Quy định về hình thức của di chúc theo Bộ luật dân sự của nước

Một phần của tài liệu Điều kiện có hiệu lực của di chúc miệng theo quy định của Bộ luật dân sự Việt Nam (Trang 32)

6. Kết cấu của luận văn

1.4.1.Quy định về hình thức của di chúc theo Bộ luật dân sự của nước

nƣớc cộng hòa Pháp

Bộ luật Dân sự Pháp (hay còn được gọi là Bộ luật Napoleon) quy định rất chi tiết về hình thức di chúc, từ Điều 967 đến Điều 1001. Hình thức di chúc bao gồm 3 dạng: di chúc viết tay, công chứng thư và di chúc bí mật (Điều 969)

- Di chúc viết tay chỉ có giá trị nếu người lập di chúc tự mình viết toàn bộ phần nội dung, đề ngày, tháng,năm và ký tên. Di chúc này không bắt buộc về hình thức trình bày (Điều 970)

- Công chứng thư phải do 2 công chứng viên hoặc 1 công chứng viên và 2 người làm chứng thừa nhận. Người lập di chúc đọc cho công chứng viên viết tay, hoặc giao cho người khác viết tay, hoặc đánh máy chữ. Sau khi viết xong thì phải đọc lại cho người lập di chúc nghe (Điều 972). Sau đó người lập di chúc ký tên trước mặt công chứng viên và người làm chứng (Điều 973). Cuối cùng, công chứng viên và người làm chứng phải ký vào văn bản (Điều 974). Chỉ khi nào tuân thủ các điều kiện cũng như các thủ tục nêu trên thì một di chúc dưới dạng công chứng thư có hiệu lực.

- Di chúc bí mật là di chúc mà tờ giấy ghi nội dung di chúc hoặc tờ giấy làm phong bì (nếu có) phải được dán kín, đóng dấu và niêm phong. Người lập

di chúc đưa bản di chúc đã được dán kín, đóng dấu và niêm phong của mình cho công chứng viên và hai người làm chứng; hoặc dán kín, đóng dấu và niêm phong ngay trước mặt họ; và tuyên bố rằng nội dung ghi trong tờ giấy là di chúc của mình, do tự mình viết hoặc nhờ người khác viết nhưng đã được mình kiểm tra nội dung di chúc.

Trong mọi trường hợp, người lập di chúc đều phải chỉ rõ lối chữ đã được dùng, là viết tay hay đánh máy. Sau đó công chứng viên sẽ viết bản chứng nhận ghi rõ ngày, tháng, năm, nơi lập và mô tả rõ phong bì và con dấu cùng tất cả các thể thức trên đây. Cuối cùng, người lập di chúc, công chứng viên và người làm chứng cùng ký vào bản chứng nhận. Nếu một di chúc bí mật không tuân thủ đầy đủ các thể thức trên thì nó không phải là di chúc bí mật, nhưng nếu vẫn thõa mãn điều kiện của di chúc viết tay thì nó vẫn được công nhận là di chúc viết tay.

Ngoài ra, nhà làm luật còn dự liệu một số trường hợp đặc biệt về hình thức di chúc, như di chúc của quân nhân, lính thủy và nhân viên quốc phòng, của người bị ốm hoặc bị thương đang được điều trị trong bệnh viện hoặc các cơ sở quân y... Trong những trường hợp này, Cấp chỉ huy hoặc y sĩ trưởng có thể là người chứng nhận cho bản di chúc (Điều 981, 982). Trong mọi trường hợp, di chúc miệng đều không được công nhận ("Nuncupative wills are not recognized") [28]

Một phần của tài liệu Điều kiện có hiệu lực của di chúc miệng theo quy định của Bộ luật dân sự Việt Nam (Trang 32)