Đánh giá chung về phân tích tài chính tại Công ty TNHH Tâm Châu

Một phần của tài liệu Hoàn thiện phân tích tài chính tại Công ty TNHH Tâm Châu (Trang 65)

Qua thực trạng phân tích tích tài chính tại Công ty TNHH Tâm Châu trong thời gian qua, có thể rút ra một số nhận xét đánh giá sau:

2.3.1. Những kết quả đã đạt được

- Công ty thực hiện đúng chế độ, chính sách của Nhà nƣớc về quản lý tài chính, việc lập các báo cáo tài chính và tính toán một số chỉ tiêu tài chính cơ bản: bố trí cơ cấu tài sản và cơ cấu nguồn vốn, khả năng thanh toán, khả năng sinh lời đƣợc thực hiện đầy đủ và đúng thời hạn quy định.

- Số liệu trong báo cáo tài chính: Những số liệu cung cấp trong báo cáo tài chính là xác thực và đáng tin cậy, dựa trên nguồn thông tin chính xác, đem lại một bức tranh chân thực về tình hình tài chính của Công ty.

- Bộ phận Kế toán của Công ty: Nhìn chung, từng kế toán phần hành và kế toán tổng hợp đều hoàn thành tốt các công việc đƣợc giao, đảm bảo cung cấp số liệu đầy đủ, chính xác. Nhân viên kế toán làm việc với tinh thần trách nhiệm cao, không ngừng tìm tòi, học hỏi, nghiên cứu nhằm nâng cao trình độ chuyên môn và kỹ năng làm việc.

- Công tác kế toán sử dụng máy tính luôn đƣợc hoàn thiện và nâng cao trình độ, bổ sung thêm các khoản mục mới cho phù hợp với các thay đổi của chế độ kế toán. Đồng thời trình độ sử dụng máy vi tính của kế toán viên dần đƣợc nâng cao, làm cho hiệu quả làm việc tăng, đáp ứng đƣợc tính nhanh chóng và chính xác của các thông tin kế toán.

- Về phƣơng pháp phân tích: Hiện tại, Công ty đang sử dụng phƣơng pháp phân tích tỷ số và phƣơng pháp so sánh. Đây là những phƣơng pháp thông dụng và có hiệu quả không thể thiếu đối với công tác phân tích.

- Về quy trình phân tích: Năm 2011, Công ty thực hiện đúng quy trình phân tích đã đặt ra, tuy quy trình còn sơ sài nhƣng cũng đem lại những hiệu quả nhất định so với các năm trƣớc đây.

2.3.2. Những hạn chế và nguyên nhân

2.3.2.1. Những hạn chế

Bên cạnh những kết quả đạt đƣợc, phân tích tài chính tại Công ty TNHH Tâm Châu vẫn tồn tại một số hạn chế do Công ty chƣa đƣợc triển khai có hệ thống trên toàn diện các mặt: Mục tiêu, căn cứ, nội dung, chỉ tiêu, quy trình và tổ chức phân tích tài chính:

* Về mục tiêu phân tích: Công ty chƣa xác định đƣợc tầm quan trọng của

mục tiêu phân tích tài chính, nên chƣa đƣa ra đƣợc mục tiêu chính của phân tích tài chính là: nhận dạng điểm mạnh, điểm yếu, thuận lợi, khó khăn về mặt tài chính để làm rõ: hiệu quả tài chính và rủi ro tài chính, phân tích và đề ra giải pháp cải thiện vị thế tài chính của Công ty.

* Căn cứ để phân tích:

- Thông tin phân tích: Tuy việc lập báo cáo tài chính và tính toán các chỉ tiêu đƣợc thực hiện theo đúng thời gian quy định, nhƣng các chỉ tiêu phân tích chƣa đầy đủ và chƣa có hệ thống.

- Thông tin sử dụng cho việc phân tích còn rất nghèo nàn, chủ yếu dựa vào các con số trên Bảng cân đối kế toán và Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh.

- Chƣa có các chỉ tiêu tài chính quan trọng nhƣ: Báo cáo thu nhập, chỉ tiêu tài chính mục tiêu.

* Nội dung phân tích: Qua tìm hiểu về nội dung phân tích tài chính cho thấy nội dung phân tích tài chính tại Công ty còn thiếu rất nhiều, cụ thể nhƣ sau:

- Công ty mới chỉ phân tích khái quát tình hình tài chính qua các báo cáo tài chính và cơ cấu tài sản – nguồn vốn, còn thiếu nội dung rất quan trọng trong mục này là phân tích các cân đối tài chính. Cụ thể, Công ty chƣa tiến hành phân tích diễn biến nguồn vốn – sử dụng vốn nên chƣa nắm đƣợc nguyên nhân sâu xa dẫn đến nguồn vốn luân chuyển năm 2011 âm gần 39 tỷ đồng (đây đƣợc xem là vấn đề hết sức quan trọng đối với sự phát triển bền vững của một doanh nghiệp). Chính vì chƣa phân tích và chƣa nắm rõ về vấn đề này nên trong năm 2011 Công ty đã gặp phải một số khó khăn trong việc thanh toán do tài chính mất cân đối.

