Nội dung phân tích tài chính tại Công ty

Một phần của tài liệu Hoàn thiện phân tích tài chính tại Công ty TNHH Tâm Châu (Trang 54)

Công ty TNHH Tâm Châu đƣợc thành lập năm 1999 dƣới mô hình Công ty trách nhiệm hữu hạn, mặc dù vậy hoạt động kinh doanh của Công ty vẫn còn mang tính gia đình cao, vì vậy hoạt động quản lý nói chung và quản lý tài chính nói riêng chƣa đƣợc chú trọng đúng mức nên công tác phân tích tài chính cũng chƣa đƣợc đề cao. Từ năm 2009 đến năm 2011, hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty mang lại hiệu quả, tuy nhiên các chỉ số về hiệu quả sinh lời ROS, ROA, ROE lại có xu hƣớng giảm qua các năm. Nhận thức đƣợc vấn đề này nên hiện nay công tác phân tích tài chính đã đƣợc Công ty chú trọng và thực hiện một cách thƣờng xuyên hơn. Kết quả phân tích đƣợc sử dụng làm cơ sở cho công ty trong việc đƣa ra các quyết định nhằm sử dụng có hiệu quả nhất các nguồn lực hiện có.

Báo cáo phân tích đƣợc sử dụng là báo cáo sau khi đã tổng hợp báo cáo của các bộ phận sản xuất kinh doanh. Báo cáo tài chính của Công ty đƣợc lập theo năm nên công tác phân tích cũng đƣợc thực hiện một năm một lần.

Dựa trên các căn cứ phục vụ cho việc phân tích Công ty tiến hành phân tích khái quát tình hình tài chính qua các báo cáo tài chính, các chỉ tiêu chủ yếu về cơ cấu tài sản và nguồn vốn, khả năng thanh toán, khả năng quản lý tài sản, khả năng sinh lời đƣợc trình bày ở phần cuối bảng Thuyết minh báo cáo tài chính. Cụ thể nhƣ sau:

2.2.3.1. Nội dung phân tích tài chính tại Công ty năm 2009

Năm 2009, Công ty chỉ tiến hành tính toán các chỉ tiêu chủ yếu và đƣa vào bảng trong Thuyết minh báo cáo tài chính mà không đƣa ra những nhận xét, đánh giá, rút kinh nghiệm và không có kiến nghị.

Kết quả phân tích tài chính năm 2009 của Công ty TNHH Tâm Châu đƣợc tổng hợp trong Bảng 2.3:

Bảng 2.3: Một số chỉ tiêu đánh giá khái quát tình hình hoạt động của Công ty TNHH Tâm Châu năm 2009

Chỉ tiêu ĐVT 2009

1. Bố trí cơ cấu tài sản và cơ cấu nguồn vốn

1.1. Bố trí cơ cấu tài sản

- Tài sản cố định/Tổng tài sản % 71 - Tài sản lƣu động/Tổng tài sản % 29 1.2. Bố trí cơ cấu nguồn vốn

- Nợ phải trả/Tổng nguồn vốn % 28 - Nguồn vốn sở hữu/Tổng nguồn vốn % 72

2. Khả năng thanh toán

- Khả năng thanh toán hiện thời Lần 1,13 - Khả năng thanh toán nhanh Lần 0,34

3. Khả năng sinh lợi

- Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên doanh thu (ROS) % 14,82 - Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên tổng tài sản (ROA) % 10,28 - Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên nguồn vốn CSH (ROE) % 14,24

2.2.3.2. Nội dung phân tích tài chính tại Công ty năm 2010

* Phân tích khái quát tình hình tài chính năm 2010 so với năm 2009

Năm 2010, tổng tài sản tăng 31,6% tƣơng ứng tăng 114.195 triệu đồng so với năm 2009. Tƣơng ứng với sự gia tăng của tổng tài sản doanh thu năm 2010 tăng đến 57,5% so với năm 2009. Lợi nhuận ròng từ hoạt động sản xuất kinh doanh tăng gần 31% tƣơng ứng tăng 11,5 tỷ đồng. Căn cứ vào Bảng phân tích của Bảng cân đối kế toán và Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh có thể thấy sự biến động của tổng tài sản là do các nguyên nhân sau:

- Tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn tăng từ 103,9 tỷ đồng của năm 2009 lên thành 173,7 tỷ đồng của năm 2010 (tăng 69,8 tỷ đồng tƣơng ứng với 67,2%). Sự biến động của khoản mục này chủ yếu là do:

+ Khoản phải thu khách hàng tăng 12 tỷ đồng tƣơng ứng với tốc độ tăng là 78,62%. Đây phần lớn là khoản phải thu từ hoạt động kinh doanh trà – cà phê, bao gồm cả đối tác trong và ngoài nƣớc. Giá trị khoản phải thu tăng tƣơng ứng với việc mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh và thị trƣờng tiêu thụ của Công ty.

+ Khoản phải thu khác năm 2010 đạt giá trị khá cao, đến 31,3 tỷ đồng, tăng gần 4,5 lần so với năm 2009 tƣơng ứng với giá trị tăng là 25,6 tỷ đồng. Đây chủ yếu là các khoản phải thu nội bộ.

+ Hàng tồn kho năm 2010 đạt 95.061 triệu đồng, tăng 22.331 triệu đồng so với năm 2009 tƣơng ứng với tỷ lệ tăng 30,7%. Giá trị hàng tồn kho bao gồm nguyên vật liệu phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh trà – cà phê, nguyên vật liệu nhà hàng, công cụ dụng cụ, chi phí sản xuất kinh doanh dở dang, thành phẩm trà các loại, hàng hóa nhà hàng và siêu thị… Việc dự trữ hàng tồn kho với giá trị lớn nhằm đáp ứng cho quy mô kinh doanh ngày càng mở rộng của Công ty.

- Tài sản cố định và đầu tư dài hạn năm 2010 tăng 44.384 triệu đồng tƣơng ứng tăng 17,24% so với năm 2009, trong đó chủ yếu là sự tăng lên của khoản mục tài sản cố định hữu hình (16%) và đầu tƣ xây dựng cơ bản dở dang (78,16%).

Nhìn chung, năm 2010 quy mô kinh doanh của Công ty đƣợc mở rộng, hoạt động kinh doanh mang lại hiệu quả, có sự tăng trƣởng đáng khích lệ.

* Tính toán một số chỉ tiêu phân tích

Bảng 2.4: Một số chỉ tiêu đánh giá khái quát tình hình hoạt động của Công ty TNHH Tâm Châu năm 2010

Chỉ tiêu ĐVT 2009 2010

1. Bố trí cơ cấu tài sản và cơ cấu nguồn vốn

1.1. Bố trí cơ cấu tài sản

- Tài sản cố định/Tổng tài sản % 71 63 - Tài sản lƣu động/Tổng tài sản % 29 37 1.2. Bố trí cơ cấu nguồn vốn

- Nợ phải trả/Tổng nguồn vốn % 28 36 - Nguồn vốn sở hữu/Tổng nguồn vốn % 72 64

2. Khả năng thanh toán

- Khả năng thanh toán hiện thời Lần 1,13 1,12 - Khả năng thanh toán nhanh Lần 0,34 0,51

3. Khả năng quản lý tài sản

- Số vòng quay hàng tồn kho Lần 2,41 3,38

4. Khả năng sinh lợi

- Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên doanh thu (ROS) % 14,82 12,33 - Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên tổng tài sản (ROA) % 10,28 10,23 - Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên nguồn vốn CSH

(ROE) % 14,24 16,03

(Nguồn: Thuyết minh BCTC năm 2010 của Công ty TNHH Tâm Châu)

- Phân tích cơ cấu tài sản và nguồn vốn

Nhìn vào bảng trên cho thấy năm 2010 Công ty sử dụng 37% tài sản lƣu động và 63% tài sản cố định trong tổng tài sản. Với đặc thù các lĩnh vực Công ty đang hoạt động kinh doanh thì cơ cấu tài sản nhƣ trên là hợp lý.

