Thực trạng công tác thực hiện các nghiệp vụ quản lý Nhà nước về đất đai của Thành

Một phần của tài liệu Hiệu quả công tác quản lý Nhà nước về đất đai trên địa bàn thành phố Hà Tĩnh, tỉnh Hà Tĩnh (Trang 68)

đai của Thành phố Hà Tĩnh

4.1.3.1 Công tác đo đạc và lập bản đồ, thống kê kiểm kê đất đai

* Công tác đo đạc và lập bản đồ địa chính

Từ năm 1991 đến nay, được sự quan tâm của UBND tỉnh Hà Tĩnh, thành phố Hà Tĩnh đã tổ chức đo đạc bản đồ địa chính trên địa giới hành chính của 16 xã, phường tài liệu đo vẽ được đưa vào sử dụng kịp thời phục vụ cho công việc quản lý sử dụng đất đai và phát triển kinh tế - xã hội của thành phố. Thực hiện quyết định 371/QĐ-UBND của UBND tỉnh Hà Tĩnh trên địa bàn thành phố đã đo bản đồ địa chính chính quy dạng giấy của tất cả các phường, xã như bảng 4.4.

Tuy nhiên, bộ tài liệu này đang được xây dựng theo quy trình cũ, công nghệ đo vẽ lạc hậu. Vì vậy, trên địa bàn thành phố hiện nay bản đồ địa chính chủ yếu là bằng giấy, chưa có bản độ dạng số.

Bảng 4.3 Bản đồ địa chính chính quy dạng giấy của các phường, xã thành phố Hà Tĩnh

STT Tên xã Số lượng

(tờ) Tỷ lệ

Diện tích

(ha) Năm đo

Mức biến động 1 P. Bắc Hà 3 1/1000 29.78 1995 > 50% 24 1/500 85.54 1995 > 50% 2 P. Nam Hà 29 1/500 109.46 1995 > 50% 3 P. Tân Giang 27 1/500 105.01 1995 > 50% 4 P. Trần Phú 39 1/500 146.81 1996 > 50% 5 Thạch Phú 17 1/500 16.97 1996 > 50% 6 1/2000 183.7 1996 > 50% 6 Thạch Bình 4 1/2000 370.9 1992 > 50% 7 Đại Nài 4 1/2000 424.66 1992 > 50% 8 Thạch Yên 3 1/2000 217.65 1992 > 50% 9 Thạch Hưng 8 1/2000 548.65 1993 > 50% 10 Thạch Đồng 7 1/2000 335.39 1993 > 50% 11 Thạch Môn 9 1/2000 551.92 1994 > 50% 12 Thạch Hạ 10 1/2000 768.44 1994 > 50% 13 Thạch Quý 12 1/1000 119.5 1994 > 50% 11 1/2000 302.29 1994 > 50% 14 Thạch Trung 14 1/2000 692.5 1995 > 50% 15 Thạch Linh 14 1/2000 645.28 1995 > 50% Tổng 241 5654.45

Thực hiện dự án đo đạc bản đồ, xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai toàn tỉnh, theo Báo cáo kết quả nhiệm vụ của Phòng Tài nguyên và môi trường, trong năm 2012, Thành phố đã hoàn thành việc đo đạc bản đồ địa chính số tại 02 đơn vị gồm: phường Đại Nài và xã Thạch Đồng, tiếp tục cho phép 03 đơn vị gồm: phường Nam Hà, phường Hà Huy Tập, phường Thạch Quý đo đạc bản đồ địa chính số. Đến nay xã Thạch Đồng đã được Sở Tài nguyên và Môi trường thẩm định bản đồ địa chính, đang tiến hành cấp GCN QSDĐ để hiệu chỉnh bản đồ địa chính chính quy. Phường Nam Hà đã lập xong dự toán đo vẽ được Sở Tài nguyên và Môi trường thẩm định, các phường, xã gồm: Phường Hà Huy Tập, phường Thạch Quý, xã Thạch Hạ đang trình Sở Tài nguyên và Môi trường thẩm định báo cáo, dự toán đo vẽ và cấp GCN QSDĐ. Tổng dự toán đo vẽ bản đồ và cấp GCN QSDĐ của 04 phường, xã trên khoảng: 6.680.000.000 đ.

