0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (115 trang)

Những giải pháp cụ thể

Một phần của tài liệu MỘT SỐ GIẢI PHÁP KIỀM CHẾ LẠM PHÁT Ở VIỆT NAM TỪ KHI GIA NHẬP WTO ĐẾN NAY (Trang 61 -61 )

Để kìm chế lạm phát, Chính phủ đã thực hiện nhiều gói giải pháp khá đồng bộ và linh hoạt, nổi bật là:

2.3.2.1. Thực hiện chính sách tăng cường quản lý thị trường, bảo đảm cân đối cung cầu và quản lý giá.

Những năm 2007-2010, đứng trước tình hình lạm phát của Việt Nam đang diễn biến rất phức tạp, giả cả các mặt hàng tăng lên chóng mặt, nhà nước đã qui định không được phép tăng giá một số mặt hàng thiết yếu trong nền kinh tế như giá điện, nước. than, xăng dầu....Thủ tướng Chính phủ, các bộ trưởng đã làm việc với các hiệp hội ngành hàng, các doanh nghiệp kinh doanh các mặt hàng thiết yếu, như: lương thực, thực phẩm, thuốc chữa bệnh, xăng dầu, sắt thép, vật liệu xây dựng, phân bón, xi măng, phân bón, nước sạch, thuốc bệnh, vé máy bay, tàu hoả;... giao nhiệm vụ cho các đơn vị này phải bảo đảm nguồn hàng, đồng thời có trách nhiệm cùng Chính phủ kiềm giữ giá cả. Từ đầu năm 2011, chính sách kiềm chế giá này dần được nới lỏng theo tinh thần Nghị quyết 11/NQCP của Chính phủ ngày 24/2/2011…

Chính phủ đã giao Bộ Tài chính rà soát để cắt, giảm các loại phí thu từ nông dân... Đồng thời, để bảo đảm nguồn cung trên thị trường nội địa, giữ vững an ninh lương thực và kiềm chế sự tăng giá quá mức của nhóm hàng này, Chính phủ cũng quy định hạn ngạch xuất khẩu gạo và giao Bộ Tài chính đề xuất phương án nâng thuế xuất khẩu than, dầu thô và nghiên cứu khả năng áp dụng thuế xuất khẩu gạo.

2.3.2.2. Thực hiện chinh sách tiền tệ thắt chặt và linh hoạt

Trước tình trạng việc neo giữ quá lâu tỷ giá hối đoái giữa đồng tiền Việt Nam và đồng Đô la Mỹ không phản ánh đúng quan hệ thực trên thị trường ngoại tệ,

Chính phủ chủ trương áp dụng tỷ giá linh hoạt với biên độ thích hợp, bám sát quan hệ cung cầu trên thị trường, đồng thời không làm tăng áp lực lạm phát và bảo đảm việc mua bán, chuyển đổi ngoại tệ diễn ra thuận lợi.

Đồng thời, NHNN cũng chủ động thực hiện điều hành chính sách thắt chặt cung tiền, nhưng linh hoạt, bảo đảm tính thanh khoản của nền kinh tế; kiểm soát chặt chẽ các luồng vốn vào ra để có những phản ứng chính sách kịp thời ứng phó hợp lý với tác động của cuộc khủng hoảng tài chính ở Mỹ; Sử dụng linh hoạt các công cụ lãi suất nghiệp vụ thị trường mở (bán tín phiếu, các giấy tờ có giá; tăng tỷ lệ chiết khấu…); quản lý chặt chẽ hạn mức tín dụng và nâng cao dự trữ bắt buộc của các ngân hàng; tăng cường phát hành trái phiếu kho bạc (năm 2008 Ngân hàng nhà nước đã phát hành trái phiếu 20.300 tỷ VND); Tăng lãi suất huy động tiền gửi để thu hút tiền trong lưu thông…Từ năm 4/2003 lãi suất cơ bản là 7.5%, đến 6/2008 đã lên tới 14%, Lãi suất chiết khấu tăng từ 3% lên tới 13%, lãi suất tái cấp vốn tăng từ 5% đến 15%.

