Tình hình lạm phát ở Việt Nam giai đoạn 2007-2012

Một phần của tài liệu Một số giải pháp kiềm chế lạm phát ở Việt Nam từ khi gia nhập WTO đến nay (Trang 52)

Năm 2007, Việt Nam chính thức trở thành thành viên thứ 152 của tổ chức thương mại thế giới WTO, mở ra một trang mới trong phát triển và hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam. Tuy nhiên, có thể nói, đây cũng là năm khởi đầu cho những động thái mới của lạm phát, với đặc trưng là tốc độ cao và diễn biến phức tạp, chịu nhiều ảnh hưởng bởi nhân tố bên ngoài hơn so với giai đoạn trước đó. Nếu từ năm 2001 đến 2004, chỉ số CPI chỉ là 3%- 4%; đến 2004 tăng lên đến mức 9.5%; năm 2005 là 8.4%; năm 2006, CPI chỉ còn 6.6%, thì áp lực tăng giá lại bùng phát từ năm 2007 lên tới 12,63% ; năm 2008 là trên 22%; năm 2009 là 6,88%, năm 2010 là 11,75 %, 5 tháng đầu năm 2011 lên tới trên 12%..

Theo Tổng cục Thống kê, CPI năm 2007 tăng 12.63% . Đây là mức lạm phát cao nhất châu Á trong năm này, so với mức lạm phát của Trung Quốc vào khoảng 6,9%, các nước Đông Nam Á vào khoảng 5%. Hiện tượng giá tăng diễn ra ở hầu hết các nhóm hàng hóa và dịch vụ. Tuy vậy, đứng đầu về tốc độ tăng giá trong nhóm các hàng hóa tính CPI là thực phẩm (tăng 21.16%, riêng tháng 12/2007 tăng 2.98%). Nhóm hàng nhà ở và vật liệu xây dựng tăng cao thứ hai (tăng 17.12%, riêng tháng 12 tăng 3.28%). Đứng thứ ba là nhóm hàng lương thực (tăng 15.4%, riêng tháng 12 tăng 2.98%). Phương tiện đi lại và Bưu điện đứng thứ tư (tăng 7%, riêng tháng 12 tăng 1.16%)…

Biểu 2.1: Biểu đồ CPI của Việt Nam 2001-2011

Nguồn: tuoitre.com.vn)

Lạm phát thực sự bùng nổ và thực sự gây nên những bất ổn vĩ mô vào năm 2008. Đến hết tháng 6/2008, lạm phát ở Việt Nam đã là 18,44% so với 31/12/2007 và 24,8% so cùng kỳ năm trước - mức cao nhất trong 15 năm kể từ 1993. Tính trung bình 6 tháng đầu năm 2008 lạm phát lên tới 2.86% cho mỗi tháng. Lạm phát đỉnh điểm vào tháng 9 năm 2008 khi lên tới 21,87%. Liên tiếp 3 tháng 10, 11 và 12/2008, CPI tăng trưởng âm và kết thúc năm 2008, lạm phát lùi về còn 19.89%. Như vậy, CPI bình quân năm 2008 so với bình quân năm 2007 tăng 22,97%; đặc biệt, so với kỳ gốc năm 2005 đã tăng 46,07% - Đây là mức cao nhất trong vòng 17 năm qua. Bốn nhóm hàng có chỉ số giá bình quân năm 2008 tăng cao so với năm trước là: hàng ăn - dịch vụ ăn uống tăng 36,57% (riêng lương thực tăng 49,16%, thực phẩm tăng 32,36%); nhà ở - vật liệu xây dựng tăng 20,51%; phương tiện đi lại - bưu điện tăng 16% và đồ dùng - dịch vụ khác tăng 13,17%.

