Hình thức di chúc giai đoạn từ 1945 đến nay

Một phần của tài liệu Điều kiện có hiệu lực của di chúc miệng theo quy định của Bộ luật dân sự Việt Nam (Trang 25)

6. Kết cấu của luận văn

1.3.4. Hình thức di chúc giai đoạn từ 1945 đến nay

Sau cách mạng tháng tám Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hòa ra đời. Một Nhà nước non trẻ phải đối mặt với nhiều vấn đề phức tạp về chính trị, văn hóa, xã hội….nhiệm vụ lúc này là bảo vệ củng cố thành quả cách mạng kể cả những vấn đề liên quan lĩnh vực dân sự. Để đảm bảo cho quan hệ pháp luật dân sự phát triển bình thường Nhà nước cần có hệ thống pháp luật. Tuy nhiên, thời kỳ từ năm 1945 đến năm 1959 nhà nước chưa ban hành được các đạo luật về dân sự, cho nên các qui định về thừa kế trong Dân luật Bắc kỳ được áp dụng, nếu quy định đó không trái với lợi ích của nhà nước và lợi ích chung của xã hội.

Giai đoạn từ năm 1959 đến 1986 là chế độ bao cấp nên các quan hệ dân sự được hành chính hóa nên hệ thống pháp luật dân sự không có văn bản pháp quy đơn hành điều chỉnh các quan hệ dân sự và các vấn đề dân sự được quy định chung trong các văn bản hành chính. Do đó mặc dù các quy định thừa kế chiếm số lượng nhiều hơn so với các quy định dân sự khác nhưng các quy định thừa kế vẫn chỉ là những quy định chung nên vấn đề hình thức của di chúc cũng chưa được đề cập nhiều.

Để làm rõ sự thay đổi và phát triển về hình thức của di chúc trong giai đoạn này chúng ta sẽ đi vào so sánh bốn văn bản điển hình quy định về thừa kế sau: Thông tư số 81 hướng dẫn giải quyết các tranh chấp về thừa kế ban hành ngày 24/07/1981; Pháp lệnh thừa kế ngày 30/08/1990; Bộ luật dân sự năm 1995 và Bộ luật dân sự năm 2005.

1.3.4.1. Hình thức di chúc được quy định trong Thông tư số 81 hướng dẫn giải quyết các tranh chấp về thừa kế ban hành ngày 24/07/1981

Để đảm bảo thống nhất đường lối xét xử, trên cơ sở tổng kết công tác xét xử, đồng thời bổ sung một số vấn đề cho phù hợp với các quy định của Hiến pháp năm 1980, Tòa án nhân dân tối cao đã ban hành Thông tư số 81-TANDTC ngày 24-7-1981 hướng dẫn giải quyết tranh chấp về thừa kế. Ngay từ Phần nguyên tắc chung (Phần I), Thông tư đã quy định về quyền lập di chúc của công dân để định đoạt tài sản của mình sau khi chết. Nếu không có di chúc thì mới chia thừa kế theo pháp luật, tôn trọng quyền định đoạt bằng di chúc của người có di sản, đồng thời bảo hộ thích đáng quyền lợi của một số người thừa kế theo luật (người thừa kế bắt buộc không phụ thuộc vào nội dung di chúc), phụ nữ và nam giới bình đẳng về quyền lập di chúc, người thừa kế có quyền nhận hay không nhận di sản thừa kế, người nhận thừa kế được hưởng các tài sản và các quyền về tài sản của người chết để lại, đồng thời phải chịu trách nhiệm thi hành các nghĩa vụ về tài sản mà người chết để lại trong phạm vi giá trị tài sản đã nhận được. Thông tư số 81 đã hướng dẫn về việc xác định di sản thừa kế, diện và hàng thừa kế, việc phân chia di sản thừa kế... Đặc biệt, Thông tư đã dành chương IV để hướng dẫn về thừa kế theo di chúc, trong đó quy định rõ về hình thức của di chúc. Theo quy định tại phần A mục IV của thông tư 81 ta thấy hình thức di chúc cũng được chia làm hai loại là di chúc viết và di chúc miệng trong đó:

Di chúc viết phải do người có năng lực hành vi dân sự tự nguyện lập ra, được chính quyền địa phương xác nhận. Trong trường hợp đặc biệt, di chúc có thể do cơ quan, đơn vị nơi đương sự làm việc xác nhận. Nếu người có tài sản đang đi trên phương tiện giao thông hay đang ở một cơ sở chữa bệnh mà gặp tình huống phải cấp bách lập di chúc thì sự chứng nhận của người phụ trách phương tiện giao thông hay cơ sở chữa bệnh cũng được coi là hợp lệ. Di chúc

của người không có năng lực hành vi dân sự hoặc di chúc làm ra vì đe dọa, ép buộc hoặc di chúc miệng không có người làm chứng đều không có giá trị.

