Nguyên nhân những tồn tại về QLNN về đất đai của Thành phố Hà Tĩnh

Một phần của tài liệu Hiệu quả công tác quản lý Nhà nước về đất đai trên địa bàn thành phố Hà Tĩnh, tỉnh Hà Tĩnh (Trang 90)

Tĩnh

Thứ nhất, chính sách đất đai thay đổi qua nhiều thời kỳ, việc quản lý đất đai theo cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa trong điều kiện đất đai thuộc sở hữu toàn dân, Nhà nước là đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý nhưng lại trao cho người sử dụng đất nhiều quyền, quyền sử dụng đất là hàng hóa đặc biệt cũng đặt ra nhiều vấn đề mới, trong khi chúng ta còn thiếu kinh nghiệm. Mặt khác, công tác nghiên cứu, tổng kết thực tiễn để làm rõ cơ sở lý luận còn hạn chế, chưa kịp thời.

Thứ hai, tổ chức bộ máy thiếu ổn định và chưa hoàn thiện; chức năng nhiệm vụ quá nhiều trong khi số lượng cán bộ thiếu, năng lực yếu (nhất là ở cấp xã), sự tham gia của các thành phần kinh tế vào việc cung cấp các dịch vụ đất đai còn hạn chế; Ở thành phố có các lĩnh vực mới (khoáng sản, môi trường, nước và khí tượng thuỷ văn) do không có người nên cán bộ quản lý đất đai phải kiêm nhiệm hoặc chuyển hẳn sang phụ trách. Đối với cấp xã, chỉ có 1 công chức địa chính - xây dựng, nhưng có đủ các nhiệm vụ thuộc lĩnh vực mới trên cùng với lĩnh vực xây dựng, có xã còn kiêm luôn cả giao thông và thuỷ lợi. Việc bổ sung thêm nhiều chức năng nhiệm vụ nhưng nhân lực, khối lượng công việc quá nhiều không được bổ sung tương xứng do số lượng cán bộ bị khống chế bởi số lượng biên chế, điều đó làm ảnh hưởng rất lớn đến thực hiện nhiệm vụ quản lý đất đai.

Về chất lượng cán bộ, năng lực chuyên môn của cán bộ ở các phường xã còn yếu, chưa đáp ứng yêu cầu công việc trong giai đoạn hiện nay. Bên cạnh đó, một bộ phận không ít cán bộ còn có biểu hiện tiêu cực, nhũng nhiễu, cố tình sai phạm trong quản lý đất đai để trục lợi, đang làm méo mó các quan hệ về đất đai và gây bức xúc trong xã hội. Bên cạnh đó, chế độ lương thưởng chưa thực sự là công cụ khuyến khích công chức nhiệt tình làm việc

Thứ ba, pháp luật về đất đai còn một số nội dung chưa đủ rõ, chưa phù hợp; các văn bản quy phạm pháp luật về đất đai được ban hành nhiều nhưng còn thiếu đồng bộ, có mặt còn chồng chéo, mâu thuẫn, thiếu thống nhất giữa pháp luật đất đai với các pháp luật khác. Trong những năm qua, Luật Đất đai đã qua 3 lần ban hành mới và nhiều lần sửa đổi, đi theo đó là hàng ngàn văn bản pháp quy được ban hành, đây là lĩnh vực đứng đầu về mức độ thay đổi chính sách. Việc thay đổi liên tục về chính sách đã gây khó khăn trong thực thi và gây bất ổn xã hội, thể hiện: một là, các văn bản ban hành liên tục với khối lượng đồ sộ đó làm cho ngay cả cán bộ chuyên môn cũng không nắm bắt kịp chứ chưa nói đến hiểu biết pháp luật của người dân; hai là, việc thực thi Luật ở cơ sở bao giờ cũng có độ trễ, do việc chậm ban hành các văn bản dưới luật, thêm vào đó là tâm lý cấp dưới chờ văn bản của cấp trên (kể cả trong trường hợp Luật đó quy định cụ thể, có thể áp dụng ngay), vì vậy Luật sửa đổi nhiều thì thời gian lãng phí cũng lớn; ba là, việc thay đổi chính sách dễ tạo ra sự bất công bằng trong xã hội (xử lý các tồn tại về đất đai trong thời gian qua có xu hướng là người không chấp hành pháp luật thì thường có lợi hơn), là nguyên nhân dẫn đến khiếu kiện và tạo ra hiệu ứng “nhờn” luật pháp.