Biểu 2.5: Các chính sách lãi suất của NHNN Việt Nam từ tháng 4 năm 2003 đến tháng 6 năm 2008

(Nguồn: www.gso.gov.v).

Đồng thời, tiếp tục triển khai các giải pháp thích hợp để các doanh nghiệp tiếp cận được nguồn vốn với lãi suất hợp lý, góp phần giảm chi phí cho doanh nghiệp, cũng như thực hiện các giải pháp nhằm hướng đầu tư tín dụng vào lĩnh vực

sản xuất kinh doanh có hiệu quả cao; nhất là sản xuất nông nghiệp, cho vay xuất khẩu; kiểm soát chặt (theo tiêu chí cụ thể ) việc đầu tư vào những lĩnh vực phi sản xuất, hiệu quả thấp, nhiều rủi ro.

2.3.2.3. Thực hiện chính sách hỗ trợ tăng sản xuất hàng hóa, giảm nhập siêu

Chính phủ đã chỉ đạo các bộ, các ngành, Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố tiếp tục tháo gỡ khó khăn về vốn, cơ chế, thủ tục hành chính…. để đẩy mạnh sản xuất, hướng dẫn đầy đủ, triển khai kịp thời các chính sách Chính phủ đã quyết định về hỗ trợ, khôi phục nhanh sản xuất nông nghiệp ở những vùng vừa qua bị thiên tai dịch bệnh, nhập khẩu bảo đảm đủ nguồn cung, không để xảy ra thiếu hàng hoá dịch vụ so với nhu cầu, đặc biệt là hàng hoá phục vụ tết nguyên đán. Thực hiện đánh giá, rút kinh nghiệm việc thực hiện các chủ trương, chính sách đảm bảo an sinh xã hội cho các đối tượng để sửa đổi, bổ sung các quy định cho phù hợp.

2.3.2.4. Kiểm soát chặt chẽ, nâng cao hiệu quả chi tiêu công.

Tiếp tục thực hiện chính sách tài khoá chặt chẽ theo hướng kiểm soát chặt chẽ nguồn thu, phấn đấu tăng thu cao hơn so với dự toán quốc hội quyết định; thực hiện tiết kiệm chi, nhất là chi thường xuyên và kiểm soát chặt chẽ đầu tư công, đầu tư của các Tập đoàn kinh tế, Tổng Công ty, DNNN ra ngoài nhiệm vụ chính. Phấn đấu giảm bội chi ngân sách ở mức thấp hơn 5% GDP. Thực hiện biện pháp này: Bộ Tài chính tiếp tục kiểm soát gắt gao việc tiết kiệm 10% chi thường xuyên trong dự toán ngân sách năm 2008 theo chỉ tiêu đã giao cho các Bộ, ngành, địa phương. Tạm dừng mua sắm ô tô, phương tiện vận tải, tài sản khác có giá trị lớn và sửa chữa lớn nhà làm việc. Giảm tối đa việc tổ chức và chi phí cho lễ hội, hội nghị tổng kết, sơ kết, đi tham quan nước ngoài sử dụng ngân sách Nhà nước.Tiếp tục thực hiện quyết liệt hơn chủ trương cắt giảm đầu tư công từ nguồn ngân sách, nguồn trái phiếu Chính phủ, tập trung cho các dự án có tiến độ triển khai nhanh, sắp hoàn thành, các dự án cần thiết, cấp bách, có hiệu quả. Rà soát các dự án do các DNNN triển khai đầu tư. Áp dụng các biện pháp yêu cầu các doanh nghiệp chủ động rà soát, cắt giảm hoặc đình hoãn các dự án, công trình chưa thật cần thiết, chưa hiệu quả; cắt giảm hoặc dừng việc mua, xây dựng trụ sở mới, đất đai, bất động sản, phương tiện thiết bị phục vụ gián tiếp cho hoạt động sản xuất kinh doanh… Sử dụng tối đa nguồn lực tài chính của mình để đầu tư vào hoạt động sản xuất kinh doanh chính của mình và phụ trợ có liên quan trực tiếp đến sản xuất kinh doanh; không góp vốn hoặc mua cổ

