Nâng cao năng lực và hiệu quả quản lý kinh tế của nhà nước

Một phần của tài liệu Một số giải pháp kiềm chế lạm phát ở Việt Nam từ khi gia nhập WTO đến nay (Trang 106)

Một Chính phủ yếu không thể tạo ra một nền kinh tế mạnh. Lạm phát cao thường có ở những nước có Chính phủ yếu. Ngoại trừ nhân tố sức mạnh về quân sự, một Chính phủ mạnh ít nhất phải được sự tín nhiệm của dân chúng trong nước và cộng đồng quốc tế. Giữ được sự ổn định chính trị và trật tự xã hội trên cơ sở nền pháp luật mạnh có hiệu lực thực tế và dân chủ; Đồng thời, thống nhất và động viên được tối đa các nguồn lực trong và ngoài nước cho sự phát triển kinh tế - xã hội một cách hiệu quả nhất, theo những chương trình kế hoạch có mục tiêu, đáp ứng được những đòi hỏi khách quan của các bối cảnh và yêu cầu trong và ngoài nước.

Đấu tranh với tệ nạn tham nhũng vừa là biểu hiện, vừa là điều kiện cần thiết của một nhà nước mạnh. Đối với Việt Nam, có thể nói, tham nhũng và lạm phát có quan hệ qua lại trực tiếp và chặt chẽ với nhau. Tham nhũng làm nản lòng các nhà đầu tư trong và ngoài nước, làm giảm hiệu lực những luật định quản lý kinh tế - xã hội (nhất là với chính sách chống đầu cơ, buôn lậu, làm hàng giả...), gia tăng tình trạng rối loạn kỷ cương xã hội, mất đoàn kết và uy tín quốc gia. Tham nhũng gây

cản trở cho sự vận hành thông suốt của nền kinh tế với tư cách một chỉnh thể tự nhiên. Nói như lời ông Lê Đăng Doanh, Viện trưởng Viện nghiên cứu quản lý kinh tế trung ương thì rất phổ biến là một bộ phận không nhỏ trong bộ máy nhà nước chỉ thực hiện những gì có lợi cho chính họ, còn những gì khó khai thác cho lợi ích riêng, thì hầu như không thực hiện, hoặc thực hiện sai lệch, không đầy đủ.

Như vậy, tham nhũng làm tăng các xung lực lạm phát và làm trầm trọng thêm những hậu quả của lạm phát, làm giảm kết quả những chính sách chống lạm phát của Chính phủ. Vì thế, một chính sách chống lạm phát triệt để của Việt Nam trong tương lai không thể không bao hàm nội dung chống tham nhũng triệt để. Nhằm mục đích đó, cần phải:

- Khắc phục sự không minh bạch giữa hai hệ thống quyền lực: Đảng và nhà nước; mở rộng Dân chủ hoá đời sống kinh tế - xã hội, đi đôi với xây dựng một nhà nước pháp quyền mạnh. Vấn đề cốt lõi của nhà nước pháp quyền là ở chỗ, nhà nước phải được tổ chức ra trên cơ sở pháp luật và hoạt động trên cơ sở pháp luật. Pháp luật phải là những giá trị xã hội phản ánh các quy luật khách quan. Pháp luật là tối cao, không có cá nhân nào đứng trên pháp luật. Có lẽ đã chín muồi cho yêu cầu lập Toà án hiến pháp ở Việt Nam để bảo đảm mọi luật lệ do Chính quyền các cấp đưa ra phù hợp với Hiến pháp đã được ban bố.