Bản đồ địa chính ở mỗi phường, xã được in thành 5 bộ, các hồ sơ địa chính như: sổ mục kê, biên bản xác định ranh giới, hồ sơ kỹ thuật thửa đất, biên bản giao nhận diện tích... được in thành 4 bộ được lưu giữ tại các cơ quan chức năng và 1 bộ ở phường, xã.

Bản đồ địa chính là loại hồ sơ quan trọng nhất phục vụ công tác quản lý thường xuyên, thì hiện trạng hồ sơ địa chính mới chỉ mới phản ánh hiện trạng sử dụng đất, chưa có bản đồ sau cấp giấy vì vậy hồ sơ địa chính chưa thống nhất giữa bản đồ và các tài liệu khác. Việc sử dụng bản đồ địa chính chưa đạt hiệu quả cao do bản đồ không được chỉnh lý biến động thường xuyên, chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển mạnh mẽ trong giai đoạn hiện nay. Từ thực tiễn đó, đòi hỏi công tác lập bản đồ địa chính đối với đất đai của thành phố để đáp ứng cho công tác quản lý đất đai hiện nay là rất cấp bách.

* Thống kê, kiểm kê đất đai

Theo quy định tại Điều 53 của Luật đất đai năm 2003, thì việc thống kê đất đai được tiến hành một năm một lần, việc kiểm kê đất đai được tiến hành năm năm một lần và đơn vị thống kê, kiểm kê đất đai là xã, phường.

Từ khi có Luật đất đai năm 2003, công tác kiểm kê toàn diện về đất đai trên địa bàn thành phố Hà Tĩnh đã được tiến hành năm năm một lần vào các năm 2005, 2010. Đợt kiểm kê đất năm 2005 được thực hiện theo chỉ thị số 28/CT-TTg của Thủ tướng chính phủ về việc kiểm kê đất đai. Đợt kiểm kê đất năm 2010 được thực hiện theo chỉ thị số 618/CT-TTg về việc kiểm kê đất đai.

Bảng 4.4 Biến động diện tích đất theo mục đích sử dụng năm 2010 so với năm 2005 TT Chỉ tiêu Diện tích năm 2005 (ha) Diện tích năm 2010 (ha) So sánh tăng (+), giảm (-) Tổng diện tích tự nhiên 5632,64 5662,92 30,28 1 Đất nông nghiệp NNP 3337,64 3080,6 -257,04

1.1 Đất sản xuất nông nghiệp SXN 2977,69 2736,19 -241,5

1.2 Đất lâm nghiệp LNP 65,05 65,11 0,06

1.3 Đất nuôi trồng thuỷ sản NTS 285,62 279,3 -6,32

1.4 Đất làm muối LMU 9,24 -9,24

1.5 Đất nông nghiệp khác NKH 0,04 -0,04

2 Đất phi nông nghiệp PNN 1889,24 2206,63 317,39

2.1 Đất ở OTC 423,07 526,93 103,86

2.2 Đất chuyên dùng CDG 986,06 1212,09 226,03

2.3 Đất tôn giáo, tín ngưỡng TTN 14,9 15,92 1,02

2.4 Đất nghĩa trang, nghĩa địa NTD 71,82 68,19 -3,63

2.5 Đất sông suối và mặt nước SMN 391,75 383,48 -8,27

2.6 Đất phi nông nghiệp khác PNK 1,64 0,02 -1,62

3 Đất chưa sử dụng CSD 405,76 375,69 -30,07

( Nguồn: Phòng tài nguyên và môi trường TP. Hà Tĩnh)

Kết quả kiểm kê đất đai năm 2010 của thành phố Hà Tĩnh cho thấy: đất sản xuất nông nghiệp giảm 257,04ha; trong khi đất ở tăng 103,86 ha và đất chuyên dùng tăng 226,03 ha; đất chưa sử dụng giảm 30,07 ha do được đưa

vào khai thác, cải tạo và đưa vào sử dụng theo các mục đích khác nhau.

