giá trị pháp lý. Bản án phúc thẩm số 84/PTDS ngày 12/7/1998 của Tòa án nhân dân tối cao đã công nhận di chúc miệng là đúng.

Từ vụ án trên có thể rút ra một số vấn đề cần lưu ý:

Nếu các giao dịch được xác lập trước khi Bộ luật Dân sự có hiệu lực (trong trường họp này là thời điểm mở thừa kế) thì phải căn cứ vào Nghị quyết của Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam khóa 9, kỳ họp thứ 8 ngày 28/10/1995 để đối chiếu với các văn bản tương ứng và Bộ luật Dân sự để xác định trường hợp đó phải áp dụng văn bản pháp luật nào. Tòa án cấp sơ thẩm do không căn cứ vào Nghị quyết nói trên của Quốc hội nên đã áp dụng sai pháp luật.

Trong khi Bộ luật Dân sự chưa sửa đối thì các quy định về di chúc miệng và người làm chứng phải được áp dụng đúng như luật đã quy định, mới tạo ra sự thống nhất việc áp dụng pháp luật.

3.2.3. Phân chia di sản trong trƣờng hợp di chúc miệng lập không đúng thủ tục

Đặc thù của di chúc miệng là không có chứng cứ nào xác định ý chí của người lập di chúc, vì vậy việc giả mạo di chúc dễ xảy ra. Cho nên những di chúc

miệng ghi chép, chứng thực không đúng thủ tục thì không có giá trị pháp lý. Nội dung vụ án: vợ chồng ông Trần văn T bà Phạm thị X có năm người con là Trần văn H, Trần văn N, Trần thị M, Trần thị V, Trần văn D. Năm 2005 ông T chết và tháng năm 2007 bà X chết, hai ông bà không để lại di chúc bằng văn bản. Tài sản chung gồm ba căn nhà cấp bốn trên diện tích đất 200m2 tổng trị giá tài sản là 260.000.000 đồng, được biết ngày 15/1/2007 bà X ốm nặng nên có tập trung các con lại để phân chia ruộng đất. Sau khi bà X chết ông Trần văn N có yêu cầu chia thừa kế theo di chúc miệng của bà X đã dặn lại khi còn sống.

Vụ tranh chấp được Tòa án huyện Trực Ninh thụ lý số 05/2009/TLDSST ngày 28/4/2009 và ra bản án số 09/2009/DSST ngày 30/7/2009 trong đó Tòa án quyết định không chấp nhận di chúc miệng của bà X và quyết định chia thừa kế theo pháp luật bởi những căn cứ sau: di chúc miệng của bà X không được những người làm chứng viết lại bằng văn bản và di công chứng, chứng thực mặt khác bà T cũng sống trên ba tháng kể từ thời điểm di chúc miệng được lập.

Như vậy từ vụ án trên ta thấy mặc dù di chúc miệng được lập nhưng không đúng theo thủ tục pháp luật quy định, theo quy định pháp luật thì di chúc miệng chỉ thừa nhận nếu đã được người làm chứng ghi chép lại thành văn bản và được công chứng, chứng thực. Tuy nhiên việc để lại di chúc miệng không được người làm chứng ghi chép lại và mang đi công chứng, chứng thực. Vì vậy việc Tòa an không công nhận di chúc miệng là hoàn toàn phù hợp với quy định của Bộ luật dân sự. Mặt khác trong trường hợp trên người lập di chúc sau ba tháng kể từ thời điểm lập di chúc miệng vẫn còn sống minh mẫn, sáng suốt do đo Tòa án không chấp nhận di chúc miệng là hoàn toàn chính xác.

3.2.4. Công nhận di chúc miệng trong trƣờng hợp di chúc miệng lập không đúng thủ tục

con một trai và hai gái là Nguyễn anh T, Nguyễn thị N và Nguyễn thị H.Ngày 2/4/2004 bà M chết không để lại di chúc, ngày 5/8/2006 ông K chết và có để lại di chúc miệng với nội dung như sau: tôi có để lại cho con trai là Nguyễn anh T căn nhà và đất đang ở trị giá 200.000.000 đồng còn hai người con gái là Nguyễn thị N và Nguyễn thị H đã đi lấy chồng cho mỗi người 1 cây vàng. Di chúc miệng được anh con trai thu băng ghi âm lại. Bà N và bà H yêu cầu Tòa án chia thừa kế di sản của ông K theo pháp luật hai bà không thừa nhận cuốn băng ghi âm anh T xuất trình là di chúc miệng của ông K là có hiệu lực pháp luật.

Vụ án được toà án nhân dân Thành phố Nam Định giải quyết tại bản án sơ thẩm số 24/2007/DSST ngày 5/9/2007 giải quyết. Trong quá trình điều tra và tranh luận trên Tòa nhận thấy ông K khi gọi các con lại lập di chúc miệng là rất minh mẫn và tự nguyện, trước khi chết vài ngày ông có dặn dò lại các con là cho anh T toàn bộ nhà đất cho chị N và chị H mỗi người một cây vàng, hôm dặn dò đấy có người làm chứng là Bà Hoàng thị L (hàng xóm) và ông nguyễn Xuân D (hàng xóm)

Theo quy định pháp luật ngay sau khi nghe người lập di chúc thể hiện ý

Một phần của tài liệu Điều kiện có hiệu lực của di chúc miệng theo quy định của Bộ luật dân sự Việt Nam (Trang 76)