- Lấp kín những lỗ hổng luật pháp mà có thể là nơi xuất phát và ẩn nấp của tệ tham nhũng. Hệ thống luật pháp phải rõ ràng, đồng bộ và nhất quán, đồng thời mang tính hiện đại, theo kịp trình độ phát triển luật pháp và thông lệ quốc tế. Các thủ tục hành chính phải đơn giản hoá, công khai, công bằng, thống nhất, nhanh chóng và trực tiếp. Việc phân định nhiệm vụ, quyền hạn trong hệ thống cơ quan hành chính phải gắn liền với tăng cường trách nhiệm trực tiếp và cuối cùng của chúng. Bảo đảm mọi tài sản xã hội, mọi luật định và mọi công việc nhà nước đều có người chịu trách nhiệm cá nhân và trách nhiệm hình sự cụ thể, rõ ràng.

- Tạo lập cơ chế phòng ngừa và trấn áp tham nhũng có hiệu lực. Phát triển hệ thống tư pháp và thực hiện rộng rãi tự do báo chí, ngôn luận. Mọi khiếu nại của công dân và doanh nghiệp phải được xét xử nhanh và thoả đáng trên cơ sở pháp luật. Xây dựng đội ngũ công an kinh tế lẫn công an hình sự mạnh, chỉ hành động theo pháp luật và bản thân cũng phải được sự bảo vệ của pháp luật.

quyền lực cho người đủ uy tín và năng lực để độc lập thực hiện những chiến dịch kiểu bàn tay sạch ở ý, bắt đầu từ những khâu, đầu mối quan trọng nhất để tạo và nhân lên kết quả dây chuyền. Kiên quyết loại bỏ những phần tử và cả những bộ phận quan chức tham nhũng (trong tương lai, xu hướng tham nhũng tập thể sẽ gia tăng thay cho tham nhũng của một vài cá nhân). Mặt khác, ngày càng cải thiện đời sống cho công chức nhà nước, bảo đảm sự tin tưởng và an toàn vào cuộc sống tương lai của họ để họ an tâm công tác, không cần phải tham nhũng vì túng thiếu.

- Tăng cường trang bị cơ sở vật chất - kỹ thuật cho công tác quản lý nhà nước. Hiện đại hoá các công nghệ quản lý nhà nước, đi đôi với nâng cao đạo đức, lý tưởng và năng lực nghiệp vụ chuyên môn của công chức nhà nước.

- Chống tham nhũng ở Việt Nam, ở khía cạnh cải cách hành chính, có thể được coi thực chất đây là cuộc đấu tranh về giá cả của những con dấu và chữ ký. Đối tượng của nó hạn hẹp, nhưng phức tạp. Tính phức tạp này gắn liền với sự chưa hoàn thiện và thiếu đồng bộ của những đổi mới các cơ chế kinh tế - chính trị - xã hội của đất nước, cũng như bởi sự suy giảm chất lý tưởng trong nhận thức chính trị của các quan chức nhà nước ở vào giai đoạn chuyển đổi đầy cam go này. Nếu cuộc đấu tranh này bị xem nhẹ thì không những không giải quyết được vấn đề kìm chế vững chắc lạm phát tương lai, mà còn nẩy sinh nguy cơ đưa cuộc cải cách kinh tế hiện nay thoát khỏi sức mạnh của luật pháp, từ bỏ lợi ích cộng đồng, để thiên về lợi ích phe phái. Khi đó, nền kinh tế sẽ không còn là nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung như cũ, song cũng không phải là nền kinh tế thị trường theo cách hiểu thông thường. Nó sẽ là một nền kinh tế hỗn mang, mà trong đó chiếm tỷ trọng cao nhất là các lực lượng kinh tế có tính chất phi hình thức, kinh tế ngầm được sinh ra do có sự tiếp tay thông đồng của một bộ phận các quan chức nhà nước và các doanh nghiệp trong và ngoài quốc doanh. Khi đó, hậu quả tiêu cực do các lực lượng kinh tế này gây ra cho nền kinh tế - xã hội nói chung, cho việc kiềm chế lạm phát nói riêng sẽ rất phức tạp, to lớn và khó lường...

Một phần của tài liệu Một số giải pháp kiềm chế lạm phát ở Việt Nam từ khi gia nhập WTO đến nay (Trang 106)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)