Về cơ cấu nguồn vốn, nợ phải trả chiếm 36% và nguồn vốn chủ sở hữu chiếm 64% trên tổng nguồn vốn. Nhƣ vậy, tỷ lệ vốn chủ sở hữu trong tổng nguồn vốn là khá cao, cơ cấu nguồn vốn của Công ty phân bổ hoàn toàn phù hợp với cơ cấu tài sản. Các nguồn vốn này tài trợ tốt cho các khoản mục tài sản phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh.

- Phân tích nhóm chỉ tiêu phản ánh khả năng thanh toán

+ Khả năng thanh toán hiện thời: Năm 2010 chỉ số này đạt 1,12 lần, thay đổi không đáng kể so với năm 2009, chỉ số này lớn hơn 1 cho thấy khả năng thanh toán nợ ngắn hạn của Công ty đƣợc đảm bảo.

+ Khả năng thanh toán nhanh: Năm 2010 chỉ số này đạt 0,51 lần,

tăng 0,17 lần so với năm 2009, cho thấy chỉ số này có sự chuyển biến tích cực. Qua các chỉ số trên cho thấy tình hình tài chính của Công ty tƣơng đối ổn định, tuy nhiên các chỉ số trên cũng đồng thời cho thấy khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn của Công ty còn tƣơng đối thấp. Nguyên nhân là do trong giá trị TSLĐ khoản mục hàng tồn kho chiếm tỷ trọng khá cao đến 54,7% (trong đó giá trị thành phẩm và hàng hóa tồn kho chiếm 44% tổng giá trị hàng tồn kho). Nếu nhƣ Công ty không xây dựng đƣợc kế hoạch dự trữ hàng tồn kho hợp lý, không có các chính sách bán hàng cạnh tranh thì việc tiêu thụ hàng tồn kho với giá trị lớn nhƣ trên không phải là điều dễ dàng.

- Phân tích nhóm chỉ tiêu phản ánh khả năng quản lý tài sản

Công ty chỉ đƣa ra một chỉ tiêu duy nhất là số vòng quay hàng tồn kho. Năm 2009 chỉ tiêu này đạt 2,41 vòng, sang năm 2010 chỉ tiêu này đạt 3,38 vòng tƣơng ứng với 107 ngày. Thời gian dự trữ hàng tồn kho bình quân từ 03 – 04 tháng là hoàn toàn phù hợp với tình hình và quy mô hoạt động kinh doanh của Công ty.

- Phân tích nhóm chỉ tiêu phản ánh khả năng sinh lợi

+ Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên doanh thu thuần (ROS): Năm

2009 đạt 14,82%, năm 2010 giảm xuống còn 12,33%. Nguyên nhân là do trong năm này tốc độ tăng trƣởng của doanh thu thấp hơn so với tốc độ tăng trƣởng của các khoản chi phí mà đặc biệt là chi phí lãi vay (tăng gần 72% so với năm 2009).

+ Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên tổng tài sản (ROA): Năm 2009 đạt 10,28%, sang năm 2010 đạt 10,23%. Nhƣ vậy, tỷ số này không có biến động lớn so với năm 2009, cho thấy Công ty sử dụng có hiệu quả tài sản của mình.

+ Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên nguồn vốn chủ sở hữu (ROE):

Năm 2009 đạt 14,24%, sang năm 2010 đạt 16,03%, tăng 1,79% so với năm 2009, tuy tỷ lệ tăng chƣa cao nhƣng thể hiện Công ty đã sử dụng có hiệu quả hơn nguồn vốn chủ sở hữu.

