Phổ biến pháp luật và ban hành văn bản pháp quy

Một phần của tài liệu Hiệu quả công tác quản lý Nhà nước về đất đai trên địa bàn thành phố Hà Tĩnh, tỉnh Hà Tĩnh (Trang 66)

Theo kết quả điều tra về mức độ phức tạp của hệ thống pháp luật đất đai cho thấy: 42.22% hộ gia đình và cá nhân sử dụng đất cho rằng hệ thống đai cho thấy: 42.22% hộ gia đình và cá nhân sử dụng đất cho rằng hệ thống pháp luật đất đai hiện nay là phức tạp, 22.22% hộ gia đình và cá nhân sử dụng đất cho rằng hệ thống pháp luật đất đai hiện nay là rất phức tạp; 73.33% Ý kiến của doanh nghiệp là phức tạp.

Bảng 4.2 Đánh giá của người dân về mức độ phức tạp của hệ thống pháp luật đất đai hiện nay

Đánh giá

Hộ gia đình

và cá nhân Doanh nghiệp

Số lượng (Hộ) Cơ cấu (%) Số lượng (Hộ) Cơ cấu (%) Bình thường 16 35,56 0 0,00 Phức tạp 19 42,22 11 73,33 Rất phức tạp 10 22,22 4 26,67 Tổng 45 100 15 100

Kết quả phỏng vấn trực tiếp công chức QLNN về đất đai cũng cho biết hệ thống pháp luật về đất đai còn phức tạp, tình trạng vi phạm pháp luật vẫn còn xảy ra. Do giá trị kinh tế đất cao, thị trường bất động sản sôi động, công tác quản lý đất đai một số phường xã chưa tốt nên tình trạng vi phạm pháp luật về đất đai vẫn còn xảy ra như: Tự chuyển đổi mục đích sử dụng, lấn chiếm trái phép, tình trạng mua bán chuyển nhượng ngầm, tranh chấp đất đai gây không ít khó khăn cho công tác quản lý. Trên địa bàn thành phố vẫn còn nhiều văn bản pháp quy chưa được ban hành, một số quy định vẫn áp dụng theo các văn bản đó ban hành trước đây, mặc dù Luật đã có sửa đổi.

Căn cứ Luật Đất đai 2003 và các Nghị định hướng dẫn thi hành, UBND tỉnh Hà Tĩnh đã ban hành các loại văn bản sau: Giá đất được ban hành hàng năm; quy định hạn mức cấp đất ở mới và hạn mức công nhận diện tích đất ở; quy định bồi thường và hỗ trợ tái định cư; quy định về quản lý công tác đo đạc và bản đồ. Tuy nhiên, vẫn còn một số văn bản cần phải ban hành gồm: quy định thời hạn trong việc thực hiện các thủ tục hành chính về đất đai; suất đầu tư; quy định chế độ sử dụng đất nghĩa trang, nghĩa địa; quy định quản lý đất tôn giáo, tín ngưỡng; một số quy định về hạn mức hoặc định mức sử dụng một số loại đất để phục vụ công tác quy hoạch.

Theo Chỉ thị số 32-CT/TW ngày 09/12/2003 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về “tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong công tác Phổ biến giáo dục pháp luật, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật cho cán bộ và nhân dân” ra đời, thì công tác tuyên truyền phổ biến pháp luật nói chung và pháp luật đất đai nói riêng đó được tổ chức có hệ thống. Các hình thức tuyên truyền được sử dụng rất đa dạng ở Thành phố như: tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng dưới dạng phổ biến pháp luật hoặc giải đáp pháp luật; in và phát tờ rơi về những nội dung cơ bản của luật; tổ chức tập huấn cho cán bộ chuyên môn trong ngành đến từng phường, xã và lãnh đạo chủ chốt các cấp, các ngành; đưa kiến thức Luật vào các chương trình giảng dạy tại các lớp học về chính trị hay quản lý nhà nước tại thành phố; cung cấp các số điện thoại

nóng để giải đáp pháp luật; phối hợp với UBND thành phố và Sở Tài nguyên và Môi trường giải đáp thắc mắc trực tuyến; giải đáp pháp luật tại cơ quan chuyên môn hoặc tại cơ quan tiếp dân; lồng ghép vào chương trình hoạt động của các tổ chức đoàn hội....Nội dung phổ biến cũng được biên tập lại đa dạng để dễ tuyên truyền và người dân dễ tiếp thu.

Một phần của tài liệu Hiệu quả công tác quản lý Nhà nước về đất đai trên địa bàn thành phố Hà Tĩnh, tỉnh Hà Tĩnh (Trang 66)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(110 trang)
w