Những tháng đầu năm 2009 lạm phát không còn là một vấn đề đáng lo ngại của Việt Nam, khi trong tháng 1/2009 chỉ số CPI chỉ tăng 0,32%. Nếu so sánh với cùng kỳ các năm trước, nhất là vào thời gian Tết, thì đây là sự tăng rất thấp. Tháng 2/2009 chỉ số CPI có nhỉnh hơn 1,17% so với tháng 1/2009. Trong 9 tháng tiếp theo CPI giảm (tháng 3/2009), hoặc chỉ tăng nhẹ dưới 1% (từ tháng 4-11/2009). Đến tháng 12/2009, CPI đột ngột tăng cao, đạt mức tăng 1,38% so với tháng trước đó, song lạm phát cả năm chỉ có 6,52% - tức đạt chỉ tiêu Quốc hội đặt ra là dưới 7%. Đây là một trong những điểm sáng hiếm hoi trên bức tranh kinh tế Việt Nam trong bối cảnh kinh tế thế giới chưa thoát khỏi suy thoái và khủng hoảng cùng thời điểm

so sánh. Trong năm 2009, bốn nhóm hàng thiết yếu trong năm 2009 có chỉ số giá bình quân tăng ít hơn so với năm 2008 và hầu hết ở chỉ mức một con số: hàng ăn - dịch vụ ăn uống tăng 8.71%, lương thực tăng 4.57%, thực phẩm tăng 8.39%; nhà ở - vật liệu xây dựng tăng 3.46%; phương tiện đi lại giảm 1,23% và đồ dùng - dịch vụ khác tăng 11.33%.

Bước sang những tháng đầu năm 2011, sức ép từ lạm phát tiền tệ giảm dần gắn liền với xu hướng gia tăng chính sách tài chính-tiền tệ thắt chặt theo tinh thần Nghị quyết 11/NQ-CP ngày 24/2/2011 của Chính phủ; Theo đó, trong năm 2011 NHNN sẽ hạn chế mức tăng trưởng tín dụng dưới 20% so với mức thực tế tăng tới gần 30% của năm 2010; hạn chế cho vay đầu tư phi sản xuất và tiêu dùng, nhất là cho vay kinh doanh chứng khoán và bất động sản; hạn chế đầu tư công và thâm hụt ngân sách; cũng như hạn chế mua sắm trang , thiết bị và chi tiêu công khác; Đồng thời gia tăng kiểm soát, giảm thiểu tình trạng buôn bán vàng miếng và ngoại tệ không có giấy phép … Sự hợp lực của những động thái này chắc chắn đang và sẽ góp phần giảm dần tổng cầu ảo xã hội, nhất là giảm dần sức ép liên quan đến lạm phát tiền tệ trong thời gian tới như một điểm mới đáng chú ý của tính chất lạm phát ở nước ta trong năm 2011. Ngược lại, sức ép lạm phát chi phí đẩy tăng nhanh trong những tháng cuối quý 1 đầu quý 2/2011 do gắn liền trực tiếp với tăng chi phí đầu vào của nhiều hoạt động sản xuất-kinh doanh và dịch vụ-tiêu dùng từ cú sốc tăng tỷ giá và các đợt điều chỉnh tãng giá xãng dầu, điện diễn ra liên tiếp trong tháng 3/2011; từ sự gia tãng chi phí vốn gắn với cuộc đua lãi suất huy động và cho vay và từ tháng 5/2011 là việc điều chỉnh lương tối thiểu cho công nhân viên chức khu vực hành chính, sự nghiệp và các đối tượng hưởng lương từ ngân sách...

Động thái CPI những tháng đầu năm 2012 cho thấy 3 điểm nổi bật:

Thứ nhất, CPI có mức tăng thấp hơn nhiều so cùng thời điểm so sánh trong vòng 10 năm qua. Theo Tổng cục Thống kê, CPI cả nước trong tháng 2/2012 tăng 1,37% so với tháng trước (thấp hơn mức tương ứng tăng 2,09% của 2/2011 và tăng 1,96% của 2/2010); so với tháng 12/2011 tăng 2,38%; còn so với cùng kỳ năm trước tăng 16,44%. Đây là điểm mới tích cực nhất của CPI trong những tháng đầu năm 2012. Điểm mới tích cực nữa là CPI lương thực sau Tết giảm nhẹ (0,41%), cước bưu chính viễn thông tiếp tục xu hướng liên tục giảm (0,16%), và giá cả một số hàng tiêu dùng trong siêu thị được giảm bớt nhờ đợt “khuyến mại trái mùa” của

một số siêu thị những tháng sau Tết, giúp người nghèo dễ thở hơn trong gánh nặng cơm áo hàng ngày.