Thủ tục hành chính còn rườm rà, QLNN về đất đai luôn đi kèm là các quyết định cấp GCN QSDĐ, quyết định thu hồi đất, giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích SDĐ, gia hạn SDĐ, quyết định xử phạt hành chính, giải quyết tranh chấp, thừa kế, thế chấp..., cơ chế giám sát nhằm bảo đảm các quyết định này phải đúng thẩm quyền, phù hợp quy hoạch, đúng mục đích sử dụng, đúng đối tượng SDĐ, các quy định về môi trường, về giá cả còn thiếu chặt chẽ dễ tạo điều kiện cho tham nhũng hoặc lãng phí. Hậu quả là quyền lợi từ đất đai được phân chia trái pháp luật, gây thất thoát cho Nhà nước, tạo lợi ích cho người ra quyết định và những người thân quen được hưởng lợi từ các quyết định hành chính này.

Thứ tư, việc tổ chức thực thi luật tại địa phương chưa tốt. Các quy định của nhà nước về thủ tục hành chính đã phức tạp, rườm rà, nhưng khi về thực hiện tại địa phương lại còn rườm rà hơn nữa. Tại phòng TN&MT, các phòng chuyên môn vẫn đang thực hiện quy trình hồ sơ theo Luật Đất đai 2003 trong việc giao đất, cho thuê đất đối với tổ chức. Bên cạnh đó, sự phối hợp giữa các cấp, các ngành còn kém, chưa thực hiện theo quy trình luân chuyển hồ sơ khi giải quyết các thủ tục hành chính về đất đai. Vẫn còn nhiều ý kiến và con dấu của các cấp, các ngành trong hồ sơ xin giao đất.

Công tác tuyên truyền phổ biến pháp luật chưa thực sự tốt, chưa phát huy hết tinh thần làm chủ cũng như sức mạnh khối đại đoàn kết của các tổ chức như: Mặt trận tổ quốc, công đoàn, phụ nữ, đoàn thanh niên... cũng như đông đảo quần chúng nhân dân, DN tham gia vào quá trình xây dựng quy hoạch, kế hoạch QLĐĐ và giám sát thực hiện QLNN về đất đai. Công tác thông tin tuyên truyền, giáo dục pháp luật còn hình thức, công khai quy hoạch, lấy ý kiến đóng góp của người dân, DN còn mang tính hình thức đối phó.

Thứ năm, các điều kiện vật chất kỹ thuật cần thiết phục vụ cho công tác quản lý đất đai chưa đảm bảo, các điều kiện về cơ sở vật chất kỹ thuật có ảnh hưởng quyết định đến hiệu quả quản lý. Các điều kiện đó bao gồm: các loại tài liệu bản đồ như bản đồ địa chính, bản đồ đất, bản đồ hiện trạng sử dụng đất, bản đồ quy hoạch sử dụng đất; các loại hồ sơ địa chính; hồ sơ pháp lý; các thiết bị công nghệ như máy tính, thiết bị đo đạc, các phần mềm chuyên dụng...

Giá đất do cơ quan nhà nước đưa ra chưa sát thực tế, dễ tạo điều kiện cho việc hưởng lợi từ cơ chế xin - cho. Hệ thống thuế hoạt động chưa hiệu quả, chưa thực sự phát huy tính điều tiết của công cụ tài chính trong QLNN đất đai. Cho nên, các loại hồ sơ tài liệu được thiết lập trong quá trình quản lý hoặc phải thiết lập để phục vụ quản lý còn thiếu rất nhiều.

Việc áp dụng công nghệ tin học trong quản lý còn rất thấp. Nếu có sự trợ giúp của công nghệ tin học sẽ làm cho khối lượng công việc của cán bộ

chuyên môn giảm đi đáng kể. Mặc dù thành phố đã xây dựng hệ thống mạng internet nhưng việc kết nối mạng trong ngành chưa làm được, việc trao đổi thông tin vẫn qua đường văn thư, chưa được mã hoá để quản lý bằng tin học mà vẫn quản lý bằng thủ công. Trong nhiều năm QLNN về đất đai của thành phố không có đầu tư nghiên cứu bằng các công trình, các đề tài khoa học, cũng như đánh giá tổng kết kinh nghiệm quản lý có sự tham gia của các nhà quản lý, nhà khoa học.

Một phần của tài liệu Hiệu quả công tác quản lý Nhà nước về đất đai trên địa bàn thành phố Hà Tĩnh, tỉnh Hà Tĩnh (Trang 90)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(110 trang)
w