Di chúc miệng pháp luật yêu cầu phải có người làm chứng bảo đảm.

1.3.4.2. Hình thức di chúc được quy định trong Pháp lệnh thừa kế ngày 30/08/1990

Hình thức di chúc theo quy định trong pháp lệnh được thể hiện dưới hai hình thức là di chúc viết và di chúc miệng tuy nhiên nó được quy định cụ thể và rõ ràng hơn về tính hợp pháp, nội dung và loại di chúc bằng văn bản cũng như các yêu cầu đối với di chúc miệng.

Di chúc viết phải đáp ứng được các điều kiện về nội dung theo điều 13 của pháp lệnh thừa kế 1990 là trong bản di chúc phải ghi rõ ngày, tháng, năm lập di chúc; họ, tên và nơi thường trú của người lập di chúc; Họ, tên người được hưởng di sản; tên cơ quan, tổ chức được hưởng di sản; tài sản, quyền để lại tài sản cho người, cơ quan tổ chức được hưởng; nơi có tài sản đó, nếu trong di chúc có giao nghĩa vụ thì phải nêu rõ giao cho ai và nghĩa vụ gì. Trong bản di chúc phải có chữ ký hoặc điểm chỉ của người lập di chúc.

- Trong quy định tại pháp lệnh 1990 đã có sự phân loại các loại di chúc viết và trình tự thủ tục đối với mỗi loại thể hiện như sau:

Di chúc viết được cơ quan công chứng hoặc Ủy ban nhân dân chứng thực. Người lập di chúc có thể yêu cầu cơ quan công chứng hoặc Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn chứng thực bản di chúc, người lập di chúc có thể viết hoặc nhờ người khác viết nhưng người lập di chúc phải ký tên hoặc điểm chỉ trước mặt người có trách nhiệm chứng thực của cơ quan công chứng hoặc Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn. Trong trường hợp người lập di chúc không đọc di chúc, không ký hoặc điểm chỉ được thì phải nhờ người chứng kiến, người chứng kiến phải đọc bản di chúc cho người lập di chúc nghe và ký vào bản di chúc trước mặt người có trách nhiệm chứng thực của cơ quan công

chứng hoặc Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn, người có trách nhiệm chứng nhận hoặc chứng thực trước mặt người lập di chúc và người làm chứng.

Di chúc viết được cơ quan đại diện ngoại giao hoặc lãnh sự của Việt nam ở nước ngoài chứng thực

Di chúc viết có giá trị như di chúc được chứng thực bao gồm có: Di chúc của quân nhân có xác nhận của thủ trưởng đơn vị từ cấp đại đội hoặc tương đương trở lên trong trường hợp không thể yêu cầu cơ quan công chứng hoặc Ủy ban nhân dân chứng thực được; Di chúc của người đang đi trên tàu biển, máy bay có xác nhận của người chỉ huy phương tiện đó; Di chúc của người đang điều trị tại cơ sở chữa bệnh, cơ sở điều dưỡng có xác nhận của người điều trách cơ sở đó; Di chúc của người đang làm công việc khảo sát thăm dò, nghiên cứu ở vùng rừng núi, hải đảo có xác nhận của người phụ trách đơn vị đó; Di chúc của người đang bị tạm giam, đang chấp hành hình phạt tù, đang cải tạo ở trại cải tạo có xác nhận của người phụ trách cơ sở giam giữ, cải tạo đó.