phần tại các quỹ đầu tư mạo hiểm… Hướng dẫn các địa phương chủ động sử dụng nguồn kinh phí hỗ trợ các doanh nghiệp chủ lực đầu tư nắm nguồn hàng, dự trữ hàng hoá thiết yếu phục vụ tết. Tiếp tục thực hiện cơ chế giá thị trường có sự kiểm soát của Nhà nước, khuyến khích cạnh tranh về giá theo pháp luật đang áp dụng đối với đại bộ phận hàng hoá dịch vụ của nền kinh tế. Tiếp tục giữ ổn định giá một số vật tư đầu vào quan trọng mà Nhà nước còn định giá đến hết năm 2008, tiến tới thực hiện lộ trình giá thị trường đối với: điện, nước sạch, cước vận chuyển hành khách bằng xe buýt….Kiểm soát chặt chẽ giá của những loại hàng hoá dịch vụ chi từ nguồn ngân sách Nhà nước mà Nhà nước đặt hàng phục vụ các chương trình, mục tiêu quốc gia, hàng hoá dịch vụ công ích, hàng còn được trợ cước, trợ giá; các hàng hoá thuộc danh mục đăng ký giá, kê khai giá….

2.3.2.5. Các giải pháp khác

Bên cạnh đó, Chính phủ cũng chỉ đạo các địa phương và đơn vị, cấp, ngành có liên quan đẩy mạnh xuất khẩu, kiểm soát chặt chẽ nhập khẩu và giảm nhập siêu; triệt để thực hành tiết kiệm trong sản xuất và tiêu dùng; tăng cường công tác quản lý thị trường chống đầu cơ buôn lậu và gian lận thương mại, kiểm soát việc chấp hành luật về giá; tăng cường các biện pháp hỗ trợ ổn định đời sống và sản xuất của nhân dân, mở rộng việc thực hiện các chính sách về an sinh xã hội; đẩy mạnh công tác thông tin và tuyên truyền.

2.3.3. Đánh giá công tác và bài học về chống lạm phát ở Việt Nam giai đoạn 2007 đến nay

2.3.3.1. Đánh giá chung

Để đối phó với tình hình lạm phát diễn biến phức tạp, Chính phủ Việt Nam đó có những phản ứng chính sách ngày càng kịp thời đồng bộ và mang tính thị trường hơn… , đặc biệt là đảm bảo hài hoà hơn giữa chính sách nới lỏng và thắt chặt tài chính- tiền tệ; vừa giải kiểm soát hành chính, vừa có duy trì khung trần một loạt giá đầu vào quan trọng của nền kinh tế (như giá điện, xăng dầu, than…); Đồng thời, đã sử dụng công cụ thuế nhập khẩu các mặt hàng như xăng, dầu, linh kiện ôtô và hàng xa sỉ một cách chủ động và linh hoạt, bám sát biến động thị trường cả trong và ngoài nước hơn. Ngoài ra, đã có sự chỉ đạo tập trung, nhất quán hơn và sự phối hợp đồng bộ và chặt chẽ hơn giữa các cấp, các ngành và địa phương trong quá trình điều hành giá. Đặc biệt, chính phủ đã dũng cảm nhận thức lại mục tiêu ưu tiên trước

mắt là kiềm chế lạm phát, kể cả phải giảm bớt tốc độ tăng trưởng GDP; buộc các tập đoàn và tổng công ty nhà nước xem xét điều chỉnh cơ cấu và tránh đầu tư dàn trải, tăng cường tiết kiệm, giảm chi phí sản xuất, cũng như chống đầu cơ và đảm bảo cân đối cung-cầu những vật tư quan trọng và mặt hàng thiết yếu (như điện, than, xăng, dầu, ximăng, sắt, thép, phân bón, thuốc trừ sâu, thuốc chữa bệnh và lương thực; nhiều hoạt động thiết thực nhằm hỗ trợ tài chính cho các tầng lớp dân cư và sinh viên nghèo, đảm bảo an sinh xã hội cũng được quan tâm…

