Về hình thức di chúc miệng chung của vợ, chồng

Một phần của tài liệu Điều kiện có hiệu lực của di chúc miệng theo quy định của Bộ luật dân sự Việt Nam (Trang 86)

6. Kết cấu của luận văn

3.3.4.Về hình thức di chúc miệng chung của vợ, chồng

Di chúc chung của vợ, chồng là một trường hợp đặc biệt của thừa kế theo di chúc. Với tính chất đặc thù của di chúc chung của vợ, chồng thì hình thức di chúc chung của vợ, chồng cũng cần có một quy định cụ thể để nó có tính khả thi trong thực tế, tránh tình trạng di chúc vô hiệu do vi phạm về hình thức.

Qua tìm hiểu các quy định của pháp luật hiện hành về di chúc chung của vợ, chồng cũng như những bất cập, hạn chế của nó, chúng tôi thiết nghĩ rằng chỉ nên có những quy định rỏ ràng hơn trong việc vợ, chồng để lại di chúc bằng miệng

Theo quan điểm của chúng tôi, trong trường hợp vợ, chồng cùng lập di chúc thì hình thức di chúc miệng không có tính khả thi, bởi vậy chúng ta không nên tiếp tục thừa nhận hình thức di chúc miệng đối với di chúc chung của vợ, chồng. Vì vậy, Ðiều 663 của Bộ luật Dân sự cần sửa đổi thành “Vợ,

chồng có thể lập di chúc chung bằng văn bản để định đoạt tài sản chung”

3.3.5. Điều kiện ngƣời làm chứng di chúc miệng

Theo quy định tại Điều 654 Bộ luật dân sự 2005 về người làm chứng cho việc lập di chúc: Mọi người đều có thể làm chứng cho việc lập di chúc, trừ những người sau đây:

- Người thừa kế theo di chúc hoặc theo pháp luật của người lập di chúc -Người có quyền, nghĩa vụ tài sản liên quan tới nội dung di chúc

- Người chưa đủ mười tám tuổi, người không có năng lực hành vi dân sự. Tuy nhiên Bộ luật dân sự 1995 cũng như Bộ luật dân sự 2005 không có quy định cụ thể về người làm chứng, trong trường hợp một một người để lại di chúc miệng. Bởi lẽ Bộ luật luôn tồn tại hai hình thức di chúc cụ thể bằng văn bản, bằng miệng nhưng chỉ có quy định về người làm chứng cho việc lập di chúc, dẫn đến người làm chứng cho di chúc miệng trong một số trường hợp còn nhiều bất cập. Vì vậy, theo quan điểm của chúng tôi thì Bộ luật dân sự cần có quy định điều kiện của người làm chứng cho việc để lại di chúc miệng. Cụ thể Bộ luật dân sự cần bổ sung, trong một số trường hợp đặc biệt người bị “hấp hối” tính mạng bị đe dọa thì có thể để lại di chúc miệng trước những người thân trong gia đình. Ngoài ra Bộ luật dân sự 2005 cần sửa đổi quy định tại Khoản 3 Điều 654 như sau “Người chưa đủ mười tám tuổi, người mất

3.3.6. Sự đồng ý của cha, mẹ đối với con từ đủ mƣời lăm tuổi đến chƣa đủ mƣời tám tuổi để lại di chúc miệng

Theo quy định Bộ luật dân sự 1995 và Bộ luật dân sự 2005, di chúc của người từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi phải được sự đồng ý của cha, mẹ hoặc người giám hộ. Tuy nhiên theo hai Bộ luật trên thi chưa có quy định cụ thể về việc sự đồng ý của cha, mẹ hoặc người giám hộ như thế nào. Mặt khác Bộ luật dân sự cũng chưa quy định đối với người từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi trong tường hợp để lại di chúc miệng phải được sự đồng ý cha, mẹ hoặc người giám hộ như thế nào ? Điều này dẫn đến gặp nhiều khó khăn trong qua trình giải quyết tranh chấp về thừa kế theo di chúc miệng. Chính vì vậy, chúng tôi đề xuất cần sửa đổi, bổ sung khoản 5 Điều 652, Bộ luật Dân sự 2005: “Di chúc miệng được coi là hợp pháp, nếu người lập di chúc miệng thể

hiện ý chí cuối cùng của mình trước mặt ít nhất hai người làm chứng và ngay sau đó những người làm chứng ghi chép lại, cùng ký tên hoặc điểm chỉ. Đối với di chúc miệng thi cấn phải có sự đồng ý của cha, mẹ hoặc người giám hộ trong văn bản ghi lại nội dung di chúc. Trong thời hạn năm ngày, kể từ ngày người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng thì di chúc phải được công chứng hoặc chứng thực”