Di chúc viết không có chứng thực xác nhận: sẽ được coi là hợp pháp nếu đúng do người để lại di sản tự lập trong khi minh mẫn, không bị lừa dối và không trái với quy định của pháp luật

- Di chúc miệng được lập với các yêu cầu sau:

Thứ nhất: trường hợp tính mạng bị đe dọa nghiêm trọng mà không thể

lập di chúc viết được

Thứ hai: người để lại di sản lập di chúc trong tình trạng minh mẫn,

không bị lừa dối, không trái với quy định của pháp luật

Thứ ba: sau ba tháng kể từ ngày lập di chúc miệng mà người lập di

chúc còn sống và minh mẫn thì di chúc miệng đó bị hủy bỏ.

Như vậy theo quy định về hình thức di chúc miệng tại pháp lệnh thừa kế 1990 ta nhận thấy đã có những quy định cụ thể, rõ ràng và chặt chẽ hơn

tuy nhiên so với thông tư 81 thì quy định di chúc miệng yêu cầu có người làm chứng đã bị hủy bỏ tại pháp lệnh thừa kế.

1.3.4.3. Hình thức di chúc được quy định trong Bộ Luật Dân Sự năm 1995

Theo Hiến pháp năm 1992, quyền kinh doanh và quyền sở hữu tài sản của cá nhân đã được mở rộng. Sau khi ban hành Hiến pháp 1992, nhiều đạo luật đã được sửa đổi, bổ sung và xây dựng mới, trong đó có BLDS được ban hành 1995. Phần thứ tư – Thừa kế của BLDS đã pháp điển hóa đầy đủ Pháp lệnh thừa kế năm 1990 và có những điểm tiến bộ nhất định

Bộ luật dân sự 1995 đã xây quy định cụ thể hình thức của di chúc trong một Điều luật, (theo điều 652, Bộ luật dân sự 1995) thì hình thức của di chúc bao gồm: di chúc bằng văn bản và di chúc miệng đồng thời cũng quy định thêm người thuộc dân tộc thiểu số có quyền lập di chúc bằng chữ viết và tiếng nói của dân tộc mình. Như vậy với quy định trên thể hiện sự quan tâm của Đảng và Nhà nước đối với đồng bào dân tộc ít người đồng thời đảm bảo quyền công dân được thực hiện mà không có sự phân biệt đối xử.

- Đối với các loại di chúc bằng văn bản: trên cơ sở những quy định tại pháp lệnh 1990, Bộ luật dân sự 1995 đã kế thừa, sửa đổi và bổ sung thêm như sau:

+ Di chúc bằng văn bản không có người làm chứng: yêu cầu phải tự tay người lập di chúc viết và ký vào bản di chúc với đầy đủ nội dung mà pháp luật quy định

+ Di chúc bằng văn bản có người làm chứng: người lập di chúc không thể viết di chúc thì nhờ người viết hộ nhưng phải có ít nhất hai người làm chứng, người lập di chúc ký tên hoặc điểm chỉ vào di chúc trước mặt những người làm chứng và những người làm chứng cũng phải ký hoặc điểm chỉ vào bản di chúc để xác nhận chữ ký, điểm chỉ của người lập di chúc.

+ Di chúc bằng văn bản có chứng thực của Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn.

+ Di chúc bằng văn bản có chứng nhận của công chứng nhà nước

Về thủ tục lập di chúc tại công chứng Nhà nước hoặc Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn tại BLDS 1995 về cơ bản là giống như Pháp lệnh thừa kế 1990.

+ Di chúc bằng văn bản có giá trị như di chúc được chứng nhận, chứng thực.

Các trường hợp di chúc bằng văn bản có có giá trị như di chúc được chứng nhận, chứng thực tại Bộ luật dân sự 1995 vẫn giữ nguyên so với quy định tại Pháp lệnh thừa kế năm 1990 tuy nhiên cũng có sự thay đổi như sau:

Di chúc của công dân Việt Nam đang ở nước ngoài có chứng nhận của cơ quan lãnh sự, đại diện ngoại giao Việt nam ở nước đó. Như ta thấy bản di chúc lập trong trường hợp này trước kia theo quy định của Pháp lệnh thừa kế năm 1990 thì nó được quy định riêng tại một điều luật và là một loại của di chúc bằng văn bản nhưng nay theo quy định của Bộ luật dân sự 1995 nó đã được liệt kê vào loại Di chúc bằng văn bản có giá trị như di chúc được chứng nhận, chứng thực

- Di chúc miệng: điều kiện để lập di chúc và di chúc bị hủy bỏ về cơ bản là giống so với pháp lệnh thừa kế năm 1990. Nhưng tại Bộ luật dân sự 1995 còn quy định rõ ràng hơn về nguyên nhân đe dọa đến tính mạng mà một cá nhân không thể lập di chúc bằng văn bản được đó là do bệnh tật hoặc các nguyên nhân khác.

