6. Kết cấu của luận văn
1.4.4. Quy định về hình thức di chúc theo pháp luật Hoa Kỳ
Luật pháp Hoa Kỳ không có những quy định chung thống nhất trên phạm vi toàn liên bang điều chỉnh về hình thức di chúc, mà ở mỗi tiểu bang lại có sự quy định khác nhau về vấn đề này.
Điều 29-1-5-2 Bộ luật Bang Indiana ghi nhận: " Mọi di chúc, trừ chúc ngôn, đều phải được trình bày dưới dạng văn bản ", tức là người Indiana thừa
nhận chúc ngôn là một hình thức di chúc hợp pháp; pháp luật bang Texas quy định khá chi tiết về trường hợp này là: " Không một chúc ngôn nào có hiệu lực,
trừ khi nó được làm ra trong thời điểm ốm yếu của bệnh tật, tại nhà của người đó, hay tại nơi mà người đó đang ở trước đó trong vòng 10 ngày ... với sự chứng kiến của 3 nhân chứng, với 1 trong số họ là người chép lại nội dung di chúc đó ", trong khi đó luật Bang Montana lại khẳng định dứt khoát: di chúc
phải ở dưới dạng văn bản (Điều 72-2-522 Bộ luật bang Montana, điểm (a)). Về chúc thư ở mỗi Bang cũng có sự khác biệt. Nếu như ở đa số các Bang, một bản di chúc hợp pháp yêu cầu phải có ít nhất hai người làm chứng, thì riêng tại bang Vermont thì phải có ít nhất ba người. Nếu như Bang Louisiana yêu cầu rằng người lập di chúc phải kí vào tất cả các trang của di chúc, và quá trình thực hiện bản di chúc của người lập di chúc phải được giám sát bởi một công chứng viên thì luật pháp Bang Pennsylvania không đòi hỏi
bản di chúc phải được công chứng, mà chỉ cần có 2 người đứng ra làm chứng cho bản di chúc này.
Nếu như ở đa số các Bang hình thức di chúc dưới dạng tự bút được công nhận phổ biến, nhưng ở một số bang khác lại chỉ chấp nhận hình thức này cho một số cá nhân, như quân nhân, thủy thủ...
Nói tóm lại, trong hệ thống pháp luật Hoa Kỳ tồn tại những hình thức di chúc như sau:
- Di chúc tự bút, do người lập di chúc viết tay hoàn toàn, từ nội dung di chúc tới điền ngày, tháng, năm và ký tên. Di chúc này được công nhận khi xác định được chữ viết trong di chúc thực sự là chữ của người lập di chúc.
- Di chúc đánh máy, thông thường là các biếu mẫu di chúc do các chính quyền bang phát, hoặc là các di chúc do luật sư soạn thảo. Loại di chúc này thường chỉ cần người lập di chúc điền ngày, tháng, năm lập di chúc và ký tên. Di chúc có hiệu lực khi có ít nhất 2 người làm chứng hoặc được cơ quan nhà nước có thẩm quyền làm chứng.
- Di chúc miệng, thường chỉ được áp dụng khi người lập di chúc không thể thực hiện được các hình thức khác, hoặc chỉ được công nhận đối với một số cá nhân nhất định.
- Di chúc phi văn bản khác, loại này thường là các băng đĩa ghi âm, ghi hình. Trên lý thuyết phần lớn bộ luật các bang đều không thừa nhận đây là một hình thức di chúc, nhưng trong thực tế xét xử, các tòa án vẫn coi đây là một di chúc đặc biệt, chỉ cần nó thỏa mãn được các điều kiện: nội dung có liên quan trực tiếp đến sự việc; di chúc được làm với tình trạng đầy đủ sức khỏe và minh mẫn tình thần của người lập di chúc, thể hiện được ý chí cá nhân của người lập di chúc, và được tòa án xác nhận là hoàn toàn phù hợp
Từ các quy định về hình thức di chúc của của các nước như đã trình bày ở trên, có một số nhận xét sau đây:
Thứ nhất, Phần lớn các quốc gia đều thừa nhận có hai hình thức di chúc chủ yếu, hình thức di chúc văn bản và hình thức di chúc bằng lời nói.