Diện tích đất tự nhiên của thành phố Hà Tĩnh năm 2010 tăng so với năm 2005 là 30,28 ha, biến động tăng do kiểm kê đất đai năm 2005 sai số và do chất lượng bản đồ kém.

4.1.3.2 Công tác lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất

Thành phố Hà Tĩnh được công nhận là đô thị loại III (tháng 7 năm 2006). Cùng với việc thực hiện điều chỉnh nhiệm vụ quy hoạch chung thành phố Hà Tĩnh đến năm 2020, là cơ sở để triển khai các đồ án quy hoạch chi tiết thuộc nhiều ngành, nhiều lĩnh vực thu hút các dự án đầu tư trong và ngoài nước vào thành phố. Năm 2009, UBND thành phố đã phối hợp với Trung tâm kỹ thuật Tài nguyên đất và Môi trường lập Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất kỳ đầu 2009-2015, đồ án quy hoạch đã được UBND tỉnh phê duyệt theo quyết định số 4318/QĐ-UBND ngày 31/12/2009.

a. Quy hoạch sử dụng đất Thành phố Hà Tĩnh

Năm 2012 thành phố Hà Tĩnh có 2977,22 ha đất nông nghiệp, trong thời kỳ quy hoạch đến năm 2020 diện tích đất nông nghiệp toàn thành phố còn 1675,65 ha chiếm 29,59% diện tích tự nhiên, giảm 1301,57ha so với năm 2012.

Hiện trạng năm 2012 diện tích đất phi nông nghiệp toàn thành phố có 2325,66 ha, trong thời kỳ quy hoạch đến năm 2020 đất phi nông nghiệp có 3987,27 ha, chiếm 70,41% diện tích đất tự nhiên, tăng 1661,61 ha so với năm 2012.

Trong thời kỳ quy hoạch, diện tích đất chưa sử dụng sẽ giảm đi 360,04 ha. Đến năm 2020 đất chưa sử dụng của thành phố không còn.

Bảng 4.5 Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 của thành Phố Hà Tĩnh

TT chỉ tiêu

Hiện trạng năm 2012 Quy hoạch năm 2020 Tăng(+), giảm(-) so HT

TỔNG DIỆN TÍCH TỰ NHIÊN 5662,92 100 5662,92 100 0

1 ĐẤT NÔNG NGHIỆP NNP 2977,22 52,57 1675,65 29,59 -1301,6 -43,72

1.1 Đất sản xuất nông nghiệp SXN 2635,67 88,53 1113,24 66,44 -1522,43 -57,76

1.2 Đất lâm nghiệp LNP 65,11 2,19 109,04 6,51 43,93 67,47

1.3 Đất nuôi trồng thủy sản NTS 276,44 9,29 133,37 7,96 -143,07 -51,75

1.4 Đất làm muối LMU 0

1.5 Đất nông nghiệp khác NKH 320 320

2 ĐẤT PHI NÔNG NGHIỆP PNN 2325,66 41,07 3987,27 70,41 1661,61 71,45

2.1 Đất ở OTC 585,17 25,16 1212,13 30,40 626,96 107,14

2.2 Đất chuyên dùng CDG 1271,23 54,66 2101,52 52,71 830,29 65,31

2.3 Đất tôn giáo, tín ngưỡng TTN 17,57 0,76 16,04 0,40 -1,53 -8,71

2.4 Đất nghĩa trang, nghĩa địa NTD 68,31 2,94 37 0,93 -31,31 -45,84

2.5 Đất sông suối và mặt nước CD SMN 383,36 16,48 529,32 13,27 145,96 38,07

2.6 Đất phi nông nghiệp khác PNK 0,02 0 91,26 2,29 91,24 456200,00

3 ĐẤT CHƯA SỬ DỤNG CSD 360,04 6,36 0 0 -360,04 -100,00

b. Tổ chức không gian quy hoạch đô thị

Thứ nhất, các khu công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và kho tàng

Bảng 4.6 Kế hoạch sử dụng đất của các khu chức năng thành phố Hà Tĩnh

Tên khu, cụm công nghiệp Diện tích đất (ha) Lao động dự kiến(người)