- Việc phân tích cơ cấu tài sản và nguồn vốn của Công ty đơn thuần mới đƣa ra kết luận về tỷ lệ % của từng khoản mục trên khoản mục tổng, không nhìn thấy đƣợc mối liên hệ giữa cơ cấu tài sản của doanh nghiệp và cơ cấu vốn tài trợ cho nó.

- Tập hợp đƣợc các chỉ tiêu phân tích hiệu quả tài chính về khả năng sinh lời, song các chỉ tiêu cũng vẫn chƣa đầy đủ và thiếu hẳn phần lớn nội dung phân tích khả năng quản lý tài sản; nội dung về rủi ro tài chính cũng mới chỉ tiến hành phân tích khả năng thanh toán thiếu nội dung phân tích về công nợ và khoản phải thu, khả năng quản lý nợ.

- Việc phân tích báo cáo lƣu chuyển tiền tệ cũng chƣa đƣợc Công ty sử dụng đến nên Công ty chƣa nắm đƣợc một cách sâu sát tiền phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh và đầu tƣ đến từ đâu, do đó chƣa biết đƣợc nguyên nhân tại sao lại sử dụng chƣa có hiệu quả tài sản và nguồn vốn của mình.

- Nội dung rất quan trọng về phân tích tổng hợp tình hình tài chính, từ đó đƣa ra những đánh giá chung về tình hình tài chính thì Công ty lại chƣa thực hiện đƣợc.

* Về phƣơng pháp phân tích: Công ty chƣa sử dụng các phƣơng pháp thông dụng và quan trọng nhƣ phƣơng pháp Du Pont , phƣơng pháp đồ thị , phƣơng pháp thay thế liên hoàn . Do vậy, Công ty chƣa đánh giá đƣợc chính xác và chƣa có cái nhìn tổng thể về tình hình tài chính của doanh nghiệp.

* Các chỉ tiêu tài chính: Các chỉ tiêu tài chính Công ty đang sử dụng chƣa đầy đủ, chƣa phản ánh đƣợc thực trạng tài chính của Công ty.

* Quy trình phân tích:

Quy trình phân tích hiện tại Công ty đang thực hiện còn hết sức sơ sài, chƣa áp dụng đúng và đầy đủ quy trình phân tích tài chính quan trọng, dẫn đến chất lƣợng công tác phân tích tài chính không cao, thời gian không đảm bảo, thiếu linh hoạt trong quá trình phân tích và đƣa ra kết quả thiếu chính xác.

Tài liệu phân tích trên cơ sở báo cáo tài chính đƣợc hợp nhất từ các mảng kinh doanh của Công ty, đƣợc thực hiện một năm một lần và thƣờng có kết quả chính thức vào tháng 3 năm sau. Do đó, việc phân tích tài chính năm trƣớc đƣợc

tiến hành vào đầu tháng 4 năm sau nên kết quả phân tích không đƣợc sử dụng kịp thời.

* Tổ chức phân tích tài chính:

Việc phân tích tài chính mới chỉ thực hiện theo kỳ kế toán trên các yêu cầu về biểu mẫu kế toán hiện hành, chƣa đƣợc tổ chức có hệ thống. Do vậy kết quả phân tích tài chính của Công ty mới chỉ là những con số nằm trên báo cáo. Việc phân tích mới chỉ dừng lại ở sự so sánh đơn giản các chỉ tiêu năm trƣớc và năm nay, chƣa đánh giá đƣợc nguyên nhân cốt lõi của vấn đề.

Trong quá trình phân tích, các số liệu không đƣợc so sánh theo chuỗi thời gian để tìm ra xu hƣớng vận động của các chỉ tiêu nhằm mục đích dự báo tình hình tài chính trong tƣơng lai.

Việc tổng kết nhìn nhận, đánh giá những thành công và hạn chế, những mặt mạnh, mặt yếu và nguy cơ thách thức nhằm rút kinh nghiệm đồng thời đƣa ra giải pháp từ kết quả phân tích chƣa bao giờ đƣợc thực hiện. Do đó, chƣa phải là công cụ giúp các nhà quản lý ra các quyết định kinh doanh.

2.3.2.2. Nguyên nhân

Thứ nhất:Do Công ty chƣa coi trọng công tác tài chính nên việc phân tích chỉ mang tính hình thức và thủ tục, mới chỉ là sự tính toán các con số một cách đơn thuần, chƣa thiết lập quy chế phân tích tài chính cụ thể, rõ ràng. Vì vậy, từ nội dung phân tích cho đến các chỉ tiêu tài chính phân tích, quy trình phân tích, tổ chức phân tích… đều còn thiếu rất nhiều nội dung quan trọng.

