Kinh nghiệm quản lý đất đai của một số nước trên thế giới

Một phần của tài liệu Hiệu quả công tác quản lý Nhà nước về đất đai trên địa bàn thành phố Hà Tĩnh, tỉnh Hà Tĩnh (Trang 35)

2.2.1.1 Kinh nghiệm của nước Pháp

Pháp là một quốc gia phát triển trong hệ thống quốc gia tư bản chủ nghĩa, tuy thể chế chính trị khác nhau nhưng phương pháp tổ chức quản lý Nhà nước trong lĩnh vực đất đai của Cộng hòa Pháp đã ảnh hưởng khá rõ đối với nước ta. Hiện nay, Việt Nam vẫn đang khai thác khá hiệu quả những tài liệu quản lý Nhà nước về đất đai do chế độ thực dân để lại.

Đất đai ở Pháp phần lớn thuộc sở hữu tư nhân nhưng Nhà nước quản lý đất đai rất chặt chẽ thông qua việc xây dựng hệ thống địa chính. Công tác địa chính rất phát triển, quy cũ, chặt chẽ là mô hình mẫu cho một số nước đang phát triển học tập. Ở Pháp “Địa chính là một hệ thống chính quy, thời sự hoá để quản lý những tài nguyên đất đai và thông tin lãnh thổ”. Đơn vị cơ sở của địa chính là thửa đất được mô tả đầy đủ vị trí địa lý, kích thước hình học với những tư liệu về tài nguyên và lợi ích liên quan đến thửa đất”. Hệ thống địa chính của Pháp bao gồm: một bộ bản đồ mô tả thực trạng của thửa đất và BĐS, một sổ địa bạ và bản kê khai các quyền và thực trạng pháp lý của chủ sở hữu; một hệ thống nghiệp vụ hành chính để quản lý và lưu trữ thông tin đất đai; địa chính xác định đầy đủ cơ sở pháp lý khi ghi rõ các quyền cụ thể. Mục đích của hệ thống địa chính nhằm đảm bảo quyền sở hữu; đảm bảo quyền chuyển nhượng đất đai với đầy đủ các giấy tờ về nguồn gốc, hiện trạng sử dụng đất; phục vụ nhiệm vụ quy hoạch, quản lý và sử dụng đất có hiệu quả đáp ứng nhu cầu cộng đồng; đảm bảo thuận tiện cho hoạt động ngân hàng thông qua việc thế chấp đất đai và tạo cơ sở xây dựng một hệ thống thuế đất và BĐS công bằng.

2.2.1.2 Kinh nghiệm của nước Úc

Nước Úc đã hình thành các dịch vụ tư vấn chuyên nghiệp. Đối với thị trường đất đai và bất động sản ở Úc thì việc hình thành khung pháp lý liên

quan đến sở hữu và các hình thức giao dịch chỉ là điều kiện cần nhưng chưa phải là điều kiện đủ. Tính chuyên nghiệp của thị trường được thể hiện thông qua một mạng lưới các trung gian môi giới, tư vấn pháp luật, tư vấn giá cả, tư vấn mua bán.. được hình thành nhằm hỗ trợ thị trường bảo đảm cho người dân biết được các quyền hạn và trách nhiệm của mình với tư cách là người chủ tài sản và các giao dịch về đất đai. Hơn nữa, những tổ chức này cũng đóng vai trò rất quan trọng trong việc thực hiện các dịch vụ công theo nguyên tắc hợp đồng với các cơ quan của Nhà nước như: đào tạo, phổ biến, giải thích pháp luật, đo đạc, bảo hiểm… Ở Úc những tổ chức như vậy được thành lập rất phổ biến và hoạt động mang tính chuyên nghiệp cao. Những công ty này thực hiện một khối lượng công việc rất lớn nhằm trợ giúp thị trường với vai trò trung gian giữa Nhà nước đại diện cho pháp luật với người mua, người bán trên thị trường.

2.2.1.3 Kinh nghiệm của nước Trung Quốc

Trung Quốc đã chống đầu cơ đất đai bằng điều tiết quan hệ cung–cầu. Để thị trường đất đai lành mạnh, Trung Quốc đã quản lý bằng việc cân bằng quan hệ cung - cầu, Chính phủ Trung Quốc khống chế và điều tiết lượng đất hàng hoá trên thị trường thông qua hình thức xuất nhượng. Qua đó, kiểm soát chặt chẽ tổng lượng cung ứng đất xây dựng; thực hiện nghiêm chỉnh chế độ SDĐ có bồi thường; đẩy mạnh đấu thầu, đấu giá; tăng cường quản lý việc chuyển nhượng quyền sử dụng đất và quản lý giá đất.

Đối với vấn đề định giá đất, về nguyên tắc, giá đất không do con người quyết định mà do thị trường tự điều tiết. Con người chỉ dùng các biện pháp nghiệp vụ để phản ánh. Giá xuất nhượng là do thị trường xác lập; giá quy định là để tham khảo. Một điểm đáng chú ý là ở Trung Quốc, giá nhà và giá đất được xác định tách biệt độc lập. Nhà nước có quy định về quy trình nghiệp vụ định giá đất. Đặc biệt để chống tình trạng đầu cơ đất đai, bên cạnh việc hoàn thiện Luật về quản lý đất đai, năm 1994 Nhà nước đã ban hành

Điều lệ về quản lý bất động sản nhằm hạn chế tổng lượng đất đai để điều tiết quan hệ cung–cầu trên thị trường; quy định nhà đầu tư nhận xuất nhượng đất nếu muốn chuyển nhượng tiếp phải đầu tư vào đất đai ít nhất là 25% tổng giá trị đầu tư của dự án. Nếu trong thời hạn một năm mà nhà đầu tư không thực hiện quy định này sẽ bị phạt tiền và trong thời hạn 2 năm không đầu tư thì bị nhà nước thu hồi đất.

Một phần của tài liệu Hiệu quả công tác quản lý Nhà nước về đất đai trên địa bàn thành phố Hà Tĩnh, tỉnh Hà Tĩnh (Trang 35)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(110 trang)
w