Qua thực tế quốc sống không phải lúc nào người ta có thể để lại di chúc bằng văn bản. Có thể vì lý do trình độ học vấn, có thể do yếu tố thể chất,sức khỏe,...và chủ yếu là do yếu tố bất ngờ, cấp thiết (lâm bệnh nặng, bị thương nặng, tính mạng nguy kịch...) chính những nguyên nhân như vậy đã buộc nhà làm luật chấp nhận cho di chúc bằng lời nói là một hình thức di chúc, song song với hình thức di chúc bằng văn bản.
Thứ hai, Cũng xuất phát những yếu tố khó khăn như đã kể trên, luật của các quốc gia đều có quy định đều có quy định các trường hợp lập di chúc bằng văn bản mà không cần có người làm chứng, hoặc không cần có sự chứng nhận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Thông thường, yêu cầu quan trọng nhất của chúc thư trong mọi hệ thống pháp luật điều phải tuân thủ ba nguyên tắc: người lập di chúc phải có năng lực chủ thể, tức là hải đạt đến độ tuổi nhất định, có khả năng nhận thức làm chủ hành vi của mình, người lập di chúc hoàn toàn tự nguyện, không chịu sự tác động bất kỳ người nào, không bị lừa dối, đe dọa hay cưỡng ép; nội dung di chúc không được trái lại các quy định pháp luật, không trái đạo đức xã hội.
Tuy nhiên, giữa các quốc gia có những sự khá biệt tương đối trong các quy định về hình thức di chúc
- Luật của Pháp không công nhận hình thức di chúc bằng lời nói, không giống với pháp luật của Nhật, Thái Lan hay pháp luật một vài bang ở Hoa Kỳ. Pháp luật ở những nước này thừa nhận hình thức di chúc bằng lời nói (bằng miệng) tuy nhiên ở mỗi quốc gia khác nhau thi có những quy định về điều kiện một người để lại di chúc miệng khác nhau, điều kiện di chúc miệng được coi là hợp pháp cũng khác nhau. Xem xét trong bối cảnh nước ta hiện nay, có thể nhận thấy yêu cầu phải công nhận hình thức di chúc miệng, bởi nó đáp
ứng yêu cầu rất phức tạp của đời sống xã hội, ngoài ra phù hợp với suy nghỉ người dân, với phong tục người dân trước lúc chết thường “trăn trối”.
- Chúc thư bí mật được một số nước công nhận còn đối Việt Nam thi không công nhận. Xét trong bối cảnh nước ta thi không cần phai công nhận di chúc bí mật bởi nó không phù hợp với phong tục tập quán người dân.
- Di chúc phi văn bản khác, đối với hình thức di chúc này một số nước trên thế giới đã ghi nhận. Tuy nhiên theo pháp luật Việt Nam thì hình thức di chúc này chưa được công nhận trong văn bản pháp luật.
Kết luận chƣơng 1
Thừa kế theo di chúc là một trong hai hình thức thừa kế được pháp luật quy định. Thừa kế theo di chúc là việc dịch chuyển di sản của một người đã chết cho người khác theo sự định đoạt ý chí của người để lại di sản khi còn sống. Trong những trường hợp cụ thể, quyền định đoạt của người lập di chúc được pháp luật thừa nhận toàn bộ, nhưng trong một số trường hợp khác thì quyền tự định đoạt của người lập di chúc lại bị hạn chế. Di chúc là giao dịch dân sự một bên, do vậy di chúc cũng cần phải thỏa mãn các điều kiện có hiệu lực của di chúc.
Theo tiến trình phát triển của pháp luật thừa kế, các điều kiện có hiệu lực của di chúc trong mỗi thời kỳ cũng được quy định khác nhau. Nhưng nhìn chung, pháp luật của Nhà nước ta luôn nhằm bảo vệ những quyền dân sự hợp pháp của cá nhân, trong đó có quyền lập di chúc và quyền này ngày càng được pháp luật quy định cụ thể hơn.