3.3.7. Quy định pháp luật về việc hủy bỏ di chúc miệng

Theo quy định tại Khoản 2 Điều 651 Bộ luật dân sự 2005 thì sau ba tháng, kể từ thời điểm di chúc miệng mà người di chúc còn sống, minh mẫn, sáng suốt thì di chúc miệng mặc nhiên bị hủy bỏ.Vậy ván đề đặt ra là pháp luật quy định mốc thời gian và các điều kiện kềm theo để hủy bỏ di chúc nhưng pháp luật không quy định cụ thể ai có thẩm quyền hủy bỏ, và ai sẽ yêu cầu cơ quan công chứng, chứng thực việc hủy bỏ di chúc đã công chứng, chứng thực. Vì vậy theo quan điểm chúng tôi, trong trường hợp sau ba tháng ma người để lại di chúc miệng còn sống, minh mẫn, sáng suốt thì chính bản

thân người để lại di chúc miệng có quyền đến cơ quan đã công chứng, chứng thực yêu cầu công chứng hoặc chứng thực văn bản huỷ bỏ bản di chúc mà người làm chứng đến công chứng, chứng thực.

3.3.8. Di chúc phi văn bản khác

Theo như pháp luật một số nước trên thế giới loài này thường là các băng đĩa ghi âm, ghi hình. Trên lý thuyết phần lớn bộ luật của các nước đều không thừa nhận đây là một hình thức di chúc, nhưng trong thực tế xét xử, các tòa án vẫn coi đây là một di chúc đặc biệt, chỉ cần nó thỏa mãn được các điều kiện: nội dung có liên quan trực tiếp đến sự việc; di chúc được làm với tình trạng đầy đủ sức khỏe và minh mẫn tình thần của người lập di chúc, thể hiện được ý chí cá nhân của người lập di chúc, và được tòa án xác nhận là hoàn toàn phù hợp. Chính vì vậy pháp luật chúng ta cần phải có văn bản cụ thể hướng dẩn trong trường hợp di chúc được thể hiện dưới dạng phi văn bản, mà khi di chúc đả hội tụ đủ các điều kiện cần như nguy hiểm tính mạng, có hai người làm chứng ....

Kết luận chƣơng 3

Những tranh chấp về thừa kế theo di chúc nói chung và thừa kế theo di chúc miệng nói riêng luôn luôn là vấn đề phức tạp do chính nội dung của vụ việc và còn do những quy định của pháp luật về vấn đề này chưa thật triệt để và cũng chưa thật sự phù hợp với đời sống xã hội. Thực trạng giải quyết tranh chấp về hiệu lực của di chúc miệng còn là vấn đề phức tạp, hơn nữa vì nó liên quan đến những điều kiện có hiệu lực di chúc miệng do pháp luật quy định, nhưng không phải bao giờ và khi nào người để lại, người làm chứng cho việc để lại di chúc miệng cũng nhận thức rõ và cụ thể những quy định của pháp luật về vấn đề này. Vì vậy mà việc giải quyết những tranh chấp về hiệu lực của di chúc miệng càng trở nên phức tạp hơn. Những tranh chấp phổ biến

giữa những người thừa kế được Tòa án nhân dân giải quyết có không ít những tranh chấp liên quan đến hiệu lực của di chúc miệng và phổ biến là về việc người làm chứng không tuân thủ quy định pháp luật về điều kiện có hiệu lực di chúc miệng. Mặt khác, do những chứng cứ để chứng minh không phải bao giờ cũng xác định được cụ thể và rõ ràng. Những quy định của pháp luật về điều kiện có hiệu lực của di chúc miệng ở mức độ khái quát cao, lại không có văn bản dưới luật hướng dẫn thực hiện đã dẫn đến những nhận thức khác nhau giữa những người có thẩm quyền giải quyết tranh chấp trong các cơ quan xét xử. Những kiến nghị, đề xuất của tác giả luận văn với mong muốn góp một phần nhỏ bé vào quá trình nhận thức trong việc hoàn thiện pháp luật về thừa kế nói chung và những quy định về điều kiện có hiệu lực của di chúc miệng nói riêng.