2012 2020 2012 2020

Các khu công nghiệp TP. Hà Tĩnh 143,27 269,9 10100 20460

Cụm công nghiệp Thạch Môn- Thạch Hạ 50 174 4000 13.500

Cụm công nghiệp -TTCN Thạch Đồng 43,3 43,3 1.700 1.700

Tiểu thủ công nghiệp tập trung Thạch Quý 10 10 1.000 1.000

CN, tiểu thủ công nghiệp rải rác 39,97 42,6 3400 4.260

( Nguồn: Báo cáo điều chỉnh quy hoạch chung xây dựng TP.Hà Tĩnh đến năm 2020) Thứ hai, các khu ở đô thị

Bảng 4.7 Kế hoạch sử dụng đất các khu ở đô thị thành phố Hà Tĩnh

Các khu ở đô thị Vị trí Quy mô đất đai (ha)

Khu đô thị số 1 Phía Tây quốc lộ 1 A 171

Khu đô thị số 2 Phía Tây quốc lộ 1 A 135

Khu đô thị số 3 Phía Bắc thành phố 167

Khu đô thị số 4 Phía Đông Bắc thành phố 107

Khu đô thị số 5 Ở trung tâm thành phố 122

Khu đô thị số 6 Phía Nam của thành phố 142

( Nguồn: Báo cáo điều chỉnh quy hoạch chung xây dựng TP.Hà Tĩnh đến năm 2020)

Thứ ba, các khu trung tâm

Bảng 4.8 Kế hoạch sử dụng đất các khu trung tâm thành phố Hà Tĩnh

Khu trung tâm

Quy mô đất (ha)

Khu trung tâm hành chính, chính trị, cơ quan ban nghành 62

Khu trung tâm thương mại 33,5

Khu trung tâm văn hoá 25

Khu trung cây xanh công viên, thể dục thể thao đô thị 130 Các hồ điều hoà và công viên cảnh quan sinh thái, vui chơi giải trí 320

Khu trung tâm giáo dục 99,3

Khu trung tâm y tế 20,7

Khu du lịch 100

( Nguồn: Báo cáo điều chỉnh quy hoạch chung xây dựng TP.Hà Tĩnh đến năm 2020) c. Ý kiến đánh giá của người dân về lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất

Bảng 4.9 Tổng hợp ý kiến đánh giá về lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của Thành phố Hà Tĩnh

TT Chỉ tiêu Hộ gia đình và cá nhân Doanh Nghiệp

Không Không SL (ý kiến) CC (%) SL (ý kiến) CC (%) SL (ý kiến) CC (%) SL (ý kiến) CC (%) 1 Hợp lý, phù hợp với thực tiễn 12 26,67 33 73,33 6 40 9 60 2 Tôn trọng sự tham gia đóng góp ý kiến của người dân

14 31,11 31 68,89 7 46,67 8 53,33

3 Tính khả thi 21 46,67 24 53,33 8 53,33 7 46,67

4 Tác động, ảnh hưởng tiêu cực

20 44,44 25 55,56 5 33,33 10 133,33

Trong những năm qua, Thành phố Hà Tĩnh đã và đang không ngừng thực hiện các mục tiêu đề ra trong quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020, kế hoạch sử dụng đất đầu kỳ 2009-2015 đã được UBND tỉnh phê duyệt. Hoàn thành sớm công tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất do tỉnh đề ra ở cấp huyện và quy hoạch theo ngành, chương trình, dự án, quy hoạch các khu công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, khu kinh tế, khu đô thị, khu du lịch cũng đã được thực hiện tương đồng bộ. Thông qua quy hoạch, cơ cấu sử dụng đất được chuyển đổi phù hợp với quá trình chuyển đổi cơ cấu kinh tế, đó thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu sử dụng đất trong nông nghiệp, nông thôn phù hợp với nền kinh tế hàng hóa. Việc quản lý và giám sát thực hiện theo quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã ngăn chặn có hiệu quả việc giao cấp đất trái thẩm quyền, làm tăng thu đáng kể cho ngân sách.