Thứ hai: Công ty chƣa có đội ngũ nhân sự chuyên trách chịu trách nhiệm phân tích, ngƣời chịu trách nhiệm phân tích chính hiện tại vẫn là kế toán trƣởng của Công ty.

Thứ ba: Nhà nƣớc chƣa có những quy định, quy chế bắt buộc về công tác phân tích tài chính ở các doanh nghiệp. Chính vì vậy, việc phân tích tài chính gặp khá nhiều khó khăn. Các doanh nghiệp nói chung, cũng nhƣ các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh nói riêng chƣa thực hiện một cách có cơ sở khoa học công tác phân

tích tài chính. Do đó, thông tin tài chính cung cấp cho các nhà quản lý doanh nghiệp cũng nhƣ các đối tƣợng bên ngoài còn nhiều hạn chế.

Thứ tư: Hoạt động phân tích tài chính của doanh nghiệp chƣa đƣợc các cấp, các ban ngành liên quan quan tâm đúng mức; các ngành chƣa xây dựng đƣợc số liệu trung bình chung của ngành. Việc xây dựng chỉ số trung bình ngành đem lại cho công tác phân tích tài chính rất nhiều thuận lợi, có thể đánh giá thực trạng tài chính doanh nghiệp chính xác và toàn diện.

Thứ năm:Công tác kế toán của Công ty:

+ Do có nhiều nhân tố khách quan và chủ quan tác động nên công tác kế toán của Công ty vẫn còn một số mặt chƣa hoàn thiện, cụ thể là quy trình phân tích tài chính tại Công ty còn chƣa rõ ràng, chƣa áp dụng đúng và đầy đủ quy trình phân tích tài chính quan trọng nên chƣa thực sự đáp ứng đƣợc yêu cầu của công tác quản lý.

+ Trình độ của cán bộ kế toán chƣa đồng đều dẫn đến tiến độ làm việc giữa các bộ phận kế toán chƣa đƣợc đồng bộ.

Công ty TNHH Tâm Châu dự kiến tiến hành cổ phần hóa trong năm 2013, các thông tin về tình hình tài chính của Công ty là mối quan tâm sát sao của các cổ đông, của nhà đầu tƣ, của ngân hàng… nhƣng các chỉ số phân tích tài chính mà Công ty đƣa ra chƣa phản ánh hết tiềm năng tài chính thực sự của Công ty, vì vậy chƣa thoả mãn lòng mong đợi của các đối tƣợng quan tâm này.

CHƢƠNG 3

HOÀN THIỆN PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY TNHH TÂM CHÂU

3.1. Định hƣớng phát triển kinh doanh của Công ty TNHH Tâm Châu trong thời gian tới thời gian tới

3.1.1. Định hướng sản xuất kinh doanh

Mục tiêu trở thành công ty hàng đầu Việt Nam trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh trà Oolong cao cấp, Công ty TNHH Tâm Châu đã đƣa ra những chiến lƣợc phát triển dựa trên các nguồn lực hiện có để đi lên giàu mạnh, phát triển thân thiện và hài hòa với môi trƣờng, với địa phƣơng và cộng đồng, với đối tác và bạn hàng, không ngừng nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho ngƣời lao động; nhiệm vụ đặt ra cho Công ty trong thời gian tới là:

* Tăng trƣởng kinh doanh một cách bền vững, dần dần cải tạo môi trƣờng làm việc và môi trƣờng sống an toàn – thân thiện, nâng cao đời sống của ngƣời lao động. Trong đó, ngoài việc tập trung phát triển các mảng kinh doanh chủ yếu là sản xuất kinh doanh trà, thƣơng mại – dịch vụ, Công ty còn chú trọng đến phát triển nông nghiệp, phát triển du lịch sinh thái – những ngành Công ty hiện đang có lợi thế cạnh tranh để tăng dần tỷ trọng nguồn thu từ những ngành này.

* Đa dạng hóa hoạt động sản xuất kinh doanh nhằm tổng hòa tốt các giá trị trong chuỗi hoạt động. Các mảng hoạt động sẽ bổ trợ cho nhau nhằm cùng nhau phát triển, từ đó làm cho Công ty ngày càng vững mạnh.

Để thực hiện được các nhiệm vụ trên, Công ty theo đuổi những mục tiêu sau:

- Đẩy mạnh tiến trình đổi mới, hiện đại hóa quy trình công nghệ kỹ thuật trong lĩnh vực sản xuất trà Oolong, giảm thiểu các tác hại xấu đến môi trƣờng, đảm bảo an toàn trong sản xuất, tăng năng suất và hiệu suất lao động.