Đóng góp phần mình vào quá trình đối phó với lạm phát đó, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) cũng chủ động và ngày càng điều hành linh hoạt chính sách tiền tệ, sử dụng có hiệu quả các công cụ thị trường mở, dự trữ bắt buộc, lãi suất chiết khấu, lãi suất tái cấp vốn và lãi suất cơ bản, bảo đảm quan hệ hợp lý giữa các loại lãi suất trái, tín phiếu kho bạc, tín phiếu NHNN… nhằm kiểm soát mức tăng tổng phương tiện thanh toán và tăng trưởng tín dụng, đáp ứng nhu cầu vốn phục vụ mục tiêu tăng trưởng kinh tế và giữ ổn định tiền tệ.

Những động thái thị trường tài chính-ngân hàng và quản lý của NHNN những thời gian gần đây cho thấy:

Thứ nhất, cần tiếp tục mạnh dạn giảm bớt can thiệp mang tính hành chính, đồng thời nâng cao hơn tính chỉ đạo và kiểm soát vĩ mô của NHNN trong hoạt động quản lý nhà nước đối với khu vực ngân hàng, nhất là thông qua các công cụ của chính sách tiền tệ, như thị trường mở, lãi suất chiết khấu, dự trữ bắt buộc và các hoạt động thanh, kiểm tra các giám sát từ xa để điều tiết thị trường và hướng thị trường đến lãi suất mục tiêu.

Thứ hai, tăng cường sự linh hoạt và đồng bộ của các công cụ chính sách, đồng thời lựa chọn đúng các mục tiêu ưu tiên phù hợp cho từng thời kỳ chính sách, không khiên cưỡng áp đặt mục tiêu bằng mọi giá, đồng thời không kỳ vọng vào quá nhiều mục tiêu cho một chính sách đang triển khai. Đặc biệt, sự đồng bộ về chính sách lãi suất với tỷ giá và quản lý ngoại tệ trong thời gian qua đã giúp ổn định hoá và giảm áp lực cân đối cả vốn ngoại tệ và nội tệ trên thị trường tài chính trong nước đã là minh chứng tốt cho cho bài học này, cũng như cho thấy rõ hơn những thành công trong hoạt động điều hành của NHNN.

Thứ ba, tính đồng thuận và các nguyên tắc thị trường trong kinh doanh ngân hàng không mâu thuẫn nhau, mà có thể hỗ trợ và thúc đẩy lẫn nhau trong quá trình

hoạt động của các ngân hàng trên cơ sở hài hoà các lợi ích trong hoạt động ngân hàng, nhất là lợi ích trong quản lý vĩ mô nhà nước với lợi ích kinh doanh của ngân hàng thương mại, lợi ích của các ngân hàng, người gửi tiền với lợi ích doanh nghiệp. Tôn trọng thị trường là việc phải làm để tránh méo mó thị trường, để cung cầu vốn gặp nhau theo các kênh và điều kiện hợp lý và thuận lợi nhất, các lợi ích sẽ tự dung hoà và góp phần kiềm chế lãi suất một cách hợp lý, và lãi suất tất yếu sẽ giảm.

Thứ tư, việc ra quyết định quyết đoán dựa trên các thông tin nghiệp vụ và thị trường đầy đủ, chính xác, cập nhật và xem xét các ý kiến phản biện đa chiều, nhất là của các ngân hàng thương mại, doanh nghiệp và các nhà khoa học, là cần thiết cho hoạt động điều hàng của NHNN, cho phép nâng cao dần tính đúng đắn và hiệu quả của NHNN trong kinh tế thị trường ở nước ta.

Thứ năm, cần có sự phối hợp đồng bộ các cơ quan và công cụ chính sách cho mục tiêu quản lý nhà nước vĩ mô nói chung, và cho quản lý tài chính-ngân hàng nói riêng, trong đó có vai trò đặc biệt quan trọng của Bộ Tài chính.

