trƣớc năm 2007
Xét dưới góc độ quan điểm và chính sách chính thức đối với vấn đề lạm phát ở Việt Nam, có thể chia diễn biến quá trình này ở Việt Nam từ năm 1976 (năm đầu tiên thống nhất cả nước) đến nay ra làm 5 thời kỳ sau:
Thời kỳ thứ nhất, từ 1976 đến 1980: thời kỳ được coi là không có lạm phát theo quan niệm kinh tế chính trị phổ biến trong các nước XHCN đương thời và không được phản ánh trong các thống kê chính thức. Tuy nhiên, trên thực tế, ở Việt Nam khi đó vẫn có lạm phát thể hiện ở sự khan hiếm hàng hóa, dịch vụ và sự giảm sút chất lượng của chúng; đồng thời được ghi nhận trong sự diễn biến gia tăng giá bán lẻ hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng trên thị trường xã hội ở mức trên dưới 20%/năm.
Thời kỳ thứ hai: từ 1981 đến 1988: thời kỳ lạm phát đã chuyển từ dạng ẩn sang dạng mở song vẫn chưa được thừa nhận trong các văn kiện chính thức. Vấn đề này chỉ được quy vào xử lý các khía cạnh giá - lương - tiền, mà lại chủ yếu bằng các giải pháp hành chính, như xem xét và điều chỉnh đơn giản giá cả trong khu vực thị trường có tổ chức những năm 1981, 1985, 1987 và bù giá vào lương, đổi tiền năm 1985 vv... đây là thời kỳ xuất hiện siêu lạm phát với 3 chữ số kéo dài suốt 3 năm (1986 - 1987 -1988) và đạt đỉnh cao nhất trong lịch sử kinh tế hiện đại nước ta suốt nửa thế kỷ nay.
Thời kỳ thứ ba, từ tháng 5/1988 đến năm 1991 là thời kỳ lần đầu tiên lạm phát được chính thức thừa nhận bằng Nghị quyết số 11 về đấu tranh với lạm phát của ủy ban Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam. Ngay sau khi nghị quyết ra đời, những chương trình chống lạm phát được soạn thảo ở nhiều cơ quan thuộc các cấp, các ngành khác nhau; vài chục dự án chống lạm phát ra đời, bổ sung, thậm chí cả mâu thuẫn nhau về quan điểm đánh giá tình hình và đề xuất các giải pháp thực tế. Các biện pháp chống lạm phát được gắn với quá trình đổi mới, thực hiện các cải cách thị trường ở Việt Nam. Song chúng mới ở dạng thử nghiệm, chưa đồng bộ, ngập ngừng, lúc tiến, lúc lùi, với những đợt sốc nhỏ, đã thu được thành công đáng
kể năm 1989, sau đó bị chững lại do tình hình trong nước và quốc tế có biến động mạnh. Việt Nam bước vào thời điểm thử thách khó khăn nhất của đất nước kể từ năm 1975.
Thời kỳ thứ tư, từ cuối năm 1991 đến 2006, thời kỳ mà chống lạm phát được gắn quyện hữu cơ với chính sách đổi mới toàn diện đất nước. Kết quả thu được là khả quan và khá vững chắc, từ đó rút ra được nhiều bài học quý cho việc định hướng chính sách chống lạm phát và những cải cách thị trường trong tương lai. Đây cũng là thời kỳ tiêu biểu và chứa đựng khá đầy đủ đặc điểm cuộc đấu tranh chống lạm phát ở Việt Nam.
Thời kỳ thứ năm, từ năm 2007 đến nay, thời kỳ mà lạm phát có nhiều biến động mới, có tốc độ cao, diễn biến phức tạp gắn với việc Việt Nam chính thức trở thành thành viên thứ 152 của Tổ chức thương mại thế giới (WTO ) với tất cả những tác động 2 mặt của nó.
Lạm phát ở Việt Nam có những đặc điểm tương đồng với lạm phát ở các nước phương Tây những năm 70; chẳng hạn như mức độ tăng giá chung vượt đáng kể mức tăng tổng sản phẩm xã hội làm mất giá tiền tệ, giảm sút tiền lương thực tế, gây thiệt hại cho các khoản tiền gửi tiết kiệm và cho vay, phát hành tiền (nhất là trước năm 1992) gia tăng vượt mức tăng trưởng kinh tế và có sự khan hiếm bởi mất cân đối cung – cầu vv....
