Để công tác phân tích tài chính đạt đƣợc kết quả nhƣ mong muốn, Công ty TNHH Tâm Châu cần thống nhất phân tích theo các bƣớc sau:
3.3.4.1. Phân tích khái quát tình hình tài chính qua các báo cáo tài chính
* Bảng cân đối kế toán cho biết sự phát triển hay suy thoái của doanh nghiệp thông qua các biến động về tài sản và nguồn vốn.
* Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh hoặc Báo cáo thu nhập cho biết
kết quả kinh doanh chính: doanh thu, chi phí, khấu hao tài sản cố định, lãi vay cho chủ nợ, nộp ngân sách Nhà nƣớc, lãi của chủ sở hữu.
Ví dụ: Phân tích Báo cáo thu nhập năm 2011 của Công ty:
Bảng 3.2: Báo cáo thu nhập của Công ty TNHH Tâm Châu năm 2011
Đơn vị tính: Triệu đồng
TT Chỉ tiêu
Năm
2011 Phân tích
1 Doanh thu thuần 428,258
2 Trừ giá vốn không kể khấu hao
277,335
Ngƣời lao động và các chủ nguồn lực khác
* Trừ đi khấu hao
30,815
Chi phí tiền quy ƣớc 3 Tổng lợi nhuận 120,183
4 Trừ đi chi phí hoạt động 42,214
Ngƣời lao động và các chủ nguồn lực khác
5
Lợi nhuận trƣớc lãi vay và thuế
(EBIT) 77,969
6 Trừ chi phí lãi vay 32,416 Chủ nợ 7 Lợi nhuận trƣớc thuế (EBT) 45,553
8 Trừ thuế 456 Nhà nƣớc
9 Lãi ròng trƣớc cổ tức ƣu đãi 45,097
10 Trừ đi cổ tức ƣu đãi Cổ đông ƣu đãi 11 Lãi ròng của cổ đông đại chúng
12 Trừ đi cổ tức đại chúng Cổ đông đại chúng 13 Lợi nhuận giữ lại (RE) Tích lũy ròng
(Nguồn: Theo tính toán của tác giả)
Qua phân tích báo cáo thu nhập cho chúng ta cái nhìn tổng quát về các khoản thu chi từ hoạt động sản xuất kinh doanh thực chất chính là nguồn thu của các đối tƣợng nào. Báo cáo bắt đầu bằng việc báo cáo về doanh số có đƣợc từ việc bán hàng và cung cấp dịch vụ. Công ty phải gánh chịu những chi phí nhất định. Các chi phí này bao gồm chi phí hàng hóa kể cả nhân công, nguyên liệu để sản xuất sản phẩm để bán và các chi phí hoạt động khác, mà chủ yếu là khấu hao, chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp. Ngoài ra, báo cáo thu nhập còn xem xét đến chi phí tài chính, nhƣ tiền trả lãi và thuế. Lấy thu nhập hoạt động trừ các khoản chi phí tài chính này ta đƣợc lợi nhuận ròng và thu nhập giữ lại.
Với tính chất khái quát hóa, báo cáo thu nhập sau đó cung cấp một bức tranh về doanh thu, chi phí và khả năng sinh lãi của Công ty trong một kỳ nhất định.
* Báo cáo lƣu chuyển tiền tệ
Thông tin về dòng tiền ngày càng trở nên rất quan trọng đối với các đối tƣợng sử dụng thông tin trong và ngoài doanh nghiệp. Khả năng tạo lợi nhuận là vấn đề then chốt đối với sức khỏe tài chính của một doanh nghiệp nhƣng không phải là nhân tố quan trọng duy nhất. Dòng tiền chính là nhân tố then chốt đối với sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Các nhà quản lý cần phải thực hiện các biện pháp nhằm cân bằng nhu cầu tiền và khả năng cung ứng tiền của doanh nghiệp. Đồng thời việc thành lập kế hoạch tiền tệ chi phối toàn bộ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp cũng nhƣ đƣợc dự báo và xây dựng trên sự phân tích tình hình lƣu chuyển tiền tệ.
Phân tích báo cáo lƣu chuyển tiền tệ vì vậy có vai trò đặc biệt quan trọng, nhƣng báo cáo này vẫn chƣa đƣợc phân tích một cách đầy đủ. Trong thời gian tới Công ty cần lƣu ý phân tích các dòng tiền và lập kế hoạch lƣu chuyển tiền tệ.
