Thâm hụt NSNN vẫn là nguồn đe doạ thường xuyên và tiềm tàng sự phục hồi lạm phát cao trong tương lai, do mâu thuẫn giữa nhu cầu chi tăng nhanh (đặc biệt cho chi trả nợ và chi chuyển đổi cơ cấu trong thời gian tới), còn nguồn thu tăng chậm, thậm chí một số nguồn cạn dần (nhất là nguồn khai thác tài nguyên). Để tiến tới cân bằng vững chắc NSNN, cần đặc biệt coi trọng giải quyết 2 tồn tại chủ yếu sau:
dụng qua mọi kênh, hình thức:
- Giảm thất thu từ thuế (nhất là ở khu vực kinh tế tư nhân) do sự chưa hoàn thiện và bất cập của hệ thống thuế (loại và mức thuế) và công tác thuế, nhất là từ chất lượng cán bộ thuế.
- Ngăn chặn thất thoát từ các dự án đầu tư nhà nước do cơ cấu đầu tư chưa phù hợp và sử dụng vốn đầu tư kém hiệu quả, do những chi phí gián tiếp, những thiệt hại gắn với tình trạng tham nhũng và cơ chế đấu thầu thực hiện dự án đầu tư còn chưa hoàn thiện và thiếu công khai (nhất là các dự án xây dựng cơ sở hạ tầng và dự án trồng rừng...).
- Xử lý căn bản các khoản nợ khó đòi đã tồn đọng trong quá khứ, đồng thời đang có xu hướng phình ra trong tương lai. Biểu hiện rõ nét nhất là ở khối lượng to lớn các khoản nợ thuế hay các nghĩa vụ tài chính khác mà các DNNN phải nộp cho NSNN, cũng như ở tỷ lệ nợ khó đòi trong hệ thống ngân hàng thương mại nhà nước và tư nhân đang gia tăng vượt quá ngưỡng an toàn
2). Việc bù đắp thiếu hụt NSNN cần, một mặt, tiếp tục kiên quyết không phải bằng con đường phát hành lạm phát; mặt khác, cũng cần giảm dần những khoản vay tín dụng thương mại nhà nước. Bởi lẽ:
- Tác động tiêu cực của phát hành lạm phát đến quá trình thúc đẩy lạm phát là hết sức rõ ràng. Thực tiễn nhiều năm qua đã khẳng định tác động tích cực của việc không phát hành bù đắp thâm hụt NSNN, cũng như khả năng Chính phủ khống chế được lạm phát, cân đối được NSNN không thông qua phát hành.
- Hiện số nợ nước ngoài của Việt Nam đã khá lớn. Việc vay thêm nợ thương mại trong bối cảnh tham nhũng nặng nề và quản lý nợ chưa tốt, đầu tư NSNN kém hiệu quả, sẽ thực sự là một hành động thiếu trách nhiệm với việc củng cố cơ sở lành mạnh cho sự ổn định NSNN và với thế hệ mai sau.
- Việt Nam còn có thể và nhiều cơ hội khai thác các nguồn vốn đầu tư tiềm năng (ODA, FDI và nhất là vốn tư nhân trong nước và Việt kiều ở nước ngoài) để giảm các khoản đầu tư không cần thiết từ NSNN, từ đó giảm thâm hụt NSNN. Thực tiễn trong nước và thế giới đã, đang và sẽ chứng tỏ rằng, một khi Chính phủ tạo được sự ổn định và lành mạnh về chính trị, cũng như duy trì được một khuôn khổ kinh tế - xã hội đúng đắn, thì khu vực tư nhân sẽ chính là động lực chủ yếu, dồi dào và hiệu quả nhất tạo ra sự thịnh vượng cho đất nước.
Thành thử, một cách khái quát nhất, có thể nhận thấy, để tiến tới cân đối vững chắc NSNN thì việc nuôi dưỡng và phát triển các nguồn thu, đi đôi với thu hẹp và định hướng lại cũng như nâng cao hiệu quả các khoản chi NSNN sẽ phải là nguyên tắc nền tảng cho công tác NSNN, chứ không phải là tiếp tục tận thu và tăng chi tiêu NSNN một cách chủ quan, duy ý chí.