Đồng thời, lạm phát ở Việt Nam có những điểm khác phân biệt với lạm phát ở các nước phương Tây ở chỗ: lạm phát ở phương Tây là lạm phát trong nền kinh tế thị trường dựa trên sở hữu tư nhân về tư liệu sản xuất, nhà nước có vai trò điều chỉnh nền kinh tế, song không phải bằng các biện pháp hành chính - mệnh lệnh; nền kinh tế thị trường ở các nước này hoạt động khá hiệu qủa mặc dầu không phải với mức độ như nhau giữa các nước; ở các nước này, thường xuyên xuất hiện sự mất cân đối trong nền kinh tế, nhưng chúng không mang tính nghiêm trọng và được hiệu chỉnh lại chủ yếu bởi thị trường và cả bởi ảnh hưởng của nhà nước.
Đối với Việt Nam, lạm phát chuyển từ dạng ẩn sang dạng mở với tốc độ cao và không ổn định trong suốt một thời kỳ khá dài tới hàng chục năm. Lạm phát diễn ra trong bối cảnh mất ổn định của nền kinh tế đồng thời chính là tác nhân khá mạnh gây ra sự bất ổn định đó. Lạm phát được tăng cường bởi sự thiếu hụt ngân sách, mất cân đối cán cân thanh toán, ngoại thương, nợ nước ngoài nặng nề. Đó là lạm
phát như là sản phẩm của cơ chế hành chính, mệnh lệnh, phân phối và duy ý chí. Lạm phát của một nền kinh tế kém phát triển và đang trong giai đoạn chuyển đổi cơ chế, nơi độc quyền nhà nước còn mang đậm tính chất phi kinh tế và được dung dưỡng bởi những chỉ thị của nhà nước và tồn tại thống trị phổ biến trong tất cả các lĩnh vực
Hơn nữa, lạm phát ở Việt Nam thời kỳ đầu Đổi mới diễn ra trong một nền kinh tế đóng cửa, phụ thuộc một chiều vào các nguồn viện trợ bên ngoài. Trên thực tế, trước năm 1988 không có đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam. Các biên giới đều bị khép lại với chế độ xuất - nhập cảnh, cũng như lưu thông hàng hóa rất nghiêm ngặt, phiền phức. Cơ cấu kinh tế chủ yếu có tính hướng nội, khép kín, thay thế hàng nhập khẩu và không khuyến khích xuất khẩu. Năm 1988 kim ngạch xuất khẩu chỉ đạt mức 16,2 rúp/đôla trên đầu người, tức thấp hơn rất nhiều so với mức trung bình của các nước đang phát triển của năm đó là khoảng 150 USD/người. Còn mức nhập khẩu trung bình là 43,2 rúp/đôla trên đầu người, tức cao hơn mức xuất khẩu tới 2,6 lần. Chính sách phong tỏa, cấm vận kinh tế của Mỹ trong quan hệ đối với Việt Nam, những xung đột biên giới bằng quân sự và sự xấu đi quan hệ Việt Nam - Trung quốc, Việt Nam - Campuchia đã gây phương hại toàn diện cả kinh tế lẫn chính trị cho Việt Nam. Luồng viện trợ từ bên ngoài thì chủ yếu một chiều từ các nước XHCN, không có ODA từ phía các nước phi XHCN; Đầu tư lại chủ yếu tập trung cho thực hiện các dự án công nghiệp lớn, dài hạn, chậm hoàn vốn và đòi hỏi những chi phí đối ứng to lớn về vật chất và nhân lực trong nước. Người ta đã tính toán rằng, để hấp thụ được 1 rúp viện trợ nước ngoài dưới dạng thiết bị tổng hợp, Việt Nam cần chi 1 - 2 rúp đối ứng từ nguồn tiền trong nước để xây dựng và trả công lao động. Vì thế, mặc dầu đã có những tác động tích cực cho phát triển kinh tế Việt Nam, song viện trợ nước ngoài cũng trở thành một nhân tố làm tăng tình trạng thiếu hụt ngân sách và tăng gánh nặng nợ nần nhà nước kinh niên ở Việt Nam.