Với sự ra đời của Bộ luật dân sự năm 1995, các quy định pháp luật về điều kiện có hiệu lực của di chúc nói riêng và pháp luật về thừa kế nói chung đã được quy định một cách hệ thống. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện, Bộ luật dân sự năm 1995 đã phát sinh những hạn chế nhất định, đòi hỏi phải có
sự khắc phục kịp thời. Tại kỳ họp thứ 7 Quốc hội khóa VI, từ ngày 5-5-2005 đến ngày 14-6-2005, Quốc hội nước ta đã thông qua Bộ luật dân sự năm 2005. Bộ luật dân sự năm 2005 đã có những tiến bộ hơn so với Bộ luật dân sự năm 1995 trong việc quy định về thừa kế nói chung và các điều kiện có hiệu lực của di chúc miệng nói riêng.
Chương 2
CÁC ĐIỀU KIỆN CÓ HIỆU LỰC CỦA DI CHÚC 2.1. NGƯỜI LẬP DI CHÚC
Theo quy định của Bộ luật dân sự năm 1995 và Bộ luật dân sự năm 2005 thì người lập di chúc phải đáp ứng được những điều kiện nhất định thì di chúc mới có hiệu lực. Người lập di chúc phải đảm bảo được những điều kiện sau đây:
Điều 650 Bộ luật dân sự năm 1995 (Điều 647 Bộ luật dân sự năm 2005) quy định về người lập di chúc:
1- Người đã thành niên có quyền lập di chúc, trừ trường hợp người đó bị bệnh tâm thần hoặc mắc các bệnh khác mà không thể nhận thức và làm chủ được hành vi của mình.
2- Người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi có thể lập di chúc, nếu được cha, mẹ hoặc người giám hộ đồng ý.
Như vậy, pháp luật dân sự đã quy định cụ thể về người được lập di chúc. Theo quy định tại các điều luật trên có thể nhận thấy hai yêu cầu về người lập di chúc, đó là:
- Yêu cầu về độ tuổi của người lập di chúc. - Yêu cầu về nhận thức của người lập di chúc.
2.1.1. Yêu cầu về độ tuổi của ngƣời lập di chúc
Pháp luật dân sự quy định chỉ người thành niên mới có quyền lập di chúc, còn người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi muốn lập di chúc phải được sự đồng ý của cha, mẹ hoặc người giám hộ của người đó.
Có quy định trên bởi vì chỉ khi đạt đến một độ tuổi nhất định thì con người mới có đủ nhận thức để điều chỉnh hành vi của mình.
Đối với những người đã thành niên, nhưng bị mắc bệnh tâm thần hoặc mắc các bệnh khác mà không thể nhận thức và làm chủ được hành vi của
mình thì những người đó không có quyền lập di chúc. Trong trường hợp những người này lập di chúc, thì di chúc đó vô hiệu.
Như vậy, những người thành niên bị mất quyền lập di chúc khi họ là người: - Mắc bệnh tâm thần hoặc mắc các bệnh khác;
- Không thể nhận thức được hành vi của mình; - Không thể là chủ được hành vi của mình;
Pháp luật dân sự của Nhà nước ta cũng quy định người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi có thể lập di chúc, nếu được cha, mẹ hoặc người giám hộ đồng ý (khoản 2 Điều 647). Như vậy, theo quy định này thì người từ chưa đủ 15 đến 18 tuổi có thể lập di chúc miệng nếu cha, mẹ hoặc người giám hộ đồng ý. Tuy nhiên, pháp luật không quy định về thủ tục riêng lập di chúc miệng trong trường hợp này. Bàn về quy định này còn có những ý kiến khác nhau do chưa có sự hướng dẫn của cơ quan nhà nước có thẩm quyền: - Cha, mẹ hoặc người giám hộ đồng ý là đồng ý về việc cho phép người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi để lại di chúc miệng hay là đồng ý về nội dung di chúc?
- Sự đồng ý của cha hoặc mẹ hay là cả cha và mẹ. Trường hợp nào thì cần đến sự đồng ý của người giám hộ?