KẾT LUẬN

Chế định về quyền thừa kế là một chế định lớn trong Bộ luật dân sự. Chế định này nhằm để điều chỉnh những nguyên tắc chung về quyền thừa kế, về hình thức thừa kế theo di chúc và theo pháp luật, về thời hiệu khởi kiện. Những điều kiện có hiệu lực của di chúc nói chung và điều kiện có hiệu lực di chúc miệng nói riêng được quy định trong Bộ luật dân sự, như những tư tưởng chỉ đạo và là cơ sở pháp lý có hiệu lực điều chỉnh cao trong việc xác định giá trị pháp lý và hiệu lực pháp luật của di chúc. Những quy định về các điều kiện có hiệu lực của di chúc miệng được quy định trong các văn bản pháp luật trước đây đã dần dần được thay đổi, xây dựng, củng cố, bổ sung theo hướng ngày một hoàn thiện và phù hợp hơn với nhu cầu của xã hội.

Với đề tài: "Điều kiện có hiệu lực của di chúc miệng theo quy định

của Bộ luật dân sự Việt Nam", tác giả luận văn đã nghiên cứu để làm sáng

tỏ về điệu kiện hiệu lực của di chúc miệng theo những quy định trong Bộ luật dân sự. Đề tài luận văn đã được tác giả nghiên cứu và phân tích, có sự so sánh với những quy định tương ứng trong những quy định pháp luật của Cộng hòa Pháp, Nhật Bản,Thái Lan và pháp luật một số bang của Hoa Kỳ đồng thời cũng có sự so sánh với những quy định tương ứng trong các Bộ luật dân sự của chế độ thực dân - phong kiến ở Việt Nam để nhằm làm nổi bật tính độc lập và hiện đại của pháp luật Việt Nam xã hội chủ nghĩa, quy định về các điều kiện có hiệu lực của di chúc. Mặt khác, qua nghiên cứu đề tài, tác giả luận văn đã chỉ rõ những quy định của pháp luật nhằm hạn chế quyền tự định đoạt của người lập di chúc miệng trong trường hợp cụ thể, để làm nổi bật tính nhân văn sâu sắc và bản chất nhân đạo của pháp luật thừa kế Việt Nam. Thừa kế theo di chúc nói chung và di chúc miệng nói riêng, những hình thức đa dạng của di chúc, đã được tác giả phân tích, làm rõ để minh chứng cho những quy định cụ thể của pháp luật thừa kế Việt Nam về

vấn đề này. Các điều kiện có hiệu lực của di chúc miệng đã được tác giả phân tích, nhận định theo hệ thống những quy định của pháp luật, để qua đó chỉ ra những quy định còn bất cập, chưa đáp ứng được những đòi hỏi của đời sống xã hội trong thừa kế theo di chúc miệng nói chung và điều kiện có hiệu lực của di chúc miệng nói riêng. Đề tài luận văn được nghiên cứu trên cơ sở lý luận và có những viện dẫn thực tế để xác định mức độ phù hợp của pháp luật và hiệu quả điều chỉnh của pháp luật về các điều kiện có hiệu lực của di chúc miệng. Những hạn chế của những quy định pháp luật về các điều kiện có hiệu lực của di chúc miệng, thực trạng giải quyết những tranh chấp về thừa kế theo di chúc, về điều kiện có hiệu lực của di chúc miệng đã được tác giả luận văn trình bày có hệ thống, để qua đó nhấn mạnh việc xác định hiệu lực của di chúc miệng là một việc quan trọng và cần thiết. Trên cơ sở những căn cứ, điều kiện xác định tính hiệu lực của di chúc miệng, cũng đồng thời là biện pháp ngăn chặn những hành vi trái pháp luật do lạm dụng quyền dân sự để định đoạt tài sản và hưởng di sản trái đạo đức xã hội. Những kiến nghị trong luận văn đều được dựa trên pháp luật thực định, để qua đó cơ quan lập pháp có cơ sở khoa học trong việc sửa đổi, bổ sung những quy định của pháp luật, để những quy định đó ngày càng phù hợp hơn với sự phát triển kinh tế - xã hội ở nước ta trong giai đoạn hiện nay và trong tương lai.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Ph. Ăngghen (1972), Nguồn gốc của gia đình, của chế độ tư hữu và của

Nhà nước, Nxb Sự thật, Hà Nội.

2. Trần Hữu Biền và Đinh Văn Thanh (1995), Hỏi đáp về pháp luật thừa kế, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội.

3. Bộ Dân luật Bắc Kỳ (1931).

4. Bộ luật Hồng Đức(1991), Nxb pháp lý, Hà Nội. 5. Bộ luật Gia Long (1995), Nxb. Thuận Hóa, Huế 6. Bộ Dân luật Sài Gòn (1972).