Ví dụ: Phân tích báo cáo lƣu chuyển tiền tệ năm 2011 của Công ty TNHH Tâm Châu:
Bảng 3.3: Báo cáo lƣu chuyển tiền tệ của Công ty TNHH Tâm Châu năm 2011
Đơn vị tính: Đồng
Báo cáo lƣu chuyển tiền tệ Năm 2010 Năm 2011
I. Lƣu chuyển tiền từ hoạt động kinh
doanh 16,970,899,174 50,526,840,612
01. Doanh thu thuần 394,729,623,728 428,258,374,088 02. Chênh lệch khoản phải thu -43,691,091,967 -22,794,404,996 03. Giá vốn hàng bán -283,431,576,350 -308,150,468,417 04. Khấu hao trong kỳ 11,097,576,126 8,049,735,076 05. Chênh lệch hàng tồn kho -22,331,357,098 -4,650,502,226 06. Chênh lệch TSLĐ khác -1,640,706,997 -2,857,804,803 07. Chênh lệch phải trả ngƣời bán 7,016,323,611 -927,583,844
08. Chênh lệch ngƣời mua trả tiền trƣớc 0 0 09. Chênh lệch phải trả khác 876,805,192 -3,730,130,081 10. Chi phí bán hàng -27,296,468,212 -28,713,798,752 11. Chi phí quản lý doanh nghiệp -17,847,954,726 -13,500,739,488 12. Thuế TNDN phải nộp -510,274,133 -455,835,945
II. Lƣu chuyển tiền từ hoạt động tài
chính 40,658,760,606 62,162,492,249
01. Lợi nhuận bất thƣờng 322,423,589 0 02. Lợi nhuận từ hoạt động tài chính -17,309,073,140 -32,341,052,909 03. Chênh lệch vay ngắn hạn 55,888,092,942 96,053,009,305 04. Chênh lệch nợ dài hạn đến hạn trả 0 0 05. Chênh lệch nợ dài hạn 7,739,036,000 4,457,642,000
06. Chênh lệch nợ khác 0 0
07. Chênh lệch vốn góp -5,981,718,785 -6,007,106,147
III. Lƣu chuyển tiền từ hoạt động đầu
tƣ -55,481,606,519 -108,630,071,998
01. Chênh lệch đầu tƣ tài chính ngắn hạn 0 0 02. Chênh lệch đầu tƣ tài chính dài hạn -4,249,999,999 -15,000,000,000 03. Chênh lệch tài sản cố định (nguyên
giá) -35,854,858,749 -90,836,974,534 04. Chênh lệch XDCB DD và các khoản
khác -15,376,747,771 -2,793,097,464
IV. Lƣu chuyển tiền thuần trong kỳ 2,148,053,261 4,059,260,863
V. Tiền tồn đầu kỳ 4,139,991,461 6,288,044,722
VI. Tiền tồn cuối kỳ 6,288,044,722 10,347,305,585
(Nguồn: Báo cáo LCTT năm 2011 của Công ty TNHH Tâm Châu)
Căn cứ vào báo cáo lƣu chuyển tiền tệ của năm 2011 tại bảng 3.3 ta có thể thấy rằng khả năng tạo tiền của Công ty tốt, nguồn tiền của Công ty tƣơng đối dồi dào. Cụ thể:
- Lƣu chuyển tiền từ hoạt động kinh doanh đạt dƣơng 50.527 triệu đồng cho thấy công tác bán hàng và thu hồi nợ của Công ty tốt, từ đó trang trải các khoản chi trong năm kịp thời. Đồng thời, tiền phát sinh từ hoạt động kinh doanh dôi ra là nguồn tài trợ cho đầu tƣ tài sản cố định và các tài sản dài hạn khác.
- Lƣu chuyển tiền từ hoạt động tài chính dƣơng 62.162 triệu đồng do Công ty nhận đƣợc nguồn tài trợ nợ vay ngắn hạn từ phía các tổ chức tín dụng.