2.2.3.3. Nội dung phân tích tài chính tại Công ty năm 2011

Năm 2011 Công ty vẫn tiến hành phân tích tài chính với nội dung tƣơng tự năm 2010 nhƣng đi vào phân tích sâu hơn:

* Phân tích khái quát tình hình tài chính của Công ty năm 2011 so với năm 2010

Năm 2011, tổng tài sản tăng 28,37% tƣơng ứng tăng 134.942 triệu đồng so với năm 2010. Tuy nhiên, doanh thu trong năm này chỉ tăng 8,5% so với 2010. Lợi nhuận ròng từ hoạt động sản xuất kinh doanh lại giảm 7,32% tƣơng ứng giảm 3.560 triệu đồng. Căn cứ vào Bảng phân tích của Bảng cân đối kế toán và Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh có thể thấy sự biến động của tổng tài sản là do các nguyên nhân sau:

- Tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn tăng từ 173,7 tỷ đồng của năm 2010 lên thành 208.074 tỷ đồng của năm 2011 (tăng 34,36 tỷ đồng tƣơng ứng với 19,78%). Sự biến động của khoản mục này chủ yếu là do:

+ Khoản phải thu khách hàng tăng 4 tỷ đồng tƣơng ứng với tốc độ tăng là 14,66%, tốc độ tăng này có giảm hơn so với tốc độ tăng năm 2010 nhƣng giá trị khoản phải thu vẫn chiếm đến 44% trong giá trị TSLĐ. Qua đây cho thấy việc quản lý các khoản phải thu của Công ty chƣa đƣợc hiệu quả. Nguyên nhân một phần là do yếu tố khách quan của môi trƣờng và điều kiện kinh doanh, cụ thể là vẫn với phƣơng thức và chính sách bán hàng nhƣ các năm trƣớc đây nhƣng do tình hình kinh tế khó khăn dẫn đến sức tiêu thụ kém đã làm ảnh hƣởng đến việc thu hồi công nợ của Công ty. Vì vậy, Công ty cần có những kế hoạch thật cụ thể về thu hồi công nợ, đánh giá lại khả năng tài chính của các bạn hàng, xây dựng và chọn lọc lại hệ

khách hàng để tránh tình trạng bị chiếm dụng vốn quá nhiều và quá lâu sẽ làm ảnh hƣởng đến hiệu quả hoạt động của Công ty.

+ Khoản phải thu khác năm 2011 tiếp tục tăng so với năm 2010 với tỷ lệ tăng 50,64% tƣơng ứng với giá trị 15.879 triệu đồng. Phần lớn giá trị khoản phải thu khác là thu từ các đơn vị nội bộ và thu tạm ứng mua nguyên vật liệu sản xuất cho các nhà máy. Giá trị khoản mục phải thu khác chiếm tỷ trọng khá cao trong trong giá trị khoản phải thu – khoảng 52%. Vì vậy, Công ty cần phải tăng cƣờng và có những biện pháp quản lý chặt chẽ hơn các khoản phải thu này để có thể đẩy nhanh vòng quay vốn phục vụ cho hoạt động kinh doanh.

+ Hàng tồn kho năm 2011 đạt 99.711 triệu đồng, tăng 4.650 triệu đồng so với năm 2010 tƣơng ứng với tỷ lệ tăng 5%. Với tình hình kinh tế còn nhiều khó khăn làm cho nhu cầu tiêu thụ hàng hóa giảm mạnh nên việc dự trữ hàng tồn kho với giá trị nhƣ trên trong năm 2011 của Công ty là hoàn toàn hợp lý.

- Tài sản cố định và đầu tư dài hạn năm 2011 tăng rất cao, đến 100.580 triệu đồng tƣơng ứng tăng 33,32% so với năm 2010. Trong đó chủ yếu là sự tăng lên của khoản mục tài sản cố định hữu hình (41%), tài sản cố định vô hình (37,88%) và đầu tƣ tài chính dài hạn vào dự án Hậu Giang (25%).

Nhìn chung, năm 2011 quy mô kinh doanh của Công ty tiếp tục tăng trƣởng, tuy nhiên hiệu quả hoạt động kinh doanh mang lại chƣa tƣơng xứng với đồng vốn đầu tƣ.