7. Bộ Dân luật Trung Kỳ (1936).

8. Bộ luật Dân sự của Cộng hòa Pháp (1998), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

9. Bộ luật Dân sự Nhật Bản (1995), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

10. Bộ luật Dân sự và thương mại Thái Lan (1995), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

11. Phan Thị Kim Chi (2006), Diện và hàng thừa kế theo quy định của Bộ luật Dân sự năm 2005, Luận văn thạc sĩ Luật học, Trường Đại học Luật Hà Nội, Hà Nội.

12. Chính phủ (1950), Sắc lệnh số 97-SL ngày 22-5 của Chủ tịch nước Việt Nam dân chủ cộng hòa về sửa đổi một số quy lệ và chế định trong dân luật.

13. Chính phủ (1998), Nghị định số 83//998/NĐ-CP ngày 10/10 về đăng ký hộ tịch, Hà Nội.

14. Nguyễn Ngọc Điện (1999), Một số suy nghĩ và thừa kế trong Bộ luật Dân

sự Việt Nam, Nxb Trẻ, thành phố Hồ Chí Minh

15. Nguyễn Ngọc Điện (2001), Bình luận khoa học về thừa kế trong Bộ luật Dân sự, Nxb Trẻ, Thành phố Hồ Chí Minh.

16. Nguyễn Thị Như Hương (2000), "Thừa kế thế vị", Tòa án nhân dân, (l). 17. Nguyễn Thị Liên Hương (2004), "Bàn về tước quyền thừa kế theo pháp

luật của bà Võ Thị Xuân", Tòa án nhân dân, (4).

18. Nguyễn Hồng Nam, Di chúc miệng theo quy định của BLDS,Tạp chí Tòa án, TANDTC số 22/2005, Trang 30-33.

19. Tưởng Duy Lượng (2002), Một số vấn đề trong thực tiễn xét xử các tranh chấp về thừa kế, Nxb Chính trị quốc gia Hà Nội.

20. Hoàng Thế Liên (2009), Bình luận khoa học Bộ luật Dân sự năm 2005,

Nxb Chính trị quốc gia.

21. Hoàng Việt luật lệ (1994), Nxb Văn hóa thông tin, Thành phố Hồ Chí Minh. 22. Khoa Luật - Đại học Quốc gia Hà Nội (2004), Giáo trình Lý luận chung

Nhà nước và pháp luật, Nxb Công an nhân dân.

23. Quốc hội (1986), Luật Hôn nhân và gia đình, Hà Nội. 24. Quốc hội (1992), Hiến pháp, Hà Nội.

25. Quốc hội (1995), Bộ Luật Dân sự, Hà Nội.

26. Quốc hội (2000), Luật Hôn nhân và gia đình, Hà Nội. 27. Quốc hội (2005), Bộ Luật Dân sự, Hà Nội.

28. Phùng Trung Tập (2004), Thừa kế theo pháp luật của công dân Việt Nam

từ năm 1945 đến nay, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội.

29. Phùng Trung Tập (2008), Luật Thừa kế Việt Nam, Nxb Hà Nội, Hà Nội. 30. Tòa an nhân dân tối cao (1968), Thông tư 594-NCPL ngày 27/8 hướng

dẫn giải quyết tranh chấp về thừa kế, Hà Nội.

31. Tòa án nhân dân tối cao (1981), Thông tư số 81-TANDTC ngày 24/7 hướng dẫn giải quyết tranh chấp về thừa kế, Hà Nội.

32. Tòa án nhân dân tối cao (1990), Nghị quyết số 02/NQ-HĐTP ngày 19/10 của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn chi tiết thi hành Pháp lệnh Thừa kế, Hà Nội.

33. Tòa án nhân dân tối cao (2001), Báo cáo thống kê của ngành Tòa án nhân dân

năm 2000, Hà Nội.

34. Tòa án nhân dân tối cao (2002), Báo cáo thống kê của ngành Tòa án nhân dân

năm 2001, Hà Nội.

35. Tòa án nhân dân tối cao (2003), Báo cáo thống kê của ngành Tòa án nhân dân

năm 2002, Hà Nội.

36. Tòa án nhân dân tối cao (2004), Báo cáo thống kê của ngành Tòa án nhân dân

năm 2003, Hà Nội.

37. Tòa án nhân dân tối cao (2005), Báo cáo thống kê của ngành Tòa án nhân dân

năm 2004, Hà Nội.

38. Trường Đại học Luật Hà Nội (2001), Giáo trình lý luận chung về Nhà nước và pháp luật, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội.

39. Trường Đại học Luật Hà Nội (2004), Giáo trình Luật dân sự, Nxb Công

Một phần của tài liệu Điều kiện có hiệu lực của di chúc miệng theo quy định của Bộ luật dân sự Việt Nam (Trang 86)