- Lƣu chuyển tiền từ hoạt động đầu tƣ âm 108.630 triệu đồng do trong năm Công ty đầu tƣ mới cho tài sản cố định và các tài sản dài hạn khác là rất lớn. Nguồn tài trợ cho hoạt động đầu tƣ một phần lấy từ nguồn tiền từ hoạt động kinh doanh, phần còn thiếu đƣợc bổ sung bằng các khoản nợ vay. Có thể thấy, hầu hết các khoản đầu tƣ phát sinh tăng của Công ty đƣợc tài trợ phần lớn bởi nợ vay.
Nhƣ vậy, báo cáo lƣu chuyển tiền tệ cho biết:
- Số dƣ tiền mặt thuần của hoạt động kinh doanh, hoạt động đầu tƣ và hoạt động tài chính.
- Khái quát về điểm mạnh và điểm yếu của từng hoạt động trên. - Số dƣ tiền mặt thuần trong kỳ của tất cả các hoạt động.
- Số dƣ tiền mặt cuối kỳ.
* Phân tích cơ cấu tài sản và nguồn vốn
Hiện nay Công ty đƣa ra 4 chỉ tiêu cơ bản thể hiện qua bảng 3.4:
Bảng 3.4: Một số chỉ tiêu phân tích tài chính cơ bản tại Công ty TNHH Tâm Châu
Chỉ tiêu ĐVT 2010 2011
Bố trí cơ cấu tài sản và cơ cấu nguồn vốn
a. Bố trí cơ cấu tài sản
- Tài sản cố định/Tổng tài sản % 63 66 - Tài sản lƣu động/Tổng tài sản % 37 34 b. Bố trí cơ cấu nguồn vốn
- Nguồn vốn sở hữu/Tổng nguồn vốn % 64 56
(Nguồn: Thuyết minh BCTC năm 2010-2011 của Công ty TNHH Tâm Châu)
Theo tác giả, các phân tích nhƣ trên hiện tại rất khó cho việc quản lý cũng nhƣ trong việc nhìn ra mối quan hệ giữa cơ cấu tài sản của doanh nghiệp và cơ cấu vốn tài trợ cho nó, các cân đối tài chính. Để có kết quả tốt cần phải có thêm một số phép tính toán. Do vậy, Công ty nên sử dụng bảng cân đối kế toán dạng kết cấu kết hợp cùng hình vẽ để có thể nhìn thấy đƣợc bằng trực quan chỉ tiêu cơ cấu tài sản và nguồn vốn, cụ thể dƣới đây là sự kết hợp cơ cấu tài sản và nguồn vốn của Công ty năm 2010, 2011 đƣợc trình bày trong bảng 3.5 và 3.6:
Bảng 3.5: Bảng cân đối kế toán dạng kết cấu cơ cấu tài sản và nguồn vốn của Công ty TNHH Tâm Châu năm 2010
TSLĐ 37% Tiền 1% NỢ NGẮN HẠN 33% Vay và nợ ngắn hạn 30% Phải thu 14% Phải trả ngƣời bán 2% Tồn kho 20% Thuế và các KPN NN 0% TSLĐ khác 1% Phải trả CNV 0% TSCĐ 63% Phải trả nội bộ 1% Phải trả phải nộp khác 0% NỢ DÀI HẠN 3% Vay và nợ dài hạn 3% NGUỒN VỐN CSH 64%
Nhìn vào bảng trên ta thấy:
Năm 2010 Công ty sử dụng 37% tài sản lƣu động và 63% tài sản cố định trong tổng tài sản. Công ty có đặc thù là một đơn vị hoạt động trong khá nhiều lĩnh vực, bao gồm: sản xuất kinh doanh trà – cà phê, siêu thị - nhà hàng… nên việc đầu tƣ vào hệ thống máy móc thiết bị - nhà xƣởng, nhà hàng, cửa hàng trƣng bày… là rất lớn; do vậy cơ cấu tài sản nhƣ trên là hợp lý. Trong cơ cấu nguồn vốn tỷ lệ các khoản nợ chỉ chiếm 36% cho thấy khả năng tự chủ về mặt tài chính của Công ty khá tốt.
Năm 2010, toàn bộ giá trị TSCĐ đƣợc tài trợ bằng nguồn vốn chủ sở hữu, TSLĐ đƣợc tài trợ bởi nợ vay. Cơ cấu tài trợ nhƣ vậy là hoàn toàn hợp lý.