Thiếu hụt ngân sách còn bị làm sâu sắc thêm bởi những chi phí không nhỏ để khắc phục hậu quả của những cuộc chiến tranh kéo dài (bao gồm cả tiền nuôi dưỡng quân đội khá đông đảo, trợ cấp hưu trí, trợ cấp nạn nhân chiến tranh) và của những trận thiên tai thường xuyên hàng năm.
nên cơ cấu kinh tế Việt Nam còn bị mất cân đối và không hợp lý nghiêm trọng giữa công nghiệp - nông nghiệp, công nghiệp nặng - công nghiệp nhẹ, nhất là ngành sản xuất hàng tiêu dùng, giữa sản xuất - dịch vụ. Chúng làm gia tăng xu hướng khan hiếm và giảm sút chất lượng hàng hóa - dịch vụ trong khi đầu tư từ những nguồn vốn lạm phát có xu hướng tăng nhanh liên tục.
Tất cả những đặc điểm của nền kinh tế Việt Nam được nêu ra trên đây cũng chính là cội nguồn và nguyên nhân trực tiếp hay gián tiếp, ở mức độ này hay khác, gây ra tình trạng khan hiếm hàng hóa, dịch vụ, tăng chi phí sản xuất, thiếu hụt ngân sách triền miên, tăng mức cung tiền không tuân theo quy luật lưu thông tiền tệ... và do đó, gây ra lạm phát. Đồng thời, lạm phát ở VN còn bị làm trầm trọng thêm bởi những bất cập với thực tế cả về nhận thức lẫn về hành động của chính phủ trong đối xử với lạm phát nói riêng cũng như trong vai trò quản lý điều tiết nền kinh tế nói chung.
Tháng 5-1998, Bộ chính trị đã thông qua nghị quyết số 11 chuyên về đấu tranh với lạm phát. Như vậy là, lần đầu tiên ở Việt nam, lạm phát được chính thức thừa nhận ở cấp lãnh đạo cao nhất của Đảng và quốc gia. Nhờ đó, một loạt biện pháp lớn có tính chất thị trường được thảo luận và đưa vào thực hiện nhằm ổn định tài chính - lưu thông tiền tệ và tạo ra bước đệm cho thời kỳ phát triển tiếp theo của đất nước. Những biện pháp quan trọng nhất trong số đó là: Thực hiện cơ chế giá cả thị trường đối với hầu hết các mặt hàng thông qua liệu pháp sốc có điều tiết (đến cuối năm 1989, chính phủ chỉ còn định giá trực tiếp một số mặt hàng chủ yếu nhất như vận tải và bưu điện, điện, xăng, dầu..); Thu hẹp độc quyền kinh doan cảu các doanh nghiệp Nhà nước,mở cửa thu hút đầu tư nước ngoài, khuyến khích phát triển nền kinh tế nhiều thành phần, trong đó cso đầu tư tư nhân trong nước; Sắp xếp đổi mới khu vực kinh tế Nhà nước; Cải cách mạnh mẽ các chính sách tài chính tiền tệ theo nguyên tác ngày càng mang tính thị trường đầy đủ hơn, đặc biệt là việc chấm dứt việc phát hành bù đắp thâm hụt ngân sách nhà nước, thực hiện lãi suất thực dương (theo nguyên tắc lãi suất cho vay lớn hơn lãi suất tiết kiệm và lãi suất tiết kiệm này lại lớn hơn mức lạm phát), duy trì một tỷ giá tương đối ổn định; Thành lập hệ thống ngân hàng 2 cấp (có sự phân biệt rõ chức năng quản lý nhà nước và chức năng kinh doanh tiền tệ - ngân hàng); Thành lập thị trường nội tệ liên ngân hàng (7/ 1993) và thị trường ngoại tệ liên ngân hàng (10/ 1994) trên cơ sở các trung tâm giao
dịch ngoại tệ đang hoạt động từ năm 1992, để tiến hành các hoạt động kinh doanh tiền tệ có tổ chức, dưới sự điều hành của Ngân hàng nhà nước; Nỗ lực cải thiện môi trường đối ngoại nhằm tạo điều kiện thuận lợi và an toàn cho phát triển kinh tế; đẩy mạnh hoạt động xuất - nhập khẩu; cải cách và nâng cao năng lực quản lý của bộ máy Nhà nước, đồng thời nhấn mạnh nhân tố con người trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội.