VỀ NỘI DUNG CỦA DI CHÚC

Một phần của tài liệu Điều kiện có hiệu lực của di chúc miệng theo quy định của Bộ luật dân sự Việt Nam (Trang 48)

6. Kết cấu của luận văn

2.3.VỀ NỘI DUNG CỦA DI CHÚC

2.3.1. Ngày, tháng, năm lập di chúc

Đây là một vấn đề mà hầu hết các loại văn bản đều yêu cầu thực hiện. Việc ghi ngày, tháng, năm lập di chúc là việc làm đơn giản, nhưng nó lại rất quan trọng. Trong những trường hợp nhất định, việc ghi ngày, tháng, năm lập

di chúc quyết định giá trị pháp lý của di chúc. Ví dụ, trường hợp một người lập nhiều bản di chúc định đoạt một loại tài sản, thì bản di chúc sau cùng của người đó có hiệu lực pháp luật theo quy định tại khoản 5 Điều 670 Bộ luật dân sự năm 1995 (khoản 5 Điều 667 Bộ luật dân sự 2005).

Việc ghi ngày, tháng, năm lập di chúc là một quy định bắt buộc đối với di chúc bằng văn bản (điểm a khoản 1 Điều 656 Bộ luật dân sự năm 1995 và điểm a khoản 1 Điều 653 Bộ luật dân sự 2005). Việc quy định như vậy thể hiện tầm quan trọng của việc ghi ngày, tháng, năm lập di chúc vì nó thể hiện thời điểm người để lại di sản lập di chúc, là cơ sở để cơ quan nhà nước có thẩm quyền xem xét các điều kiện có hiệu lực pháp luật của di chúc, đồng thời nó cũng là căn cứ cho việc giải quyết nếu có tranh chấp xảy ra.

Việc ghi ngày, tháng, năm lập di chúc là điều kiện bắt buộc đối với di chúc theo quy định của pháp luật dân sự Việt Nam. Ở Cộng hòa Pháp và Nhật Bản, việc ghi ngày, tháng, năm lập di chúc cũng được quy định tương tự. Theo quy định Bộ luật dân sự của nước Cộng hòa Pháp, vấn đề này được quy định tại Điều 970; còn ở Nhật Bản, việc ghi ngày, tháng, năm lập di chúc được quy định tại Điều 968 Bộ luật dân sự Nhật Bản [5], [8].

Đối với di chúc miệng, thì người làm chứng cần phải ghi rõ ngày, tháng, năm mà người để lại di sản tuyên bố ý chí của mình. Vì ngày, tháng, năm của người làm chứng là tình tiết pháp lý đóng vai trò quan trọng. Tình tiết pháp lý này không chỉ xác định thời điểm có hiệu lực của di chúc mà còn là thời điểm xác định giá trị di sản thừa kế, người thừa kế theo di chúc, thời điểm mở thừa kế. Trong thực tế không có văn bản mẫu cho việc ghi chép nội dung của di chúc miệng, cho nên việc ghi ngày, tháng, năm trong bản chép nội dung di chúc miệng sẽ do người làm chứng thể hiện.

2.3.2. Họ, tên và nơi cƣ trú của ngƣời lập di chúc

chủ thể tham gia quan hệ pháp luật dân sự là việc làm không thể thiếu, bởi vì: Có ghi rõ đặc điểm về tên, họ, nơi cư trú thì mới xác định được chủ thể của quan hệ pháp luật dân sự. Mỗi cá nhân sống trong cộng đồng xã hội đều có quyền có họ, tên. Họ, tên của một người được xác định theo họ, tên khai sinh của người đó. Mọi người khi sinh ra đều có quyền được khai sinh không phân biệt sinh trong giá thú hoặc ngoài giá thú. Họ của trẻ sơ sinh là họ của người cha hoặc họ của người mẹ theo tập quán hoặc theo thỏa thuận của cha, mẹ. Trong trường hợp không xác định được người cha, thì họ của trẻ sơ sinh là họ của người mẹ.

Như vậy, khi con người sinh ra thì trong giấy khai sinh của người đó đã ghi rõ họ, tên. Họ của một người có thể là họ của người cha hoặc họ của người mẹ. Tên của một người do cha, mẹ đặt cho, bao gồm tên chính và tên đệm.

Nơi cư trú của cá nhân là nơi người đó thường xuyên sinh sống và có hộ khẩu thường trú. Trong trường hợp cá nhân không có hộ khẩu thường trú và không có nơi thường xuyên sinh sống, thì nơi cư trú của người đó là nơi tạm trú và có đăng ký tạm trú. Khi không xác định được nơi cư trú của cá nhân, thì nơi cư trú là nơi người đó đang sinh sống, làm việc hoặc nơi có tài sản hoặc nơi có phần lớn tài sản, nếu tài sản của người đó có ở nhiều nơi. Người chưa thành niên từ đủ mười lăm tuổi trở lên có thể có nơi cư trú khác với nơi cư trú của cha, mẹ, nếu được cha, mẹ đồng ý. Người được giám hộ từ đủ mười lăm tuổi trở lên có thể có nơi cư trú khác với nơi cư trú của người giám hộ, nếu được người giám hộ đồng ý.

Đối với di chúc miệng thì người làm chứng phải biết rõ tình trạng nhân thân của người chết và phải ghi vào văn bản do người làm chứng viết lại vì đối với trường hợp di chúc miệng thì người để lại di chúc miệng thường ở trong tình trạng sức khỏe nguy kịch nên họ chỉ có thể “trăn trối” việc phân chia di sản chứ không thể trình bày đầy đủ tình trạng nhân thân của mình.

Để xác định về mặt chủ thể trong việc lập di chúc, tại điểm b, khoản 1 Điều 656 Bộ luật dân sự năm 1995 (điểm b, khoản 1 Điều 653 Bộ luật dân sự năm 2005) quy định nội dung của di chúc phải ghi rõ họ, tên và nơi cư trú của người lập di chúc. Việc ghi rõ như vậy sẽ là tiền đề để xác định người lập di chúc có đúng là người để lại di sản hay không. Chỉ khi nào người lập di chúc cũng chính là người để lại di sản thì di chúc mới phát sinh hiệu lực.

2.3.3. Họ, tên ngƣời, cơ quan, tổ chức đƣợc hƣởng di sản

Việc quy định di chúc phải ghi rõ họ, tên người, cơ quan, tổ chức được hưởng di sản có ý nghĩa quan trọng, qua đó xác định người thừa kế theo di chúc và họ, tên người, cơ quan, tổ chức được hưởng di sản thì mới chuyển được di sản đến đúng địa chỉ theo ý nguyện của người lập di chúc.

Bàn về vấn đề này, chúng tôi cho rằng, cũng tương tự như phân tích ở phần trên về họ, tên, nơi cư trú của người lập di chúc, việc quy định phải ghi cụ thể hơn về địa chỉ của người, cơ quan, tổ chức được nhận di sản là điều cần thiết. Đối với cá nhân nhận di sản, cần phải quy định ghi rõ họ, tên, nơi cư trú, số chứng minh nhân dân… Đối với cơ quan, tổ chức, cần yêu cầu người lập di chúc phải ghi rõ những thông tin về cơ quan, tổ chức đó như: Địa chỉ, trực thuộc cơ quan, tổ chức nào…

Đối với di chúc miệng, người làm chứng phải tìm hiểu và ghi vào văn bản về nội dung thông tin về cá nhân, tổ chức được hưởng di sản thừa kế.

2.3.4. Di sản để lại và nơi có di sản

Di sản để lại và nơi có di sản là một nội dung mà di chúc phải ghi rõ, được pháp luật dân sự quy định tại điểm d khoản 1 Điều 656 Bộ luật dân sự năm 1995 (điểm d khoản 1 Điều 653 Bộ luật dân sự năm 2005).

Bộ luật dân sự năm 1995 quy định tương đối rõ ràng về di sản thừa kế tại Điều 637

1- Di sản bao gồm tài sản riêng của người chết, phần tài sản của người chết trong khối tài sản chung với người khác.

2- Quyền sử dụng đất cũng thuộc di sản thừa kế và được để lại thừa kế theo quy định tại Phần thứ năm của Bộ luật này [6].

Theo quy định này thì di sản thừa kế bao gồm tài sản và quyền tài sản của người chết để lại, mà không nói rõ có bao gồm nghĩa vụ tài sản của người chết hay không. Nội dung của khoản 1 Điều 637 Bộ luật dân sự năm 1995 về cơ bản quy định như Điều 4 Pháp lệnh Thừa kế, nhưng tại khoản 2 Điều 637 Bộ luật dân sự năm 1995 có quy định mới về di sản thừa kế so với hệ thống các quy định trước đây, đó là quyền sử dụng đất là di sản thừa kế.

Theo Bộ luật dân sự năm 2005 thì khái niệm di sản được quy định ở Điều 634: "Di sản bao gồm tài sản riêng của người chết, phần tài sản của người chết trong tài sản chung với người khác". Như vậy, quy định này tưởng như hẹp hơn so với quy định của Bộ luật dân sự năm 1995, nhưng thực chất không có gì thay đổi, bởi vì tài sản bao gồm vật có thực, tiền, giấy tờ có giá trị và các quyền tài sản. Quyền sử dụng đất là một loại quyền tài sản, nên nó là tài sản. Vì vậy, việc Bộ luật dân sự năm 2005 đưa ra khái niệm di sản như vậy là ngắn gọn và đủ.

Như trên đã phân tích thì di sản thừa kế bao gồm cả tài sản riêng của người chết. Tài sản riêng của vợ, chồng được xác định bao gồm tài sản mà mỗi người có trước khi kết hôn, tài sản được cho riêng, được thừa kế riêng trong thời kỳ hôn nhân, tài sản được chia riêng cho vợ, chồng khi chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân, hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản đã được chia thuộc sở hữu riêng của mỗi người, đồ dùng, tư trang cá nhân.

Như vậy, di sản thừa kế chỉ bao gồm tài sản, các quyền tài sản (bao gồm cả quyền sử dụng đất) của một người sau khi chết được chuyển dịch cho người thừa kế hợp pháp của người đó theo di chúc hoặc theo pháp luật, sau khi đã thanh toán toàn bộ nghĩa vụ tài sản của người chết trong phạm vi di sản.

hơn, quy định rõ những người hưởng thừa kế có trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ tài sản trong phạm vi di sản. Đây là một tiến bộ lớn, tránh việc hiểu và áp dụng pháp luật khác nhau.

Cùng với sự phát triển của đất nước, di sản thừa kế hiện nay rất đa dạng về số lượng, chủng loại… vì theo quy định của pháp luật về sở hữu của cá nhân ngày càng phong phú. Từ những quy định của pháp luật, có thể thống kê những tài sản thuộc quyền sở hữu của công dân bao gồm: Thu nhập hợp pháp, nhà ở, máy móc, thiết bị, nguyên liệu, nhiên liệu, hàng tiêu dùng, kim khí quý, đá quý, ngoại tệ bằng tiền mặt, các trái phiếu, cổ phiếu, kỳ phiếu, chứng chỉ tiền gửi, sổ tiết kiệm, thương phiếu, sổ tiết kiệm, quyền tài sản phát sinh từ quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp, quyền đòi nợ, quyền nhận tiền bảo hiểm, quyền đối với phần góp vốn trong doanh nghiệp…

Như vậy, với di sản ngày càng phong phú như trên, Nhà nước tạo mọi điều kiện cho công dân làm giàu chính đáng và đảm bảo cho họ quyền chuyển dịch hợp pháp về tài sản khi họ chết. Công dân có quyền lập di chúc để định đoạt tài sản, quyền tài sản của mình cho những người thừa kế. Do vậy, nội dung của di chúc không thể thiếu được việc chỉ rõ di sản để lại và nơi có di sản. Di sản để lại mà di chúc định đoạt phải ghi rõ đó là tài sản gì, đặc điểm của tài sản đó, sự phân biệt của tài sản đó đối với tài sản khác. Di sản đó hiện ở đâu, do ai đang quản lý, sử dụng. Địa chỉ nơi có di sản cần chi tiết, rõ ràng, tránh sự nhầm lẫn. Ví dụ: Một người có nhiều thửa đất, thì khi người đó lập di chúc phải chỉ rõ cho người thừa kế nào, diện tích bao nhiêu, thửa đất ở vị trí nào, có số thửa bao nhiêu, tờ bản đồ có số như thế nào, được lập năm nào của đơn vị hành chính nào (xã, huyện, tỉnh), đã có giấy chứng nhận quyền sử dụng ngày, tháng, năm nào, nơi cấp giấy….

Trường hợp người lập di chúc bằng văn bản thì phải ghi rõ tình trạng tài sản như trên, khi mở thừa kế sẽ căn cứ vào nội dung đó để xác định phần di sản

phân chia theo di chúc. Tuy nhiên đối với việc lập di chúc miệng thì không thể đáp ứng được yêu cầu đó, bởi vì theo khoản 1 Điều 651 di chúc miệng chỉ được lập khi tính mạng bị đe doạ nghiêm trọng hoặc trường hợp đặc biệt không thể lập di chúc văn bản, Do vậy, di chúc miệng chỉ cần chỉ rõ tài sản nào và số lượng tài sản, hay nói cách khác người lập di chúc chỉ cần chỉ ra tài sản nào. Còn các yếu tố khác sẽ được xác định khi phân chia di sản thừa kế.

