Quy đinh về hình thức di chúc theo Bộ luật dân sự Nhật Bản

Một phần của tài liệu Điều kiện có hiệu lực của di chúc miệng theo quy định của Bộ luật dân sự Việt Nam (Trang 33)

6. Kết cấu của luận văn

1.4.2. Quy đinh về hình thức di chúc theo Bộ luật dân sự Nhật Bản

Bộ luật dân sự Nhật Bản quy định về hình thức di chúc từ các Điều 967 đến Điều 984 [2]. Di chúc có các hình thức viết tay hoặc qua công chứng hay dưới một dạng tài liệu bí mật, trong một số trường hợp đặc biệt thì cho phép lập di chúc theo thể thức khác (Điều 967).

Di chúc viết tay là di chúc do chính người lập di chúc viết ngày, tháng, năm, họ tên và đóng dấu vào đó (Điều 968)

Để lập di chúc thông qua công chứng thì cần phải hội đủ các thể thức sau: có 2 người làm chứng, người lập di chúc đọc miệng nội dung di chúc cho công chứng viên chép lại, sau đó công chứng viên đọc lại cho người lập di chúc và những người làm chứng nghe. Người lập di chúc và từng người làm chứng phải kí và đóng dấu vào bản di chúc này sau khi đã khẳng định đúng nội dung của người làm di chúc. Cuối cùng, công chứng viên xác nhận nội dung bản di chúc phù hợp với các thủ tục được nêu ở trên và kí tên đóng dấu (Điều 969).

Để thực hiện việc lập di chúc dưới hình thức văn bản bí mật thì phải đáp ứng các thủ tục sau: người lập di chúc phải kí tên, đóng dấu, dán kín văn bản; sau đó đóng dấu lên phong bì bằng chính con dấu đã đóng trên bản di chúc, việc này phải được thực hiện trước công chứng viên và ít nhất 2 người làm chứng, đồng thời tuyên bố rằng đây là văn bản di chúc của mình cũng như tên họ, nơi thường trú của người viết di chúc này. Sau khi công chứng viên viết lên phong bì đã được đóng dấu ngày, tháng lập văn bản và ngày tháng mà người lập di chúc tuyên bô, công chứng viên, người lập di chúc và người làm chứng phải kí tên và đóng dấu của mình vào đó (Điều 970).

Trong một số các trường hợp đặc biệt theo luật định thì chấp nhận hình thức di chúc miệng. Điều 976 chỉ rõ: người nào bị bệnh nặng hay trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng muốn để lại di chúc thì có thể để lại di chúc miệng trước 3 người làm chứng bằng cách đọc cho 1 trong số họ nghe nội dung di chúc, người này phải ghi chép lại. Từng nhân chứng sau khi tin chắc văn bản đã được chép đúng thì ký tên và đóng dấu vào đó. Di chúc này chỉ thực sự có hiệu lực khi trong khoảng thời gian 20 ngày kế từ ngày lập nó được người làm chứng hoặc cá nhân có liên quan đưa ra Tòa hôn nhân - gia đình xin công nhận. Ngoài ra, trong trường hợp quy định tại Điều 978, khi người lập di chúc đang trên một con tàu sắp đắm, và có nguy cơ chết ngay thì có thế lập di chúc miệng chỉ với 2 người làm chứng.

1.4.3. Quy đinh của Bộ luật dân sự và thƣơng mại Thái Lan về hình thức của di chúc

Bộ luật dân sự và thương mại Thái Lan quy định về hình thức di chúc từ Điều 1655 đến Điều 1672 với 5 loại hình thức di chúc khác nhau. Di chúc văn bản có người làm chứng là di chúc có ghi rõ ngày, tháng, năm lập di chúc và

phải được người lập di chúc ký trước sự làm chứng của ít nhất 2 người, và những người làm chứng sau đó cũng ký xác nhận vào bản di chúc đó (Điều 1656).

Di chúc viết tay là di chúc do người lập di chúc tự mình viết toàn bộ từ

nội dung di chúc tới điền ngày, tháng, năm và ký. Di chúc này không bị ràng buộc về hình thức trình bày (Điều 1657).