Ngoài ra theo Bộ luật dân sự 1995 thì trong thủ tục lập di chúc miệng đòi hỏi ý chí của người để lại di chúc phải thể hiện trước mặt người làm chứng đây là một quy định giống so với Thông tư 81 và khác biệt so với Pháp lệnh thừa kế năm 1990 tuy nhiên đã có sự thay đổi. So với Thông tư 81 chỉ yêu cầu có người làm chứng cho di chúc miệng mà không yêu cầu số lượng người làm chứng trong khi theo quy định tại BLDS 1995 thì đòi hỏi số lượng người làm chứng ít nhất phải là hai người làm chứng.

Từ ba văn bản quy phạm pháp luật trên, ta thấy rằng Bộ luật dân sự 1995 đã có những quy định hoàn thiện hơn về điều kiện lập di chúc miệng. Qua đó cho chúng ta thấy được sự tiến bộ về mặt lập pháp chúng ta. Mặt khác quy định của Bộ luật dân sự 1995 đã có phàn nào đáp ứng nhu cầu thiết thực của xã hôi.

1.3.4.4. Hình thức của di chúc theo quy định BLDS 2005

Nhìn chung sau mười năm thực hiện BLDS 1995 đã điều chỉnh các quan hệ dân sự trong nền kinh tế thị trường, góp phần phát triển và ổn định kinh tế- xã hội của đất nước. Tuy nhiên do nền kinh tế thị trường phát triển, các giao lưu dân sự trong đó có các quan hệ thừa kế cũng rất đa dạng và ngày càng phức tạp. Ngày 14/6/2005 tại kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XI đã sửa đổi bổ sung BLDS 1995 với sự ra đời của Bộ luật dân sự 2005 quy định về hình thức của di chúc cũng được sửa đổi bổ sung như sau:

Về hình thức vẫn giữ nguyên như BLDS 1995 bao gồm có di chúc bằng văn bản và di chúc miệng.

- Di chúc bằng văn bản vẫn giữ nguyên các loại như BLDS 1995 tuy nhiên có sự sửa đổi thể hiện di chúc bằng văn bản có công chứng mà không phải là cơ quan Công chứng nhà nước như trong BLDS 1995. Bởi vì khi ban hành BLDS 2005 đã có Luật Công chứng qui định Văn phòng công chứng và Phòng công chứng, do đó BLDS 2005 sửa đổi cho phù hợp Luật Công chứng..

- Di chúc miệng: về thủ tục lập di chúc miệng cũng được quy định như tại BLDS 1995 tuy nhiên BLDS 2005 đã có sự bổ sung để tăng cường tính xác thực cho bản di chúc là yêu cầu trong thời hạn năm ngày kể từ ngày người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng thì di chúc phải được công chứng hoặc chứng thực.

Việc Bộ luật dân sự 2005 ra đời là một tất yếu trước sự phát triển xã hội, Bộ luật dân sự 1995 cơ bản là hoàn thiện. Tuy nhiên không phải là một cách tuyệt đối, đặc biệt liên quan đến điều kiện có hiệu lực di chúc miệng thì cò một

số vấn đề không phù hợp với thực tế,dẩn nhưỡng bất trong việc áp dụng pháp luật để giải quyết. Từ đó Bộ luật dân sự 2005 đã có những bổ sung thiết thực hoàn thiện điều kiện có hiệu lực di chúc miệng. Bổ sung đố chính là việc đã quy định mốc thời gian người làm chứng đi công chứng, chứng thực di chúc, quy định trên góp phần hoàn thiện Bộ luật dân sự 2005, giải quyết những vướng mắc, bất cập trong việc quy định về điều kiện có hiệu lực di chúc miệng.

Một phần của tài liệu Điều kiện có hiệu lực của di chúc miệng theo quy định của Bộ luật dân sự Việt Nam (Trang 25)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)