3.1.1.1 Vị trí địa lý
Thành phố Hà Tĩnh có tọa độ địa lý: 180 - 18024’ vĩ độ Bắc, 10o553’- 10o556’ kinh độ Đông. Nằm trên trục đường Quốc lộ 1A cách thủ đô Hà Nội 340 km, thành phố Vinh 50km về phía Bắc; cách thành phố Huế 314 km về phía Nam và cách biển Đông 12,5 km. Phía Bắc giáp: Thị trấn Thạch Hà (qua cầu Cày), sông cửa Sót; phía Tây giáp: Xã Thạch Đài, xã Thạch Tân, sông Cày (huyện Thạch Hà); phía Nam giáp: Xã Cẩm Bình, xã Cẩm Vịnh (huyện Cẩm Xuyên); phía Đông giáp: Sông Đồng Môn (huyện Thạch Hà, Lộc Hà).
Thành Phố Hà Tĩnh là Trung tâm hành chính của tỉnh Hà Tĩnh, có diện tích tự nhiên 5662,92 ha (chiếm 9% diện tích cả tỉnh), mặc dù diện tích nhỏ nhất so với các huyện thị khác trong tỉnh, nhưng thành phố Hà Tĩnh đóng vai trò là trung tâm kinh tế, chính trị và văn hóa của tỉnh với các kiến trúc đô thị đan xen với các vùng nông thôn rất đặc trưng.
Ngày 28/5/2007 Chính phủ có Nghị định công nhận Thị xã Hà Tĩnh là Thành phố trực thuộc tỉnh Hà Tĩnh. Thành phố Hà Tĩnh có 16 đơn vị hành chính gồm 10 phường, 6 xã: Phường Bắc Hà, Phường Nam Hà, Phường Tân Giang, Phường Trần Phú, Phường Đại Nài, Phường Hà Huy Tập, Phường Thạch Linh, Phường Nguyễn Du, Phường Thạch Quý, Phường Văn Yên, Xã Thạch Môn, Xã Thạch Hạ, Xã Thạch Trung, Xã Thạch Đồng, Xã Thạch Hưng, Xã Thạch Bình.
Vị trí địa lý của thành phố là một thế mạnh tạo cho thành phố những điều kiện thuận lợi để phát triển một nền sản xuất hàng hóa với những ngành kinh tế mũi nhọn đặc thù, tiếp thu nhanh tiến bộ khoa học kỹ thuật, đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội, mở rộng liên kết kinh tế giữa các huyện, thị trong tỉnh cũng như các tỉnh, thành trong cả nước.
3.1.1.2 Đặc điểm địa hình
Nằm hoàn toàn trong vùng đồng bằng phía Đông của dải đồng bằng Thanh Nghệ Tĩnh, nhưng địa hình thành phố Hà Tĩnh không đơn giản như một số nơi khác mà bị chia xẻ sâu nhiều bởi tự nhiên và nhân tạo. Địa hình thấp dần theo hướng từ Tây sang Đông, với độ cao trung bình 4,33 m so với mực nước biển, cao độ nền biến thiên từ +0,5m đến +3,0m, do đó khả năng thoát nước của thành phố tương đối tốt. Tuy nhiên về mùa lũ thì vùng rìa phía Đông thường phải chịu ảnh hưởng của thủy triều nên hay bị ngập lụt.
Địa hình thành phố Hà Tĩnh có thể chia thành hai dạng chính như sau: - Dạng địa hình cao: Phân bố ở phía Tây Nam và một phần ở rìa phía Bắc. Đây là dạng địa hình trước kia vốn đơn giản, nhưng theo thời gian nó bị phức tạp hóa do tác động của con người trong quá trình đô thị hóa
- Dạng địa hình ô trũng: Chủ yếu là các hồ, ao và ruộng thấp.
Địa hình của các khu vực đã xây dựng trong nội thị có cao độ từ +2,0 đến +3,0m, các khu ruộng trũng có cao độ nền từ +1,0m đến +2,3m và khu vực dọc theo sông Rào Cái có cao độ nền từ + 0,7 đến + 1,1m.