Biểu 2.2: Biểu đồ chỉ số giá tiêu dùng (CPI) của các tháng so với cùng kỳ năm 2011

Nguồn: Tổng cục Thống kê.

Tuy nhiên, quan sát cho thấy, mức CPI tăng thấp nêu trên, ngoài sự dồi dào nguồn cung và sự cải thiện hệ thống dự trữ, điều hòa nguồn hàng, phân phối bán lẻ, thì dường như chủ yếu lại do có sự sụt giảm mạnh về sức cầu có khả năng thanh toán trên thị trường, gắn với sự giảm sút thu nhập và thắt chặt chi tiêu của người dân trong bối cảnh khu vực doanh nghiệp đang gặp nhiều khó khăn và lương thưởng tết eo hẹp...

Thứ hai, CPI vẫn đang duy trì xu hướng truyền thống là tăng mạnh trong dịp sát trước và sau Tết Nguyên Đán. Cụ thể, sau chuỗi giảm 5 tháng liền trước đó (mức tăng CPI so với tháng trước giảm nhanh từ mức 3,32% vào tháng 3/2011 đỉnh cao nhất, xuống mức còn 0,36% vào tháng 10/2011), thì CPI đã lại tăng liên tục 4 tháng liền từ tháng 11/2011-2/2012, với mức tăng lần lượt so với tháng trước là 0,39%. 0,6%, 1% và 1,37%.

Thứ ba, các nguyên nhân gây tăng CPI về cơ bản vẫn tập trung vào những nhân tố quen thuộc, trước hết gắn với những sự gia tăng nhu cầu tiêu dùng gắn với lễ, tết và sự điều chỉnh giá cả thị trường những hàng hóa đầu vào nhậy cảm trên diện rộng.

Biểu 2.3: Chỉ số giá tiêu dùng các tháng năm 2012

Nguồn: Tổng cục Thống kê.

CPI trong 10 năm gần đây đã liên tục tăng trên 1% vào các tháng ngay sau Tết Nguyên Đán. Tình trạng tăng giá hàng hoá và dịch vụ chung trên cả nước trong những tháng đầu năm có nguyên nhân truyền thống, trực tiếp và dễ nhận thấy chính là sự gia tăng đột ngột vượt trội mọi thời điểm khác trong cả năm về nhu cầu và sức tiêu thụ các hàng hoá và dịch vụ tiêu dùng, sự lợi dụng đẩy giá lên cao do khả năng thanh toán và tâm lý dễ dãi trong tiêu dùng, mua sắm gắn với dịp Tết cổ truyền dân tộc, nhất là ở các đô thị tập trung dân cư và có quy mô thị trường tiêu thụ lớn, như các Thành phố Hà Nội và Hồ Chí Minh.

Thực tế những tháng đầu năm đang cho thấy, khả năng hiện thực hóa mục tiêu kiềm chế lạm phát năm 2012 xuống còn 1 con số được xác lập bởi những nhân tố tích cực, như: nhận thức và quyết tâm chính trị mới từ cấp cao nhất; sự nhất quán chính sách tài chính-tiền tệ linh hoạt và thận trọng, theo hướng tiếp tục thắt chặt, giảm bớt khối lượng và nâng cao hiệu quả đầu tư công; xúc tiến đổi mới mô hình và cơ chế phát triển; sự dồi dào của các nguồn hàng hóa và lao động; sự năng động và

bản lĩnh thương trường của đội ngũ doanh nghiệp; vị thế quốc tế và lòng tin của thế giới đối với tiềm năng phát triển trung và dài hạn của Việt Nam ngày càng được củng cố ..