2.3.5. Việc chỉ định ngƣời thực hiện nghĩa vụ và nội dung của nghĩa vụ

Con người sống trong xã hội, hàng ngày phải thiết lập các giao dịch dân sự nhằm phục vụ cho sinh hoạt và công việc. Do vậy, bên cạnh những khối di sản mà họ để lại thì họ còn để lại những nghĩa vụ về tài sản.

Theo quy định của pháp luật, người lập di chúc có quyền chỉ định người thừa kế thực hiện nghĩa vụ mà lẽ ra nếu họ còn sống thì họ phải thực hiện như trả nợ, bồi thường thiệt hại... Nghĩa vụ được người lập di chúc chỉ định cho những người thừa kế thực hiện là nghĩa vụ về tài sản, trong phạm vi di sản thừa kế.

2.3.6. Quyết định để lại di sản cho nhiều ngƣời thừa kế theo di chúc

Nội dung quan trọng của di chúc, là quyết định của người lập di chúc để lại di sản cho cá nhân, tổ chức như thế nào ? Quyền này của người lập di chúc được thể hiện:

- Chỉ định rỏ người thừa kế theo di chúc được hưởng di sản cụ thể nào - Chỉ định theo tỷ lệ cụ thể cho tường người thừa kế

- Nếu để lại di sản không chỉ định cụ thể thì những người hưởng di sản thừa kế theo di chúc sẻ được hưởng bằng nhau.

Đối với di chúc miệng, khi hấp hối thì người lập di chúc cũng thể hiện theo ba hình thức trên, vi dụ Ông A Trăn trối để lại cho B ngôi nhà, cho C hưởng 500 triệu đồng trước hai người làm chứng. Vậy đây được coi là nội dung quan trọng của người để lai di chúc, tuy nhiên Bộ luật dân sự 2005

không quy định về việc người lập di chúc quyết định để lại di sản thừa kế như thế nào ? việc phân định di sản thừa kế sẻ được thực hiện dựa trên căn cư nào? thì pháp luật chưa có quy định cụ thể.

2.4. VỀ HÌNH THỨC CỦA DI CHÚC

Theo quy định của Bộ luật dân sự năm 1995 và Bộ luật dân sự năm 2005 thì di chúc được thể hiện dưới một trong hai hình thức:

- Di chúc bằng văn bản. - Di chúc miệng.

2.4.1 Di chúc bằng văn bản

Điều 653 Bộ luật dân sự năm 1995 (Điều 650 Bộ luật dân sự năm 2005) quy định về di chúc bằng văn bản, bao gồm bốn loại:

1- Di chúc bằng văn bản không có người làm chứng; 2- Di chúc bằng văn bản có người làm chứng;

3- Di chúc bằng văn bản có công chứng; 4- Di chúc bằng văn bản có chứng thực.

Mỗi loại di chúc bằng văn bản đều có những đặc điểm riêng biệt, nhưng cũng có những điểm chung:

Thứ nhất, tất cả các di chúc bằng văn bản đều không được viết tắt hoặc

viết bằng ký hiệu. Đây là một yêu cầu đặt ra đối với các di chúc bằng văn bản. Di chúc phải được viết rõ ràng, không được viết tắt hoặc viết bằng ký hiệu đối với tất cả các chữ để tránh cách hiểu khác nhau, dẫn đến sự tranh cãi giữa những người thừa kế.

Thứ hai, nếu di chúc gồm nhiều trang thì mỗi trang phải được đánh số

thứ tự và có chữ ký hoặc điểm chỉ của người lập di chúc. Đây cũng không phải là đặc điểm riêng biệt của di chúc mà đã trở thành một yêu cầu bắt buộc đối với tất cả các loại văn bản có nhiều trang. Việc đánh thứ tự số trang (nếu di chúc bao gồm nhiều trang) sẽ không gây nhầm lẫn giữa các trang, tránh sự

tranh cãi không đáng có giữa những người thừa kế. Bên cạnh đó, việc quy định người lập di chúc phải ký hoặc điểm chỉ vào từng trang của di chúc để đề phòng người khác giả mạo hoặc thay thế từng trang của di chúc.

Một phần của tài liệu Điều kiện có hiệu lực của di chúc miệng theo quy định của Bộ luật dân sự Việt Nam (Trang 48)