4.1.3.3 Công tác giao đất, thu hồi đất và đền bù giải phóng mặt bằng

Về tình hình giao đất, cho thuê đất, hầu hết quỹ đất sản xuất nông nghiệp của thành phố đã được giao cho các đối tượng sử dụng với số hộ được giao đất nông nghiệp là 9731 hộ. Sau khi chuyển đổi đất nông nghiệp lần 2, các thửa đất có qui mô lớn hơn, tập trung hơn, tạo thuận lợi cho nhân dân áp dụng các tiến bộ của Khoa học kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp.

Về tình hình thu hồi đất và giải phóng mặt bằng, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 69/2009/NĐ-CP ngày 13/8/2009, dưới sự chỉ đạo của UBND tỉnh Sở Tài nguyên và môi trường và sự ban hành Quyết định số 07/2010/QĐ- UBND ngày 16/3/2010 về việc ban hành Quy định chính sách về bồi thường, hỗ trợ và tái đinh cư khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh; Quyết định 11/2011/QĐ-UBND ngày 16/6/2011 về việc sửa đổi, bổ sung Quyết định số 07/2010/QĐ-UBND ngày 16/3/2010 của UBND tỉnh ban hành Quy định chính sách về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn Hà Tĩnh. Thành phố Hà Tĩnh đã tiến hành công tác thu hồi đất, đền bù giải phóng mặt bằng và tái định cư. Tuy nhiên, do tồn tại của công tác quản lý

đất đai trong những năm trước đây để lại, cùng với việc phát triển kinh tế - xã hội trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Việc dành đất ưu tiên cho các dự án khu công nghiệp, khu đô thị, giao thông, xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật là việc làm cần thiết, thành phố đã thành lập 1 ban đền bù giải phóng mặt bằng thu hồi hàng trăm ha đất cần thiết để phục vụ nhu cầu phát triển xây dựng cơ sở hạ tầng. Phối hợp với các ngành liên quan, UBND thành phố kịp thời giải quyết các tồn tại, vướng mắc phát sinh trong công tác xây dựng giá đất, bồi thường, GPMB các công trình dự án trên địa bàn thành phố nhằm đẩy nhanh tiến độ thực hiện các công trình, dự án theo đúng tiến độ. Có thể điểm tên những dự án lớn đã được triển khai và góp phần làm nên tầm vóc và diện mạo mới cho thành phố trong những năm gần đây như: Dự án khu đô thị Bắc Nguyễn Du, dự án xây dựng kết cấu hạng tầng khu đô thị Sông Đà, khu đô thị Hàm Nghi, cùng hàng trăm dự án, công trình lớn nhỏ đã và đang được triển khai trên địa bàn.

Tính đến năm 2012, theo Báo cáo số 1324 /BC-STNMT ngày 29 tháng 6 năm 2012 của Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Tĩnh. Thành phố Hà Tĩnh đã thực hiện thu hồi, bồi thường GPMB khoảng 2.089.153 m2, để thực hiện 150 dự án. Số hộ gia đình bị thu hồi đất là 4.091 hộ, Số hộ phải bố trí tái định cư là 40 hộ, diện tích đất bố trí tái định cư là 6.400 m2. Tổng số tiền bồi thường, hỗ trợ trong thành phố Hà Tĩnh năm 2012 là 514.990.187 nghìn đồng.

Bảng 4.10 Công tác giải phóng mặt bằng thành phố Hà Tĩnh

Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012

Diện tích đất thu hồi (m2) 947.869 1.688.172 2.089.153 Tổng số tiền bồi thường, hỗ trợ

(nghìn đồng) 160.778.75 6 210.671.01 5 514.990.187 Lao động mất việc làm (lđ) 1180 1160 4000

(Nguồn: Phòng tài nguyên& môi trường TP. Hà Tĩnh)

Bên cạnh những công trình, dự án được thực hiện nhanh gọn theo đúng

Một phần của tài liệu Hiệu quả công tác quản lý Nhà nước về đất đai trên địa bàn thành phố Hà Tĩnh, tỉnh Hà Tĩnh (Trang 68)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(110 trang)
w