Biểu 2.4. CPI tháng 1 từ năm 2002-2011

(Nguồn: GSO)

Tuy nhiên, bên cạnh đó, sức ép lạm phát cao vẫn tiếp tục hiện diện, mà nổi bật là:

Thứ nhất, Việt Nam tiếp tục chịu ảnh hưởng tiêu cực từ hệ quả cuộc khủng hoảng nợ công và suy giảm kinh tế toàn cầu, trực tiếp làm giảm động lực tăng trưởng từ mở rộng xuất khẩu, thậm chí tô đậm hơn xu hướng bảo hộ kỹ thuật từ cả 3 thị trường xuất khẩu lớn nhất là Mỹ, EU và Nhật Bản; Ngoài ra, Việt Nam còn chịu áp lực tăng lạm phát trên thế giới gắn với các động thái tiêu cực về chính sách tiền tệ, thị trường tài chính & căng thẳng chính trị trong nước, cũng như quan hệ quốc tế ở nhiều nơi trên thế giới.

Thứ hai, nền kinh tế Việt Nam phát triển còn thiếu bền vững, chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh còn thấp, còn nhiều nút thắt nội tại chưa dễ tháo gỡ; đòi hỏi nhiều hơn các nỗ lực và chi phí tài chính cho ổn định vĩ mô và bảo vệ chủ quyền quốc gia. Sản xuất kinh doanh của khu vực doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn gắn với chi phí vốn cao và gia tăng cạnh tranh quốc tế. Nợ xấu tích lũy tăng và áp lực thanh khoản của một số ngân hàng thương mại tiếp tục khó khăn; nhập siêu còn lớn, cán cân thanh toán quốc tế và dự trữ ngoại hối khó cải thiện nhanh chóng và căn bản; thị trường tài chính, tỷ giá và giá vàng trên thị trường có nhiều khả năng vẫn biến động bất thường. Nguy cơ mất ổn định kinh tế vĩ mô có thể trở thành thách

thức lớn hơn nếu không có giải pháp quyết liệt, hiệu quả. Tham nhũng, lãng phí và sự chi phối của lợi ích nhóm chưa được đẩy lùi; Hệ số tín nhiệm quốc gia thấp và chỉ số cạnh tranh tụt bậc liên tiếp nhiều năm...

Thứ ba, CPI năm 2012 còn chịu tác động của làn sóng tăng giá hàng thiết yếu và nhậy cảm cao.

Giá gas liên tiếp tăng 5 lần, tổng cộng khoảng 25% trong vòng 2 tháng qua gắn với giá gas trên thị truờng thế giới tăng 145 USD/tấn trong tháng 2/2012 và 180 USD/tấn trong tháng 3/2012. Việt Nam hiện nhập tới 70% tổng tiêu thụ xăng, dầu và 60% tổng tiêu thụ Gas hàng năm, vì vậy, giá trong nước tùy thuộc nhiều vào giá nhập khẩu. Giá xăng dầu thế giới trong năm 2012 có thể sẽ tăng khá mạnh gắn với các biện pháp trừng phạt đối với Iran của Mỹ và EU và tình hình gián đoạn nguồn cung từ các nước như Syria, Yemen và Sudan; cũng như gắn với kết quả phục hồi tích tăng trưởng của Mỹ và nhiều nước lớn trên thế giới…

Giá sữa trong suốt thời gian qua tăng liên tục, đồng loạt và từ đầu tháng 3/2012, nhiều hãng sữa trong nước đã công bố sẽ điều chỉnh giá bán lẻ từ 10 – 12% do tác động từ tăng giá nguyên liệu sản xuất sữa và các chi phí vận chuyển, tiền lương nhân công, bao bì, in ấn, giá điện, than, xăng dầu, đồng thời cả gắn với độc quyền và tâm lý sính ngoại của người tiêu dùng như là hệ quả của sự quảng cáo quá mức, cũng như kẽ hở trong quản lý Nhà nước.