3.1.1.3 Đặc điểm khí hậu, thủy văn
Tỉnh Hà Tĩnh nói chung và thành phố Hà Tĩnh nói riêng nằm trong vùng khí hậu Bắc Trung Bộ, có hai mùa rõ rệt là mùa hè từ tháng 4 đến tháng 10 mùa này nắng nóng, khô hạn kéo dài, nhiệt độ có thể lên tới 400C. Khoảng
cuối tháng 7 đến tháng 10 thường có nhiều đợt bão kèm theo mưa lớn gây ngập úng nhiều nơi, lượng mưa lớn nhất 500 mm/ngày đêm. Mùa đông từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau, mùa này chủ yếu có gió mùa Đông Bắc kéo theo gió lạnh và mưa phùn, nhiệt độ có thể xuống tới 70C. Nhiệt độ trung bình năm là: 23,80C. Độ ẩm tương đối bình quân năm 86%, Lượng bốc hơi trung bình năm là: 66,64mm. Lượng mưa trung bình năm là 2661mm. Thành phố Hà Tĩnh thuộc vùng chịu ảnh hưởng của bão nhiều trong khu vực miền Trung. Bão thường xuất hiện từ tháng 7 đến tháng 10. Có năm phải chịu ảnh hưởng của 3 trận bão (1971). Tốc độ gió đạt 40m/s, gió mạnh nhất thường xuất hiện theo hướng Bắc, Tây Bắc, Đông Nam, bão thường kéo theo mưa lớn gây ra lụt.
Việc tiêu thoát nước của thành phố Hà Tĩnh phụ thuộc vào chế độ thủy văn của sông Rào Cái. Về mùa lũ thường có sự giao lưu giữa lũ và triều gây ngập úng trong thành phố.
3.1.1.4 Đặc điểm tài nguyên thiên nhiên
* Tài nguyên đất
Theo các kết quả điều tra gần đây của Sở Khoa học và công nghệ tỉnh Hà tĩnh kết hợp với Hội khoa học Đất Việt Nam, vùng đất nông nghiệp và đất bằng chưa sử dụng của thành phố Hà Tĩnh có 5 loại đất chính sau:
- Đất phèn hoạt động mặn trung bình và ít: Diện tích 645 ha tập trung ở các xã Thạch Bình, Thạch Hạ, phường Đại Nài….
- Đất mặn trung bình và ít glay sâu: Diện tích 310 ha, gặp ở các xã Thạch Môn, Thạch Hưng.
- Đất phù sa chua điển hình: Diện tích 1650 ha, gặp ở các xã, phường Đại Nài, Văn Yên, Hà Huy Tập, Thạch Linh, Thạch Bình, Thạch Trung…
- Đất phù sa chua có tầng loang lỗ: Diện tích 254,0 ha, gặp ở các xã Thạch Môn, Thạch Đồng, Thạch Linh, các phường Trần Phú, Nam Hà.
Linh, Nguyễn Du…. * Tài nguyên nước
- Nước mặt: thành phố Hà Tĩnh có hệ thống sông khá dày, bao gồm hệ thống sông Già, sông Kênh Cần hợp lưu với sông Nghèn tại xã Tùng Lộc rồi đổ vào sông Đò Điệm tại Hộ Độ, sông Rào Cái ở phía nam đổ vào sông Đồng Môn hợp lưu với sông Hộ Độ tại ngã ba Thạch Hạ rồi đổ vào sông Cửa Sót. các sông thuộc vùng nghiên cứu đều là sông nội địa, ngắn và chỉ đổ ra biển qua một cửa duy nhất là Cửa Sót, do đó về mùa mưa mực nước sông dâng khá nhanh. Dòng chảy của các sông cao nhất vào tháng 9, tháng 10 (chiếm 60% dòng chảy cả năm) và thấp nhất vào tháng 4.
- Nước ngầm: nguồn nước ngầm của tỉnh có 2 nguồn gốc, đó là nước khe nứt (nước mạch) và ổ nước (nước lỗ hổng) trong lòng đất.