- Đẩy mạnh công tác nghiên cứu nhằm cho ra đời những sản phẩm có sự đột phá về chất lƣợng, mẫu mã, mang giá trị thƣơng hiệu cao, tạo ra lợi nhuận lớn cho Công ty.

- Tăng cƣờng hoạt động đầu tƣ vào các vùng nguyên liệu nhằm nâng cao tính ổn định, đảm bảo nguồn nguyên liệu đầu vào phục vụ sản xuất và tạo ra lợi thế cạnh tranh về giá thành sản xuất.

- Đa dạng hóa các lĩnh vực sản xuất kinh doanh, tận dụng tốt nhất lợi thế của từng lĩnh vực, lấy điểm mạnh của lĩnh vực này bù đắp cho điểm yếu của lĩnh vực kia, các lĩnh vực cần phải bổ trợ cho nhau nhằm khai thác một cách có hiệu quả nhất các nguồn lực hiện có.

- Mở rộng thị trƣờng tiêu thụ, ngoài việc phát triển thị trƣờng trong nƣớc Công ty cũng từng bƣớc thực hiện quảng bá thƣơng hiệu và phát triển ra thị trƣờng nƣớc ngoài mà đặc biệt là thị trƣờng Nhật Bản thông qua chƣơng trình hội chợ xúc tiến thƣơng mại hoặc thông qua việc ký kết các hợp đồng ủy thác làm nhà phân phối độc quyền sản phẩm Tâm Châu tại thị trƣờng nƣớc ngoài. Bên cạnh đó, Công ty cũng quan tâm đến các khách hàng mua lẻ tại Úc, Mỹ, Canada, Đức…

3.1.2. Định hướng tài chính

Song song với mục tiêu kinh doanh đã đề ra là những mục tiêu về tài chính mà Công ty phải đạt đƣợc đó là:

* Mức độ tăng trƣởng doanh thu qua từng năm phải đạt bình quân trên 40%. * Tỷ trọng từng mảng kinh doanh có sự điều chỉnh cho phù hợp với định hƣớng phát triển kinh doanh của Công ty trong thời gian tới: Mảng nông trƣờng giảm tỷ trọng bình quân từ 10,6% xuống còn khoảng 7%. Mảng sản xuất kinh doanh trà tăng tỷ trọng bình quân từ 45% lên thành 54%. Mảng thƣơng mại dịch vụ giảm tỷ trọng bình quân từ 42% xuống còn 39%. Nhƣ vậy, sự điều chỉnh tỷ trọng ở mảng sản xuất kinh doanh trà là mạnh nhất, qua đó có thể thấy đây chính là ngành mũi nhọn và chiến lƣợc mà Công ty tập trung đầu tƣ phát triển trong thời gian tới.

* Các chỉ tiêu ROA, ROE phải đạt bình quân từ 18-20%, tăng khoảng 4-5% so với các năm trƣớc đây nhằm khai thác tối đa hiệu quả sử dụng tài sản cũng nhƣ nguồn vốn tự có.

* Tăng tính linh hoạt tài chính, đa dạng hóa các nguồn vốn tài trợ, cắt giảm chi phí và tránh lãng phí, thất thoát.

* Dần minh bạch hóa thông tin tài chính, khắc phục tình trạng mất cân đối tài chính trong năm 2012, tạo tiền đề cho việc cổ phần hóa trong tƣơng lai.

Từ những mục tiêu tài chính đã đề ra, Công ty cũng đƣa ra những giải pháp quản lý dự kiến thực hiện để đạt đƣợc mục tiêu đó bằng cách tăng sản lƣợng sản xuất kinh doanh trà kết hợp với việc quản lý chi phí hiệu quả, tiến hành đổi mới công nghệ, giảm thời gian của quy trình sản xuất từ đó làm gia tăng lợi nhuận.

3.2. Sự cần thiết phải hoàn thiện phân tích tài chính tại Công ty TNHH Tâm Châu Châu

Trong xu hƣớng hội nhập kinh tế hiện nay, nhu cầu thông tin kinh tế ngày càng trở nên đa dạng và cần thiết. Kết quả hoạt động kinh doanh của mỗi doanh nghiệp không chỉ đƣợc sự quan tâm của bản thân doanh nghiệp mà còn đƣợc sự quan tâm của các cơ quan cấp trên, các đối tác liên quan đến hoạt động của doanh nghiệp nhƣ: các nhà đầu tƣ, ngân hàng, khách hàng, nhà cung cấp… Những thông tin này đƣợc coi là một yếu tố hết sức quan trọng trong việc ra quyết định của bản thân lãnh đạo doanh nghiệp, các nhà quản lý, đầu tƣ, tín dụng...

Một phần của tài liệu Hoàn thiện phân tích tài chính tại Công ty TNHH Tâm Châu (Trang 65)