Bảng 3.6: Bảng cân đối kế toán dạng kết cấu cơ cấu tài sản và nguồn vốn của Công ty TNHH Tâm Châu năm 2011
TSLĐ 34% Tiền 2% NỢ NGẮN HẠN 41% Vay và nợ ngắn hạn 39% Phải thu 15% Phải trả ngƣời bán 2% Tồn kho 16% Thuế và các KPN NN 0% TSLĐ khác 1% Phải trả CNV 0% TSCĐ 66% Phải trả nội bộ 0% Phải trả phải nộp khác 0% NỢ DÀI HẠN 3% Vay và nợ dài hạn 3% NGUỒN VỐN CSH 56%
Sang năm 2011 tỷ lệ cơ cấu tài sản lƣu động và tài sản cố định không thay đổi nhiều. Trong cơ cấu nguồn vốn tỷ lệ các khoản nợ chỉ chiếm 44% cho thấy khả năng tự chủ về mặt tài chính của Công ty khá tốt, tuy nhiên cơ cấu tài trợ nhƣ vậy là chƣa hợp lý bởi nó sẽ dẫn đến khả năng rủi ro cao. Nguyên nhân là do một phần của nguồn vốn ngắn hạn lại đƣợc sử dụng để tài trợ cho TSCĐ (7%), điều này sẽ khiến cho hoạt động của Công ty nhiều khi không ổn định do đảo nợ nhiều lần vì nguồn tiền về không kịp.
* Phân tích diễn biến nguồn vốn và sử dụng vốn
Việc sử dụng vốn của Công ty những năm gần đây có xu hƣớng giảm sút thông qua chỉ tiêu ROI năm 2011 giảm đến 3,33% so với năm 2010 làm cho chỉ tiêu về lợi nhuận giảm theo. Nhƣ vậy, có thực sự rằng Công ty đã sử dụng vốn không hợp lý và chƣa hiệu quả hay không, chúng ta tiến hành xem xét đến diễn biến nguồn vốn và sử dụng vốn của Công ty thông qua bảng 3.7 để đánh giá tình hình trên.
Bảng 3.7: Diễn biến nguồn vốn và sử dụng vốn của Công ty TNHH Tâm Châu năm 2011
ĐVT: Triệu đồng
Diễn biến nguồn
vốn Tiền % Sử dụng vốn Tiền %
Vay thêm ngắn hạn 96,053 100,74%
Tăng đầu tƣ tài
chính ngắn hạn - 0,00% Chiếm dụng vốn của nhà cung cấp (928) -0,97% Cung cấp thêm tín dụng cho khách hàng 4,000 4,20% Chiếm dụng vốn ứng trƣớc của khách hàng - 0,00% Tăng dự trữ hàng tồn kho 4,651 4,88% Vay thêm các đối
tƣợng khác (3,730) -3,91%
Tăng dự trữ
TSLĐ khác 19,108 20,04%
Vay thêm dài hạn 4,457 4,67%
Đầu tƣ thêm TSCĐ hữu hình
và thuê tài chính 60,084 63,02% Tăng lợi ích của cổ
đông thiểu số - 0,00%
Tăng đầu tƣ
XDCB (335) -0,35% Vay thêm dài hạn
các đối tƣợng khác - 0,00%
Tăng đầu tƣ dài
hạn khác 3,128 3,28% Tổng vốn góp 45,580 47,81% Giảm lợi nhuận 4,707 4,94% Tăng các quỹ khác (1,783) -1,87%
Giảm dự trữ vốn
bằng tiền (4,059) -4,26% Giảm ứng trƣớc
Trích thêm khấu
hao (22,703) -23,81% Thu hồi đầu tƣ dài
hạn (15,000) -15,73%
Tổng 95,343 95,343
(Nguồn: Theo tính toán của tác giả)
Bảng 3.7 cho biết trong năm 2011, tổng số vốn Công ty đã huy động đƣợc là 95.343 triệu đồng. Trong đó chủ yếu là vay thêm ngắn hạn và tăng nguồn vốn góp. Số tiền này chủ yếu đầu tƣ vào tài sản cố định và dự trữ tài sản lƣu động khác. Đồng thời Công ty cũng thực hiện tăng các khoản vốn cho khách hàng chiếm dụng và tăng dự trữ hàng tồn kho để đáp ứng quy mô kinh doanh mở rộng.