Di chúc văn bản công là di chúc được người lập di chúc đọc miệng cho

"Kromakam Amphoe" viết lại trước sự chứng kiến của ít nhất 2 người, sau khi đã được nghe đọc lại và đã xác định chắc chắn văn bản này phù hợp với những tuyên bố của người lập di chúc, người lập di chúc và người làm chứng cùng ký tên mình vào di chúc. Viên chức "Kromakam Amphoe" điền ngày tháng, năm và ký vào văn bản bằng tên của mình để chứng nhận rằng di chúc đã được lập hoàn toàn phù hợp với các quy định trên (Điều 1658).

Di chúc bí mật là di chúc đã được người lập di chúc ký tên vào, dán kín

lại và ký tên dọc theo chỗ dán. Khi xuất trình văn bản dán kín này cho "Kromakarn Amphoe" và ít nhất 2 người làm chứng khác nữa xem, người lập di chúc phải tuyên bố rõ ràng văn bản đó bao gồm việc định đoạt theo di chúc của người đó. Sau khi viên chức "Kromakam Amphoe" ghi lên vỏ bọc ngoài của văn bản tên, lời tuyên bố của người lập di chúc và ngày tháng năm xuất trình và đóng dấu của mình lên đó, thì người lập chúc và người làm chứng phải ký tên lên đó (Điều 1660).

Trong trường hợp đặc biệt như đang có nguy hiểm chết người đến nơi, hoặc đang trong thời gian chiến tranh hay có dịch bệnh, một người bị ngăn

trở trong việc lập di chúc bằng bất cứ dạng nào đã được kể ra trên đây, thì có thể lập di chúc miệng. Việc lập di chúc này được thực hiện bằng cách tuyên bố ý định về nội dung di chúc trước mặt ít nhất hai người làm chứng vào cùng lúc. Hai người làm chứng này phải trình bày ngay lại nội dung di chúc cho "Kromakam Amphoe", cũng như ngày, tháng, năm và hoàn cảnh đặc biệt mà di chúc đã được lập. "Kromakarn Amphoe" ghi nhận lời khai của người làm chứng bằng văn bản, và 2 người làm chứng phải ký vào văn bản đó để xác nhận [4].

1.4.4. Quy định về hình thức di chúc theo pháp luật Hoa Kỳ

Luật pháp Hoa Kỳ không có những quy định chung thống nhất trên phạm vi toàn liên bang điều chỉnh về hình thức di chúc, mà ở mỗi tiểu bang lại có sự quy định khác nhau về vấn đề này.

Điều 29-1-5-2 Bộ luật Bang Indiana ghi nhận: " Mọi di chúc, trừ chúc ngôn, đều phải được trình bày dưới dạng văn bản ", tức là người Indiana thừa

nhận chúc ngôn là một hình thức di chúc hợp pháp; pháp luật bang Texas quy định khá chi tiết về trường hợp này là: " Không một chúc ngôn nào có hiệu lực,

trừ khi nó được làm ra trong thời điểm ốm yếu của bệnh tật, tại nhà của người đó, hay tại nơi mà người đó đang ở trước đó trong vòng 10 ngày ... với sự chứng kiến của 3 nhân chứng, với 1 trong số họ là người chép lại nội dung di chúc đó ", trong khi đó luật Bang Montana lại khẳng định dứt khoát: di chúc

phải ở dưới dạng văn bản (Điều 72-2-522 Bộ luật bang Montana, điểm (a)). Về chúc thư ở mỗi Bang cũng có sự khác biệt. Nếu như ở đa số các Bang, một bản di chúc hợp pháp yêu cầu phải có ít nhất hai người làm chứng, thì riêng tại bang Vermont thì phải có ít nhất ba người. Nếu như Bang Louisiana yêu cầu rằng người lập di chúc phải kí vào tất cả các trang của di chúc, và quá trình thực hiện bản di chúc của người lập di chúc phải được giám sát bởi một công chứng viên thì luật pháp Bang Pennsylvania không đòi hỏi

bản di chúc phải được công chứng, mà chỉ cần có 2 người đứng ra làm chứng cho bản di chúc này.

Nếu như ở đa số các Bang hình thức di chúc dưới dạng tự bút được công nhận phổ biến, nhưng ở một số bang khác lại chỉ chấp nhận hình thức này cho một số cá nhân, như quân nhân, thủy thủ...

Nói tóm lại, trong hệ thống pháp luật Hoa Kỳ tồn tại những hình thức di chúc như sau:

- Di chúc tự bút, do người lập di chúc viết tay hoàn toàn, từ nội dung di chúc tới điền ngày, tháng, năm và ký tên. Di chúc này được công nhận khi xác định được chữ viết trong di chúc thực sự là chữ của người lập di chúc.