Về vấn đề thứ nhất, chúng tôi cho rằng chỉ là việc đồng ý cho phép người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi để lại di chúc miệng vì nếu hiểu là đồng ý với nội dung di chúc thì vô hình chung pháp luật đã can thiệp đến quyền tự định đoạt, đến ý chí tự nguyện của để lại di chúc miệng, trong khi ý chí tự nguyện là một trong những điều kiện để di chúc được coi là hợp pháp. Như chúng ta đã biết về pháp luật quy định về điều kiện cho việc để lại di chúc bằng miệng là: “Trong trường hợp một người bị cái chết đe dọa do bệnh tật hoặc các nguyên nhân khác mà không thể lập di chúc bằng văn bản, thì có thể lập di chúc miệng. “Do đó cha mẹ không thể có thời gian, suy
nghỉ để đồng ý về mặt nội dung mà chỉ đồng ý cho để lại di chúc miệng.
Về vấn đề thứ hai, căn cứ vào cách hành văn của điều luật thì chỉ cần một trong hai người là cha hoặc mẹ đồng ý là đủ, mà không cần thiết phải được sự đồng ý của hai người. Pháp luật dân sự cũng đã quy định rõ ràng về việc giám hộ tại Mục 5 Chương II, Phần thứ nhất Bộ luật dân sự 1995 và Mục 4 Chương III Bộ luật dân sự 2005. Giám hộ là việc cá nhân, tổ chức hoặc cơ quan nhà nước (gọi là người giám hộ) được pháp luật quy định hoặc được cử để thực hiện việc chăm sóc và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người chưa thành niên, người bị bệnh tâm thần hoặc mắc các bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi của mình (gọi là người được giám hộ). Trong quan hệ pháp luật thừa kế theo di chúc, thì người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi chỉ có quyền lập di chúc khi được sự đồng ý của người giám hộ trong trường hợp người chưa thành niên này không còn cha, mẹ hoặc không xác định được cha, mẹ hoặc cha và mẹ đều mất năng lực hành vi dân sự, bị hạn chế năng lực hành vi dân sự, bị Tòa án hạn chế quyền của cha, mẹ hoặc còn cha, mẹ nhưng cha, mẹ không có điều kiện chăm sóc, giáo dục người chưa thành niên đó và nếu cha, mẹ có yêu cầu.
Một vấn đề cần đặt ra khi nghiên cứu về sự đồng ý của cha, mẹ hoặc người giám hộ đối với việc để lại di chúc miệng của người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi, đó là: Sự đồng ý này phải được thể hiện dưới hình thức như thế nào? Có bắt buộc việc đồng ý phải được thể hiện bằng văn bản riêng hay chỉ cần xác nhận vào di chúc, hay chỉ cần bằng miệng? Sự đồng ý đó có cần phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận hay không? Sự đồng ý được thể hiện trước hay sau khi người chưa thành niên lập di chúc?... Đây cũng là vấn đề cần có những văn bản pháp luật hướng dẩn cụ thể.
Theo khoản 5 Điều 652 thì di chúc miệng phải có hai người làm chứng và một người ghi lại nội dung di chúc, sau đó hai người cùng ký vào di
chúc...Nếu văn bản ghi nội dung di chúc trên không có sự đồng ý của cha, me. hoặc người giám hộ thì di chúc sẽ vô hiệu. Vì vậy văn bản ghi nội dung di chúc miệng cần phải có xác nhận của cha, mẹ hoặc người làm chứng ngay sau khi văn bản ghi nội dung di chúc được hoàn thành. Đồng ý về mặt hình thức, cho nên sự đồng ý thông qua chữ ký của cha hoặc mẹ trong văn bản di chúc miệng. Đây là vấn đề cần phải được làm rỏ.
2.1.2. Yêu cầu về nhận thức
Kết quả nghiên cứu về y học cho thấy độ tuổi và nhận thức có quan hệ mật thiết với nhau. Con người chỉ khi đạt đến một độ tuổi nhất định thì mới có đủ nhận thức để điều chỉnh được hành vi dân sự của mình (trong đó có hành vi lập di chúc), trừ trường hợp người đó bị bệnh tâm thần hoặc các bệnh khác mà không thể nhận thức và làm chủ được hành vi của mình. Pháp luật dân sự nước ta quy định người từ đủ mười tám tuổi trở lên là người thành niên. Người thành niên có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, trừ trường hợp họ mất năng lực hành vi dân sự hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự. Vì vậy, độ tuổi và khả năng nhận thức là hai tiêu chí để xác định năng lực hành vi dân