Thực tế cho thấy, quyền chủ động về số lượng và lãi suất các món tiền gửi không còn chỉ do ngân hàng áp đặt cho bên gửi tiền. Nói cách khác, tình trạng bên gửi tiền mặc cả lãi suất tiền gửi với ngân hàng đang diễn ra ngày càng phổ biến. Điều này không chỉ xảy ra với các món tiền gửi từ dân cư, mà cả những lô tiền gửi lớn từ tổ chức kinh tế nhà nước và ngoài nhà nước. Điều đặc biệt và cho thấy bất cập trong quản lý vốn nhà nước là sự gia tăng hiện tượng dùng vốn nhà nước để đánh quả hợp pháp qua kênh tiền gửi ngân hàng. Cụ thể, nhiều tập đoàn, tổng công ty nhà nước có lượng vốn lớn, nhưng trong thực tế, khi công ty thành viên phải vay vốn ngân hàng để làm ăn với lãi suất khá cao, thì các ông bố và bà mẹ cùng gốc nhà nước với các ngân hàng thương mại nhà nước và là trụ cột quốc gia này lại không ngại dùng nguồn vốn của mình tổ chức đấu thầu công khai kiểu thuận mua vừa bán với điều kiện có được lãi suất có lợi cao nhất cho các khoản tiền gửi của mình ở ngân hàng. Bất chấp những quan hệ truyền thống với một số ngân hàng và yêu cầu an toàn, cũng như mục tiêu ưu tiên trong sử dụng vốn nhà nước, họ cho những ngân hàng nào trả lãi suất cao hơn sẽ thắng thầu. Vì mục tiêu này, họ sẵn sàng thực hiện các giao dịch chuyển vốn rất mạnh trên thị trường từ ngân hàng này sang ngân hàng khác, tạo thêm bất ổn cho thị trường vốn trong nước (do lượng tiền gửi vào

ngân hàng của nhóm đối tượng này chiếm tới 55%/tổng lượng tiền gửi ở các tổ chức tín dụng, và tính đến 31/12/2009 là 1.777 nghìn tỷ đồng); và nhất là tạo lực cản không nhỏ níu kéo, gây cản trở những cố gắng giảm lãi suất cho vay theo chỉ đạo của Chính phủ và lợi ích chung của thị trường. Hơn nữa, những hành vi mặc cả vốn chỉ biết lợi ích trước mắt của mình này còn tạo cơ hội phát triển các hành vi cạnh tranh không lành mạnh, vốn xã hội chạy lòng vòng, sự không minh bạch, thiếu chính xác, gian dối và nạn tham nhũng trong quản lý tài chính của các ngân hàng và của doanh nghiệp, cũng như trực tiếp và gián tiếp làm tổn hại cơ hội và động lực cho các doanh nghiệp mới mở rộng sản xuất kinh doanh, cho phát triển chung của đất nước và cho cả lợi ích dài hạn của chính họ… Rõ ràng là vai trò của Tổng công ty đầu tư và kinh doanh vốn nhà nước (SCIC) cần được coi trọng hơn trong quản lý vốn nhà nước, sao cho các đồng vốn của toàn dân này này phải được quản lý thực sự có ích cho cộng đồng và đất nước…

Ngoài ra, cần thực hiện điều chỉnh thường xuyên hơn việc mềm hoá biên độ lãi suất và cả biên độ tỷ giá thoả thuận. Đồng thời, cần nhanh chóng chuẩn hoá và thống nhất hoá cơ sở pháp lý liên quan đến các hoạt động ngân hàng, nhất là các quy định giữa luật Ngân hàng và Dân sự có liên quan về vay và cho vay, về định

Một phần của tài liệu MỘT SỐ GIẢI PHÁP KIỀM CHẾ LẠM PHÁT Ở VIỆT NAM TỪ KHI GIA NHẬP WTO ĐẾN NAY (Trang 61 -61 )

×