Qua đó cho thấy việc huy động vốn trong năm của Công ty chủ yếu để đầu tƣ dài hạn. Tổng đầu tƣ dài hạn tăng thêm ta có thể tính toán đƣợc là 62.877 triệu đồng, trong khi đó, nguồn vốn huy động dài hạn tăng thêm là 50.037 triệu đồng. Nhƣ vậy, số thiếu hụt nguồn dài hạn để tài trợ cho tài sản dài hạn tăng thêm sẽ lấy từ nguồn ngắn hạn. Việc sử dụng vốn nhƣ vậy là chƣa hợp lý, do đó, việc cân đối nguồn vay ngắn hạn và dài hạn cần đƣợc chú ý bởi nếu tình trạng này kéo dài, khi tài sản dài hạn chƣa kịp thu hồi vốn nhƣng các khoản phải trả đã đến hạn thanh toán thì Công ty dễ rơi vào tình trạng giảm khả năng thanh toán.
Hơn thế nữa, việc Công ty chiếm dụng vốn số lƣợng không đáng kể nhƣng lại để xảy ra tình trạng bị chiếm dụng vốn nhiều (gấp gần 10 lần), nhƣ vậy, yêu cầu công tác thu hồi công nợ cần thực hiện triệt để hơn.
Nhƣ vậy, qua việc phân tích diễn biến nguồn vốn và sử dụng vốn, đã cho ta thấy một cái nhìn tổng hợp sự thay đổi nguồn vốn (trả lời câu hỏi lấy tiền từ đâu) và sử dụng vốn (trả lời câu hỏi làm việc gì) trong 1 kỳ kế toán.
3.3.4.2. Phân tích hiệu quả tài chính
* Phân tích khả năng sinh lời
Hiện Công ty đã tính toán phần lớn các chỉ tiêu sinh lời, bao gồm: Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên doanh thu; Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên tổng tài sản; Tỷ
suất lợi nhuận sau thuế trên nguồn vốn chủ sở hữu. Căn cứ vào số liệu Bảng cân đối kế toán (phần Phụ lục bổ sung) và Báo cáo thu nhập (hoặc báo cáo kết quả kinh doanh đã đƣợc hoàn thiện lại), tiến hành phân tích khả năng sinh lời của Công ty năm 2011 qua bảng 3.8:
Bảng 3.8: Các chỉ tiêu phân tích khả năng sinh lời của Công ty TNHH Tâm Châu năm 2011
TT Chỉ tiêu khả năng sinh lời Năm 2011 Phân tích
1 ROS (Lãi ròng/Doanh thu) 10,53% Quan tâm của CSH 2 BEP (EBIT/TTS) 14,36% Quan tâm của NN 3 ROA (Lãi ròng/TTS) 8,3% Quan tâm của chủ nợ 4 ROE (Lãi ròng/Vốn chủ sở hữu) 13,96% Quan trọng nhất với CSH
(Nguồn: Theo tính toán của tác giả)
Qua bảng trên cho thấy Công ty đang hoạt động có hiệu quả, đặt biệt chỉ số tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu ROE đạt ở mức cao: 100 đồng vốn chủ sở hữu đầu tƣ vào đã góp phần tạo ra 13,96 đồng lãi cho chủ sở hữu, chỉ số sức sinh lợi cơ sở BEP cho thấy mức độ đóp góp của Công ty đối với toàn xã hội cũng đang đạt kết quả cao, chỉ số tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản ROA, tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu ROS nhƣ trên là chấp nhận đƣợc. Nhƣ vậy, bổ sung thêm chỉ tiêu BEP sẽ cho chúng ta cái nhìn toàn diện về hiệu quả tài chính của Công ty.
* Phân tích khả năng quản lý tài sản
Công ty đang thiếu phần lớn nhóm chỉ tiêu này (chỉ mới phân tích đƣợc một chỉ tiêu là vòng quay hàng tồn kho), vì vậy Công ty chƣa đánh giá đƣợc khả năng quản lý tài sản hiện tại có đạt kết quả tốt hay không, nên chƣa có biện pháp hợp lý để nâng cao khả năng quản lý tài sản của mình.