Giá của một số mặt hàng hoá mỹ phẩm trong tháng 3/2012 cũng đang bị đề nghị tăng từ một số nhà cung cấp hàng cho các siêu thị lớn, với mức tăng từ 5-10%. Nhóm ngành hàng đề nghị tăng nhiều nhất là xà bông cục, nước rửa tay, chăm sóc cơ thể, tẩy rửa, băng vệ sinh, một số đồ dùng và thực phẩm giành cho trẻ em,…với lý do là nguyên liệu đầu vào tăng hoặc thay đổi bao bì, mẫu mã mới.

Giá nước sinh hoạt ở nhiều đô thị lớn cũng tăng mạnh, như từ ngày 1/1/2012 Tp Hồ Chí Minh tiếp tục tăng10% còn Tp Hải Phòng tăng khoảng 40%. Đặc biệt, theo dự thảo thông tư về khung giá nước sạch sinh hoạt do Bộ Tài chính xây dựng đầu năm 2012, giá nước sạch có thể lên tới 18.000 đồng/m3. Như vậy, so với mức giá hiện hành, mức trần của khung giá mới có thể tăng thêm từ 3.000 - 6.000 đồng/lít do phải được tính đúng, tính đủ các yếu tố chi phí sản xuất trong quá trình sản xuất, phân phối nước sạch.

Giá thành điện 2012 dự kiến sẽ là 1.242 đồng mỗi kWh, tăng 4,6% so với 2011, Theo Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải, giá điện bình quân của Việt Nam hiện là 5,6 cent; trong khi tính đúng, tính đủ chi phí, mức giá vào khoảng 9,6 cent. Điều đó có nghĩa rằng giá điện sẽ tiếp tục tăng để bù đắp chi phí ….

Những làn sóng tăng giá các hàng thiết yếu nêu trên -vốn chiếm tỷ trọng lớn trong rổ tính CPI của Việt Nam- đang và sẽ làm cho mục tiêu an sinh xã hội bị đe dọa trực tiếp, đời sống người dân trở nên đắt đỏ, mức sống thực tế của người dân bị hạ thấp; Hơn nữa, chúng còn gây áp lực tăng lạm phát chi phí đẩy khiến CPI tháng 3/2012 sẽ khó bắt đầu chu kỳ giảm theo thông lệ, mà ngược lại, có thể sẽ tiếp tục tăng với mức cao và trực tiếp đe dọa khả năng hiện thực hóa mục tiêu kiềm chế lạm phát xuốn 1 con số của Việt nam năm 2012.

Nói cách khác, có nhiều tín hiệu cho thấy, nếu không kiểm soát tốt các sức ép lạm phát, nhất là các sức ép tăng giá từ nhóm hàng thiết yếu, có tính độc quyền và chi phí đẩy nêu trên, thì không loại trừ CPI của Việt Nam cả năm 2012 sẽ ở mức 7,5-8% so với tháng 12/2011.

Mặc dầu sức ép lạm phát tiền tệ đang và sẽ tiếp tục giảm do sự kiên định thực hiện Nghị quyết 11 Chính phủ; nhưng sức ép lạm phát cao vẫn duy trì trong thời gian tới do: i) Xu hướng tăng lạm phát chung của thế giới (lạm phát ngoại nhập); ii) Sự để ngỏ khả năng điều chỉnh tăng giá xăng, dầu, điện và một số mặt hàng đầu vào và độc quyền khác theo động thái giá thị trường (lạm phát chi phí đẩy) dù trước mắt vẫn phải tuân thủ một số hạn chế nhất định về thời gian và bước giá khi điều chỉnh; iii) Sự gia tăng những bất ổn và khắc nghiệt về thời tiết, sâu bệnh; iiii) Những bất cập trong cơ cấu kinh tế, phối hợp thực hiện chính sách và cả do yếu tố quản lý, tâm lý, đầu cơ thị trường…Hơn nữa, việc chưa kiên quyết cắt

Một phần của tài liệu Một số giải pháp kiềm chế lạm phát ở Việt Nam từ khi gia nhập WTO đến nay (Trang 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)