* Tính toán một số chỉ tiêu phân tích

Bảng 2.5: Một số chỉ tiêu đánh giá khái quát tình hình hoạt động của Công ty TNHH Tâm Châu năm 2011

Chỉ tiêu ĐVT 2010 2011

1. Bố trí cơ cấu tài sản và cơ cấu nguồn vốn

1.1. Bố trí cơ cấu tài sản

- Tài sản cố định/Tổng tài sản % 63 66 - Tài sản lƣu động/Tổng tài sản % 37 34 1.2. Bố trí cơ cấu nguồn vốn

- Nợ phải trả/Tổng nguồn vốn % 36 44 - Nguồn vốn sở hữu/Tổng nguồn vốn % 64 56

2. Khả năng thanh toán

- Khả năng thanh toán hiện thời Lần 1,12 0,84 - Khả năng thanh toán nhanh Lần 0,51 0,44

3. Khả năng quản lý tài sản

- Số vòng quay hàng tồn kho Lần 3,38 3,16

4. Khả năng sinh lợi

- Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên doanh thu (ROS) % 12,33 10,53 - Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên tổng tài sản

(ROA) % 10,23 7,39

- Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên nguồn vốn CSH

(ROE) % 16,03 13,16

(Nguồn: Thuyết minh BCTC năm 2011 của Công ty TNHH Tâm Châu)

- Phân tích cơ cấu tài sản và nguồn vốn

Nhìn vào bảng trên cho thấy năm 2011 Công ty sử dụng 34% tài sản lƣu động và 66% tài sản cố định trong tổng tài sản. Cơ cấu tài sản của Công ty khá ổn định qua các năm và phù hợp với các lĩnh vực hoạt động chính của Công ty.

Về cơ cấu nguồn vốn: Nợ phải trả chiếm 44% và nguồn vốn chủ sở hữu chiếm 56% trên tổng nguồn vốn. Nhƣ vậy, có thể thấy cơ cấu vốn luôn nằm trong khoảng an toàn. Hệ số nợ của Công ty qua các năm đều nằm ở mức thấp, nhỏ hơn 50% cho thấy khả năng tự chủ về mặt tài chính của Công ty là rất tốt.

- Phân tích nhóm chỉ tiêu phản ánh khả năng thanh toán

+ Khả năng thanh toán hiện thời: Năm 2011 chỉ số này đạt 0,84 lần, giảm 0,28 lần so với năm 2010, chỉ số này nhỏ hơn 1 cho thấy Công ty chƣa đáp ứng đƣợc khả năng thanh toán nợ ngắn hạn. Sự sụt giảm của chỉ tiêu này là dấu hiệu báo trƣớc những khó khăn tiềm ẩn về mặt tài chính mà Công ty có thể gặp phải trong việc thanh toán nợ vay. Nguyên nhân dẫn đến điều này là do trong năm 2011 tỷ lệ nợ ngắn hạn của Công ty tăng rất cao đến 58,8% so với năm 2010 nhƣng tỷ lệ tăng TSLĐ lại không tƣơng ứng, chỉ tăng 19,78% so với năm 2010. Chính điều này dẫn đến mất cân đối trong cơ cấu nguồn vốn – sử dụng vốn, từ đó làm ảnh hƣởng đến khả năng thanh toán nợ vay của Công ty.

+ Khả năng thanh toán nhanh: Năm 2011 chỉ số này đạt 0,44 lần,

giảm 0,07 lần so với năm 2010, mặc dù chỉ là sự biến động nhẹ nhƣng cũng cho thấy khả năng thanh toán nhanh của Công ty bị ảnh hƣởng. Phần lớn tài sản lƣu động sử dụng để tính toán hệ số này là các khoản phải thu nên Công ty cần có sự

Một phần của tài liệu Hoàn thiện phân tích tài chính tại Công ty TNHH Tâm Châu (Trang 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)