- Di chúc đánh máy, thông thường là các biếu mẫu di chúc do các chính quyền bang phát, hoặc là các di chúc do luật sư soạn thảo. Loại di chúc này thường chỉ cần người lập di chúc điền ngày, tháng, năm lập di chúc và ký tên. Di chúc có hiệu lực khi có ít nhất 2 người làm chứng hoặc được cơ quan nhà nước có thẩm quyền làm chứng.

- Di chúc miệng, thường chỉ được áp dụng khi người lập di chúc không thể thực hiện được các hình thức khác, hoặc chỉ được công nhận đối với một số cá nhân nhất định.

- Di chúc phi văn bản khác, loại này thường là các băng đĩa ghi âm, ghi hình. Trên lý thuyết phần lớn bộ luật các bang đều không thừa nhận đây là một hình thức di chúc, nhưng trong thực tế xét xử, các tòa án vẫn coi đây là một di chúc đặc biệt, chỉ cần nó thỏa mãn được các điều kiện: nội dung có liên quan trực tiếp đến sự việc; di chúc được làm với tình trạng đầy đủ sức khỏe và minh mẫn tình thần của người lập di chúc, thể hiện được ý chí cá nhân của người lập di chúc, và được tòa án xác nhận là hoàn toàn phù hợp

Từ các quy định về hình thức di chúc của của các nước như đã trình bày ở trên, có một số nhận xét sau đây:

Thứ nhất, Phần lớn các quốc gia đều thừa nhận có hai hình thức di chúc chủ yếu, hình thức di chúc văn bản và hình thức di chúc bằng lời nói.

Qua thực tế quốc sống không phải lúc nào người ta có thể để lại di chúc bằng văn bản. Có thể vì lý do trình độ học vấn, có thể do yếu tố thể chất,sức khỏe,...và chủ yếu là do yếu tố bất ngờ, cấp thiết (lâm bệnh nặng, bị thương nặng, tính mạng nguy kịch...) chính những nguyên nhân như vậy đã buộc nhà làm luật chấp nhận cho di chúc bằng lời nói là một hình thức di chúc, song song với hình thức di chúc bằng văn bản.

Thứ hai, Cũng xuất phát những yếu tố khó khăn như đã kể trên, luật của các quốc gia đều có quy định đều có quy định các trường hợp lập di chúc bằng văn bản mà không cần có người làm chứng, hoặc không cần có sự chứng nhận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Thông thường, yêu cầu quan trọng nhất của chúc thư trong mọi hệ thống pháp luật điều phải tuân thủ ba nguyên tắc: người lập di chúc phải có năng lực chủ thể, tức là hải đạt đến độ tuổi nhất định, có khả năng nhận thức làm chủ hành vi của mình, người lập di chúc hoàn toàn tự nguyện, không chịu sự tác động bất kỳ người nào, không bị lừa dối, đe dọa hay cưỡng ép; nội dung di chúc không được trái lại các quy định pháp luật, không trái đạo đức xã hội.

Tuy nhiên, giữa các quốc gia có những sự khá biệt tương đối trong các quy định về hình thức di chúc

- Luật của Pháp không công nhận hình thức di chúc bằng lời nói, không giống với pháp luật của Nhật, Thái Lan hay pháp luật một vài bang ở Hoa Kỳ. Pháp luật ở những nước này thừa nhận hình thức di chúc bằng lời nói (bằng miệng) tuy nhiên ở mỗi quốc gia khác nhau thi có những quy định về điều kiện một người để lại di chúc miệng khác nhau, điều kiện di chúc miệng được coi là hợp pháp cũng khác nhau. Xem xét trong bối cảnh nước ta hiện nay, có thể nhận thấy yêu cầu phải công nhận hình thức di chúc miệng, bởi nó đáp

ứng yêu cầu rất phức tạp của đời sống xã hội, ngoài ra phù hợp với suy nghỉ người dân, với phong tục người dân trước lúc chết thường “trăn trối”.

- Chúc thư bí mật được một số nước công nhận còn đối Việt Nam thi không công nhận. Xét trong bối cảnh nước ta thi không cần phai công nhận di chúc bí mật bởi nó không phù hợp với phong tục tập quán người dân.

- Di chúc phi văn bản khác, đối với hình thức di chúc này một số nước trên thế giới đã ghi nhận. Tuy nhiên theo pháp luật Việt Nam thì hình thức di chúc này chưa được công nhận trong văn bản pháp luật.

