II I CÁC PHƯƠNG PHÁP CHẾ BIẾN MÓNĂN TRONG KHÁCH SẠN
1. Nhận xét ,đánh giá về tình hình kinh doanh của nhà hàng 1: Nhận xét
Tuy đã nhận được những thành công nhất định trong kinh doanh nhưng nhà hàng Năn Sánh 07 còn rất khó khăn và thử thách trước mắt.vì vậy tất cả các cán bộ nhân viên trong nhà hàng đã không ngừng cố gắng để hoàn thiện nhà hàng của mình ,trong những ngày tháng qua nhà hàng đã có những bước tiến triển mới nhất định,từ 1 cơ sở chế biến nghèo nàn ,thô sơ ,giờ đây đã trở thành một nhà hàng có tiếng tăm và ngày càng phát triển hơn nữa. trong thời buổi kinh tế thị trường hiện nay thì bất kể ngành nghề nào trong xã hội đều có sự cạnh tranh nhất định. Từ đó bắt buộc doanh nghiệp phải có những chiến lược cạnh tranh hợp lý để phát triển vì thế mà nhà hàng đã không ngừng nâng cấp cơ sở vật chất , kỹ thuật trong hệ thống nhà bếp.
1.2: Nhận thức của bản thân sau quá trình thực tập
Trước khi đi thực tập, tuy đã học được nhiều kiến thức từ những buổi thực hành chế biến trong phòng thực hành của nhà trường nhưng kiến thức thực tế của em vẫn còn hạn hẹp. Nhưng sau khi được nhà trường tạo điều kiện cho chúng em đi tiếp xúc thực tế thì vốn hiểu biết của em ngày càng mở rộng. Sau thời gian thực tập này, em rút ra được nhiều kinh nghiệm về công tác quản lý cũng như kỹ thuật chế biến món ăn. Người đầu bếp không chỉ tạo ra những món ăn ngon mà còn là người tạo ra nghệ thuật. Người ta thường nói nấu ăn là một nghệ thuật do đó để chế biến ra một sản phẩm ăn uống người đầu bếp cần phải sử dụng bàn tay khéo léo của mình để chọn nguyên liệu, nêm nếm gia vị cũng như trình bày món ăn, đồ uống đó. Nghệ thuật còn là cách xử lý các tình huống thường mắc phải trong nhà bếp như khiếu nại của khách hàng hay các sự cố (tai nạn nghề nghiệp hay những xích mích nhỏ trong nội bộ...). Sau thời gian được đi tiếp xúc thực tế, bản thân em nhận ra rằng học luôn đi đôi với hành, vì ở trong trường chúng em được học hành trên sách vở là chính nên kinh nghiệm thực tiễn còn hạn hẹp. Sau gần ba tháng thực tập tại nhà hàng em đã học được rất nhiều món ăn mới cũng như học được một phần nào đó trong công tác quản lý nhà hàng. Em đã nhận ra rằng, giao tiếp là một phần quan trọng và không thể thiếu trong công tác quản trị này, cùng với đó nhà quản trị cần phải là một người đầu bếp thực thụ, một người đầu bếp yêu nghề, có tâm huyết với nghề của mình.