Kinh nghiệm quản lý đất đai của một số tỉnh, thành phố trong nước

Một phần của tài liệu Hiệu quả công tác quản lý Nhà nước về đất đai trên địa bàn thành phố Hà Tĩnh, tỉnh Hà Tĩnh (Trang 37)

2.2.2.1 Kinh nghiệm của Thành phố Hà Nội

Hà Nội là một trong những thành phố lớn và đông dân, là một trung tâm kinh tế – chính trị – văn hoá xã hội của cả nước. Sự phát triển của nền kinh tế làm tăng số lượng các đối tượng sử dụng đất, các mối quan hệ sử dụng đất ngày càng phức tạp và đan xen lẫn nhau. Vì vậy, yêu cầu đặt ra đối với công tác quản lý và sử dụng một cách hiệu quả đầy đủ, hợp lý đất đai là mục tiêu quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội của thành phố.

Từ khi có luật đất đai năm 1993, dưới sự chỉ đạo của Thành uỷ và Hội đồng nhân dân, UBND thành phố đã ban hành nhiều văn bản quy phạm pháp luật, qui định và hướng dẫn cụ thể việc thực hiện các chính sách quản lý và sử dụng đất đai. Trong đó đặc biệt là: UBND thành phố đã ban hành quyết định số 2591/ QĐ - UB ngày 8/11/1994 qui định về khung giá các loai đất trên địa bàn thành phố. Để phù hợp với tình hình thực tế ngày 12/9/1997, UBND thành phố đã ban hành quyết định số 3519/ QĐ - UB qui định về khung giá các loại đất trên địa bàn thành phố; ban hành văn bản số 55/CV- UB ngày 13/1/1994 và quyết định số 1615/QĐ - UB ngày 12/6/1995 hướng dẫn thực hiện nghị định 64CP trên địa bàn thành phố triển khai việc giao đất nông nghiệp ổn định lâu dài cho các hộ gia đình cá nhân ở các huyện ngoại thành.

Quản lý Nhà nước về đất đai trên địa bàn thành phố Hà Nội trong thời gian qua đã có những thành tựu đáng kể như: Đã ban hành nhiều văn bản pháp quy dưới hình thức chỉ thị, kế hoạch, quyết định, quy định… trong công

tác quản lý đất đai, đã giải quyết tháo gỡ vướng mắc về cơ chế, chính sách, cải cách một bước về thủ tục hành chính trong lĩnh vực đất đai; Nhiều đợt thanh tra, kiểm tra vi phạm pháp luật đất đai và chỉ đạo xử lý vi phạm đã được tổ chức thành công; Công tác lập quy hoạch sử dụng đất đến năm 2010, kế hoạch sử dụng đất 5 năm (2001-2005) của thành phố đã được phê duyệt tại quyết định số1115/QĐ-TTg ngày 25/11/2002, đã tổ chức thực hiện công tác thống kê đất đai hàng năm, kiểm kê đất đai 5 năm 1995- 2000; Công tác giao đất cho thuê đất, thực hiện nghĩa vụ tài chính về đất đã được triển khai theo đúng pháp luật, đáp ứng được yêu cầu thực hiện các dự án phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn thành phố; Hoàn thành cơ bản công tác giao đất nông nghiệp và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nông nghiệp cho các hộ gia đình cá nhân theo Nghị định 64CP và chỉ đạo hướng dẫn chuyển đổi ruộng để tạo điều kiện công nghiệp hoá hiện đại hoá nông thôn; Hoàn thành cơ bản công tác đo đạc bản đồ địa chính trên toàn địa bàn thành phố và bàn giao cho các quận huyện, phường xã, thị trấn để kịp thời phục vụ cho công tác quản lý đất, đồng thời triển khai lập hồ sơ Địa chính ở cả 3 cấp theo quy định làm nền tảng đưa công tác quản lý đất đai có hiệu quả trên cơ sở khoa học; Đã chỉ đạo lập và bàn giao đất công, đất chưa sử dụng cho 102 phường và 8 thị trấn để quản lý với tổng diện tích đất công và đất chưa giao sử dụng là 1911ha. Đây là hồ sơ quan trọng để quản lý chặt chẽ có hiệu quả qũy đất trên địa bàn các phường xã.

Tuy nhiên, cũng như tình hình chung của các tỉnh, thành phố trong cả nước, công tác quản lý Nhà nước về đất đai ở thành phố còn rất nhiều bức xúc, phức tạp. Vấn đề nổi cộm đó là việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất còn quá chậm thủ tục phiền hà; Việc lấn chiếm đất đai tuỳ tiện để xây dựng nhà ở của nhân dân vẫn xảy ra trong khi đó sự quản lý của các cấp chính quyền còn thiếu chặt chẽ bởi vậy đã dẫn đến nhiều vụ khiếu kiện tranh chấp, tố cáo những vi phạm trong quá trình quản lý sử dụng đất.

2.2.2.2 Kinh nghiệm của Thành phố Quy Nhơn

Sau khi có Luật Đất đai năm 1993, tốc độ đô thị hóa ở thành phố Quy Nhơn diễn ra ngày càng nhanh. Do đó, đất đai ở thành phố biến động cả về

Một phần của tài liệu Hiệu quả công tác quản lý Nhà nước về đất đai trên địa bàn thành phố Hà Tĩnh, tỉnh Hà Tĩnh (Trang 37)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(110 trang)
w