Kết luận chƣơng 1

Thừa kế theo di chúc là một trong hai hình thức thừa kế được pháp luật quy định. Thừa kế theo di chúc là việc dịch chuyển di sản của một người đã chết cho người khác theo sự định đoạt ý chí của người để lại di sản khi còn sống. Trong những trường hợp cụ thể, quyền định đoạt của người lập di chúc được pháp luật thừa nhận toàn bộ, nhưng trong một số trường hợp khác thì quyền tự định đoạt của người lập di chúc lại bị hạn chế. Di chúc là giao dịch dân sự một bên, do vậy di chúc cũng cần phải thỏa mãn các điều kiện có hiệu lực của di chúc.

Theo tiến trình phát triển của pháp luật thừa kế, các điều kiện có hiệu lực của di chúc trong mỗi thời kỳ cũng được quy định khác nhau. Nhưng nhìn chung, pháp luật của Nhà nước ta luôn nhằm bảo vệ những quyền dân sự hợp pháp của cá nhân, trong đó có quyền lập di chúc và quyền này ngày càng được pháp luật quy định cụ thể hơn.

Với sự ra đời của Bộ luật dân sự năm 1995, các quy định pháp luật về điều kiện có hiệu lực của di chúc nói riêng và pháp luật về thừa kế nói chung đã được quy định một cách hệ thống. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện, Bộ luật dân sự năm 1995 đã phát sinh những hạn chế nhất định, đòi hỏi phải có

sự khắc phục kịp thời. Tại kỳ họp thứ 7 Quốc hội khóa VI, từ ngày 5-5-2005 đến ngày 14-6-2005, Quốc hội nước ta đã thông qua Bộ luật dân sự năm 2005. Bộ luật dân sự năm 2005 đã có những tiến bộ hơn so với Bộ luật dân sự năm 1995 trong việc quy định về thừa kế nói chung và các điều kiện có hiệu lực của di chúc miệng nói riêng.

Chương 2

CÁC ĐIỀU KIỆN CÓ HIỆU LỰC CỦA DI CHÚC 2.1. NGƯỜI LẬP DI CHÚC

Theo quy định của Bộ luật dân sự năm 1995 và Bộ luật dân sự năm 2005 thì người lập di chúc phải đáp ứng được những điều kiện nhất định thì di chúc mới có hiệu lực. Người lập di chúc phải đảm bảo được những điều kiện sau đây:

Điều 650 Bộ luật dân sự năm 1995 (Điều 647 Bộ luật dân sự năm 2005) quy định về người lập di chúc:

1- Người đã thành niên có quyền lập di chúc, trừ trường hợp người đó bị bệnh tâm thần hoặc mắc các bệnh khác mà không thể nhận thức và làm chủ được hành vi của mình.

2- Người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi có thể lập di chúc, nếu được cha, mẹ hoặc người giám hộ đồng ý.

Như vậy, pháp luật dân sự đã quy định cụ thể về người được lập di chúc. Theo quy định tại các điều luật trên có thể nhận thấy hai yêu cầu về người lập di chúc, đó là:

- Yêu cầu về độ tuổi của người lập di chúc. - Yêu cầu về nhận thức của người lập di chúc.

2.1.1. Yêu cầu về độ tuổi của ngƣời lập di chúc

Pháp luật dân sự quy định chỉ người thành niên mới có quyền lập di chúc, còn người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi muốn lập di chúc phải được sự đồng ý của cha, mẹ hoặc người giám hộ của người đó.

Có quy định trên bởi vì chỉ khi đạt đến một độ tuổi nhất định thì con người mới có đủ nhận thức để điều chỉnh hành vi của mình.

Đối với những người đã thành niên, nhưng bị mắc bệnh tâm thần hoặc mắc các bệnh khác mà không thể nhận thức và làm chủ được hành vi của

mình thì những người đó không có quyền lập di chúc. Trong trường hợp những người này lập di chúc, thì di chúc đó vô hiệu.

Như vậy, những người thành niên bị mất quyền lập di chúc khi họ là người: - Mắc bệnh tâm thần hoặc mắc các bệnh khác;

- Không thể nhận thức được hành vi của mình;

Một phần của tài liệu Điều kiện có hiệu lực của di chúc miệng theo quy định của Bộ luật dân sự Việt Nam (Trang 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)